Ngủ bao nhiêu tiếng là đủ giấc? Ngủ đủ nhưng vẫn buồn ngủ, mệt mỏi có sao không?

Nếu bạn đang băn khoăn với những câu hỏi như không biết mỗi ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng là đủ giấc, làm thế nào để ngủ sâu, nên ngủ trưa bao lâu, tại sao ngủ đủ 8 tiếng mà vẫn mệt mỏi, buồn ngủ... thì đừng bỏ qua lời giải đáp trong bài viết này của META.vn nhé!

Giấc ngủ là thời gian để mỗi người nghỉ ngơi, hồi phục sau một ngày dài học tập và làm việc. Ngủ đủ giấc, có một giấc ngủ sâu và ngon sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, khỏe mạnh và sẵn sàng hơn cho một ngày mới. Thường thì mọi người hay có quan niệm ngủ 8 tiếng một ngày là đủ. Vậy thực chất điều này có đúng hay không? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để không còn phải băn khoăn về thắc mắc này cũng như tìm được lời giải đáp cho một loạt các câu hỏi như mỗi ngày nên ngủ bao lâu, làm thế nào để ngủ sâu, mẹo nào giúp ngủ ngon, tại sao ngủ nhiều mà vẫn mệt mỏi, hay ngáp... nhé!

Giấc ngủ là thời gian để bạn nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc, học tập.

Giấc ngủ là thời gian để bạn nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc, học tập.

Một ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ giấc?

Tại sao phải ngủ đủ giấc? Ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít, đêm thức khuya có hại gì cho sức khỏe?

Giấc ngủ là một quá trình sinh lý vô cùng quan trọng với cơ thể mỗi người. Giấc ngủ không chỉ đem lại khoảng thời gian cho bạn nghỉ ngơi mà còn là lúc cơ thể tiết ra nhiều hormone quan trọng cho quá trình chuyển hóa và tích lũy năng lượng, là lúc não bộ hệ thống lại thông tin tiếp nhận được mỗi ngày để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần tỉnh táo và khả năng ghi nhớ thông tin hiệu quả, giúp việc học tập, làm việc, sinh hoạt trở nên dễ dàng hơn.

Nếu mỗi ngày bạn ngủ quá ít, thường xuyên thức khuya, cơ thể bạn sẽ rơi vào tình trạng thiếu ngủ, dẫn đến những tác hại rất lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần như:
  • Gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng, gây mệt mỏi kéo dài và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh đái tháo đường, các bệnh về mắt (như bị suy giảm thị lực, bị ảo giác...), các bệnh về đường ruột...
  • Gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, giảm khả năng ghi nhớ, xử lý thông tin và tiếp nhận kiến thức mới, giảm khả năng sáng tạo, dễ mất tập trung, giảm tốc độ và sự chính xác trong phản ứng, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập và công việc, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
  • Làm giảm lượng hormone sinh dục, giảm ham muốn tình dục, rối loạn chức năng sinh dục, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.
  • Có thể gây ra các rối loạn tâm lý, các vấn đề về thần kinh như căng thẳng, stress, dễ tức giận, trầm cảm, thậm chí là dẫn đến bệnh Alzheimer hay hội chứng tâm thần phân liệt.
Ngủ ít đã có rất nhiều tác động xấu tới cơ thể, nhưng ngủ nhiều quá cũng làm ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học, làm rối loạn giấc ngủ, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm không kém gì so với thiếu ngủ, có thể kể đến như:
  • Dễ bị thừa cân, béo phì do chất béo tích tụ trong cơ thể; thường xuyên bị đau nửa đầu, đau đầu, đau lưng, căng cứng cơ; dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí tăng nguy cơ tử vong sớm.
  • Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ vào ban ngày; thường xuyên bị thức giấc giữa chừng, ngủ không ngon, không sâu giấc.
  • Làm suy giảm khả năng ghi nhớ, tập trung, khả năng nhận thức của não bộ, gây giảm hiệu quả học tập, làm việc, dễ gặp tai nạn, thậm chí có thể dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe tâm thần như gây trầm cảm.
  • Làm rối loạn việc tiết hormone sinh dục, ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản.
Chính vì vậy, việc ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng dù bạn là nam hay nữ, già hay trẻ, còn đi học hay đã đi làm... Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo, hạn chế buồn ngủ, mệt mỏi để:
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ, xử lý thông tin, thu nạp kiến thức mới, đảm bảo học tập, làm việc năng suất, hiệu quả.
  • Luôn giữ được sự tập trung để lái xe, tham gia giao thông an toàn.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, giảm căng thẳng, stress, lo âu hay các vấn đề khác về tâm lý do thiếu ngủ gây ra.
  • Đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh, giữ cân nặng ổn định, kéo dài tuổi thọ.

