Bệnh tiểu đường và những chỉ số bạn cần phải biết
Thông qua bài biết này, META muốn gửi gắm đến những người đang gặp căn bệnh tiểu đường, không nên bi quan vào cuộc sống mà bạn cần phải sống khoa học hơn. Đặc biệt là không chủ quan vào "bệnh tình", cần điều độ trong việc ăn uống và thường xuyên cập nhật theo dõi nhịp điệu cơ thể, để từ đó có thể điều chỉnh được các chỉ số tiểu đường xuống như mong muốn. Dưới đây, là những chỉ số mà nhưng ai đang có bệnh tiểu đường cần nắm và hiểu rõ.
Nếu cả thế giới này đang phải khiếp sợ vì bệnh ung thư thì một căn bệnh khác còn khủng khiếp hơn không kém chính là bệnh tiểu đường. Đó là cả một sự diễn biến thầm lặng và có thể giết chết bạn hay người thân của bạn bất cứ lúc nào.
Mục lục
Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có giải pháp phòng ngừa tốt nhất
Tại sao bệnh tiểu đường lại nguy hiểm?
Tại sao lại đáng sợ như vậy? Vì mầm mống dẫn đến cái chết đầu tiên chính là cái thái độ chủ quan trong sinh hoạt hằng ngày mà con người ta đang sống. Theo thói quen hàng ngày, những chuỗi ngày không lành mạnh đó đang dần đẩy đưa loại người vào "nấm mồ" không lối thoát chính là biến chứng đột quỵ... Và một biến chứng nguy hiểm khác chính là mất đi khả năng tự lành vết thương, dẫn đến hoại tử các mô tê bào trên cơ thể. Và việc mất một bộ phận trên cơ thể là điều có thể xảy ra...
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) được xếp vào tốp những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Giống như ung thư hay HIV, bệnh tiểu đường cũng phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài thì lúc đó dường như đã quá nặng. Theo thông tin trên báo VnExpress, sau 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần, từ gần 3% dân số lên đến 5,4%. Ước tính Việt Nam có khoảng 3 triệu người bệnh. Được gọi là "kẻ giết người thầm lặng", tiểu đường diễn tiến từ từ song hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, mù lòa, cắt cụt chi... Bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng được. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Dinh dưỡng, gần 14% người dân bị rối loạn dung nạp đường máu hay tiền đái tháo đường, điều đó đồng nghĩa 20% người trưởng thành cần quan tâm chế độ ăn dự phòng và điều trị bệnh đái tháo đường. Lượng mỡ dư thừa là yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Đặc biệt là không chủ quan vào "bệnh tình", cần điều độ trong việc ăn uống và thường xuyên cập nhật theo dõi nhịp điệu cơ thể, để từ đó có thể điều chỉnh được các chỉ số tiểu đường xuống như mong muốn. Dưới đây, là những chỉ số mà nhưng ai đang có bệnh tiểu đường cần nắm và hiểu rõ.
Các chỉ số bệnh đái tháo đường và những điều cần biết
Đường huyết - lượng đường trong máu
Hay còn gọi là đường (Glucose) - Đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể, cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức bộ não. Đối với những người khỏe mạnh thì đường trong máu luôn ở một con số nhất định là 4 mmol/L. Và với những người mắc bệnh tiểu đường thường có chỉ số này tăng hay tăng cao thất thường, rất nguy hiểm.
Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế dành cho những người mắc phải bệnh tiểu đường và không bị tiểu đường:
Các mức nồng độ đường huyết | Trước bữa ăn | 2 giờ sau bữa ăn |
Không bị tiểu đường | Dưới 6,0 mmol/lít (108 mg/dl) | Dưới 7,8 mmol/lít (140 mg/dl) |
Tiền Đái tháo đường | 6,1 - 6,9 mmol/lít (108-125 mg/dl) | Từ 7,8-11 mmol/lít (140 - 199 mg/dl) |
Bệnh tiểu đường loại 2 | Từ 7 mmol/lít (200 mg/dl) trở lên | Từ 11,1 mmol/lít (200 mg/dl) trở lên |
Bệnh tiểu đường loại 1 | Từ 7 mmol/lít (200 mg/dl) trở lên | Từ 11,1 mmol/lít (200 mg/dl) trở lên |
Bệnh tiểu đường trẻ em loại 1 | Từ 7 mmol/lít (200 mg/dl) trở lên | Từ 11,1 mmol/lít (200 mg/dl) trở lên |
Chỉ số GI - chỉ số đường huyết của thực phẩm
Việc ăn uống là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe người bệnh. Vì thế, chỉ số GI cũng rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm tới lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến cho đường huyết tăng nhanh, tăng nhiều và ngược lại. Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh có chỉ số GI từ 70 trở lên, còn những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm có chỉ số GI dưới 55.
Một số thực phẩm có chỉ số GI thấp :
- Nhóm