Ngủ ngon, ngủ sâu đủ giấc giúp bạn tỉnh táo, sảng khoái khi thức dậy.

Ngủ ngon, ngủ sâu đủ giấc giúp bạn tỉnh táo, sảng khoái khi thức dậy.

Một ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Ngày ngủ 6 tiếng có đủ không?

Vậy nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ giấc? Có bắt buộc phải ngủ 8 tiếng không? Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có sao không? Trẻ em, trẻ ở tuổi dậy thì phải ngủ nhiều hay ngủ ít mới tốt?

Thực tế, với mỗi độ tuổi, do khác nhau về hoạt động trao đổi chất và nhu cầu năng lượng mà thời lượng cho giấc ngủ cũng sẽ có những khác biệt đáng kể. Ví dụ, trẻ đang trong giai đoạn phát triển thì sẽ cần ngủ nhiều để cơ thể tiết ra tối đa lượng hormone tăng trưởng, trong khi người già, người cao tuổi lại thường sẽ ngủ ít hơn.

Sau đây là bảng khuyến cáo thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày cho từng độ tuổi để bạn tham khảo:

Độ tuổi

Thời gian ngủ khuyến cáo

Trẻ sơ sinh 0 - 3 tháng tuổi

14 - 17 tiếng/ngày

Trẻ 4 - 11 tháng tuổi

12 - 15 tiếng/ngày

Trẻ 1 - 2 tuổi

11 - 14 tiếng/ngày

Trẻ 3 - 5 tuổi

10 - 13 tiếng/ngày

Thiếu nhi 6 - 13 tuổi

9 - 11 tiếng/ngày

Thiếu niên 14 - 17 tuổi

8 - 10 tiếng/ngày

Thanh niên 18 - 25 tuổi

7 - 9 tiếng/ngày

Người trưởng thành 24 - 65 tuổi

7 - 9 tiếng/ngày

Người già trên 65 tuổi

7 - 8 tiếng/ngày

Với thanh thiếu niên, người trưởng thành, thời gian ngủ trung bình khoảng 8 - 9 tiếng mỗi ngày sẽ đảm bảo đủ giấc. Tuy nhiên, ngoài thời lượng giấc ngủ thì chất lượng giấc ngủ (việc bạn có ngủ ngon, thẳng giấc, ngủ sâu hay không) cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để xác định bạn ngủ đã đủ giấc hay chưa. Ngủ đủ 8 tiếng, 9 tiếng nhưng không sâu giấc, khi thức dậy vẫn mệt mỏi thì bạn vẫn sẽ ở trong tình trạng thiếu ngủ, còn chỉ ngủ 6 tiếng nhưng sâu giấc, khi thức dậy thấy tỉnh táo, sảng khoái thì bạn đã ngủ đủ, ngủ ngon giấc rồi.

Trẻ em sẽ cần ngủ nhiều hơn thanh niên, người lớn.

Trẻ em sẽ cần ngủ nhiều hơn thanh niên, người lớn.

Làm sao để ngủ đủ giấc đúng cách?

Ngủ đúng cách sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon, sâu, đủ giấc, đảm bảo một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh nhất. Vậy ngủ đủ giấc thế nào cho đúng, hãy cùng tìm hiểu ngay qua những thông tin sau đây nhé!

Ngủ vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Đảm bảo đi ngủ vào đúng những thời gian ngủ lý tưởng trong ngày sẽ giúp phát huy tốt nhất những lợi ích của giấc ngủ với cơ thể. Trong một ngày, mỗi người thường sẽ dành ra hai khoảng thời gian để ngủ là giấc ngủ vào buổi trưa và giấc ngủ vào buổi tối.

Giấc ngủ trưa thường là giấc ngủ ngắn, diễn ra vào khoảng 12:00 - 14:00. Đây là thời gian giải lao, nghỉ ngơi giữa thời gian học tập, làm việc buổi sáng và buổi chiều nhằm giúp bạn giảm mệt mỏi, tăng sự tỉnh táo, cải thiện khả năng ghi nhớ và phản ứng của não bộ. Giấc ngủ trưa bao nhiêu là đủ? Giấc ngủ trưa tốt nhất chỉ nên kéo dài khoảng 10 - 20 phút vì nếu bạn ngủ càng lâu, cơ thể bạn sẽ càng dễ đi vào trạng thái ngủ say và có thể mơ như những giấc ngủ buổi tối, khiến bạn cảm thấy bị uể oải và mệt mỏi khi thức dậy, làm giảm hiệu suất làm việc, học tập của buổi chiều. Ngoài ra, mặc dù chỉ là giấc ngủ ngắn, nhưng để đảm bảo chất lượng của giấc ngủ trưa thì nơi ngủ trưa cũng cần yên tĩnh, thoải mái, không quá sáng, có nhiệt độ dễ chịu bạn nhé.

>> Xem thêm: Ngủ trưa có tốt không? Nên ngủ trưa bao lâu để tốt cho sức khỏe?

Có một giấc ngủ trưa hợp lý giúp bạn tiếp tục học tập, làm việc buổi chiều hiệu quả hơn.

Có một giấc ngủ trưa hợp lý giúp bạn tiếp tục học tập, làm việc buổi chiều hiệu quả hơn.

>> Tham khảo một số túi ngủ cho dân văn phòng:

Với giấc ngủ đêm, bạn có thể ngủ “dài hơi” hơn giấc ngủ trưa. Vậy đêm ngủ mấy tiếng là đủbuổi tối nên ngủ từ khi nào là tốt nhất? Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cơ thể người nên được thư giãn từ 21 giờ để có thể đi vào giấc ngủ say sau đó 1 - 2 tiếng nhằm giúp các hoạt động đào thải chất độc trong cơ thể diễn ra hiệu quả nhất. Cụ thể, cơ chế giải độc cơ thể buổi tối, ban đêm diễn ra theo thời gian sau đây:

21:00 - 23:00

Đây là lúc hệ miễn dịch đào thải chất độc nên ngủ trong khoảng thời gian này sẽ giúp cơ thể bạn nhanh phục hồi nhất. Nếu chưa ngủ ngay được, bạn cũng nên nằm nghỉ ngơi, xem phim, nghe nhạc thư giãn trong phòng yên tĩnh kết hợp massage cơ thể nhẹ nhàng tại khu vực đầu và cổ, hạn chế làm việc hay suy nghĩ căng thẳng.

23:00 - 1:00

Đây là lúc gan đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, sử dụng các chất dinh dưỡng nạp từ thực phẩm trong ngày, giúp việc trao đổi chất hiệu quả hơn. Vào thời điểm này, nếu cơ thể bạn đã ở trạng thái ngủ say thì gan sẽ phát huy tốt nhất hiệu quả hoạt động.

1:00 - 3:00

Đây là lúc túi mật thực hiện tiêu hóa các loại chất béo, cholesterol xấu trong máu và thức ăn. Hoạt động này của  túi mật cũng đạt hiệu quả cao nhất khi bạn ngủ say.

3:00 - 5:00

Đây là lúc phổi tiến hành thải độc, có thể thấy rõ nhất qua việc nếu bạn đang bị ho thì vào thời điểm này, bạn sẽ hay bị ho dữ dội hơn. Hoạt động này của phổi cũng diễn ra hiệu quả nhất khi bạn đang ngủ sâu.

5:00 - 7:00

Đây là lúc ruột già tiến hành bài tiết chất thải, chất cặn bã của quá trình tiêu quá. Vì thế, bạn nên đi vệ sinh lúc này để đào thải chất độc, tránh các độc tố tích tụ trong cơ thể.

7:00 - 9:00

Đây là lúc các cơ quan tiêu hóa hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Vì thế, bạn hãy đảm bảo mình đã thức dậy vào lúc này để ăn sáng nhằm cung cấp được nhiều năng lượng nhất cho cơ thể nhé.

Như vậy, có thể thấy rằng:

  • Từ khoảng 9 giờ tối: Bạn nên bắt đầu thư giãn để cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu, giúp các cơ quan gan, túi mật và phổi thải độc thật hiệu quả.
  • Khoảng 5 - 7 giờ sáng: Bạn nên thức dậy để đi toilet, loại bỏ các chất thải trong ruột già ra khỏi cơ thể.
  • Khoảng 7 - 9 giờ sáng: Bạn nên có một bữa sáng dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho ngày mới để làm việc, học tập thật hiệu quả nhé.

>> Tham khảo: Tổng hợp các món ăn sáng dễ làm nhanh gọn & ngon miệng tại nhà

Ngủ đủ giấc nhưng vẫn buồn ngủ, mệt mỏi có sao không?

Dù bạn đã ngủ 8 - 9 tiếng mỗi ngày, không sử dụng các loại đồ uống có caffeine, trước đó cũng hoàn toàn không phải thức khuya để học thi hay chạy deadline nhưng lại vẫn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, “ngáp ngắn ngáp dài” hay tệ hơn là luôn trong trạng thái “ngủ gà ngủ gật” thì rất có thể cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề như thiếu nước, thiếu sắt, thiếu máu, thừa cân, stress, trầm cảm hoặc có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường, viêm đường tiết niệu, thoái hóa cột sống cổ hay bị bệnh liên quan đến tim mạch, gan...

Vì thế, khi gặp những tình trạng này, bạn đừng chủ quan mà hãy nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám để nhận được tư vấn của bác sĩ nhé.

>> Xem chi tiết: Hay buồn ngủ biểu hiện điều gì? 5 cách chống buồn ngủ hữu hiệu nhất

Ngủ đủ giấc nhưng vẫn luôn mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, hay ngáp có thể là dấu hiệu của một số bệnh.

Ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, hay ngáp có thể là dấu hiệu của một số bệnh.

Những mẹo hay để ngủ đủ giấc, ngủ ngon ban đêm

Để đảm bảo có thể ngủ đủ giấc, có giấc ngủ sâu và ngon, tránh bị mất ngủ buổi đêm, bạn có thể tham khảo áp dụng một số mẹo hay giúp tạo thói quen ngủ tốt sau đây nhé:

  • Luôn giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, không bật đèn quá sáng (nên tắt đèn hoặc chỉ để đèn ngủ có ánh sáng thật dịu nhẹ) và đặc biệt là điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với thời tiết và cơ thể. Vào mùa hè, bạn nên bật quạt hoặc điều hòa đủ mát; còn vào mùa đông thì bạn nên dùng các thiết bị sưởi hoặc bật điều hòa chiều nóng.
  • Sử dụng các loại chăn - gối - nệm êm ái, đảm bảo thoáng khí, thoải mái trong khi ngủ.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại thông minh... trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này sẽ khiến bạn khó ngủ hơn.
  • Nên đi ngủ ngay khi mệt mỏi, tập đi ngủ sớm, cố gắng xây dựng thói quen đi ngủ và thức giấc vào giờ cố định.
  • Hạn chế ăn ngay trước khi đi ngủ hoặc sử dụng các loại đồ uống có cồn, caffeine vào buổi tối.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi cho cơ thể bằng các liệu pháp mùi hương, massage, ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc nhẹ... để cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. Bạn có thể thực hiện các phương pháp này ngay tại nhà bằng cách:
    - Sử dụng máy xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương tinh dầu yêu thích trong phòng ngủ, giúp phòng ngủ có mùi thơm dễ chịu hơn.
    - Sử dụng các loại máy massage để xoa bóp, tăng cường lưu thông máu, giảm đau mỏi và giúp thư giãn cho các vùng khác nhau trên cơ thể như bàn chân, cổ - vai - gáy, lưng...
    - Tập các bài tập nhẹ nhàng với thảm yoga trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
    - Nghe một số bản nhạc cổ điển, nhạc nhẹ, nhạc thiền thư giãn giúp ngủ ngon giấc, nhạc Phật tịnh tâm dễ ngủ hoặc đọc cuốn sách yêu thích trước khi đi ngủ.
  • Nên ngủ ở tư thế nằm ngửa để có thể ngủ ngon và sâu hơn.

Ngoài ra, bạn cũng hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và duy trì thói quen tập thể dục đều đặn để cuối ngày có một giấc ngủ ngon nhé.

>> Xem thêm: Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân bị bóng đè và cách chữa trị bóng đè khi ngủ

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn những lợi ích của việc ngủ đủ giấc, những tác hại của việc thức khuya dẫn đến ngủ không đủ giấc, những tác hại của việc ngủ quá nhiều, tính toán được thời gian đi ngủ và thời lượng giấc ngủ hợp lý cũng như biết được một số phương pháp để xây dựng thói quen ngủ tốt cho sức khỏe, từ đó giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần luôn tỉnh táo, sảng khoái để học tập, sinh hoạt, làm việc hiệu quả nhất.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm giúp chăm sóc giấc ngủ hiệu quả như chăn - ga - gối - nệm, máy khuếch tán tinh dầu, thiết bị massage, thảm tập yoga, các loại quạt, máy lạnh hay đồ sưởi, thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon đảm bảo chính hãng, chất lượng với mức giá ưu đãi tốt nhất, hãy nhanh tay đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bạn đang xem: Ngủ bao nhiêu tiếng là đủ giấc? Ngủ đủ nhưng vẫn buồn ngủ, mệt mỏi có sao không?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết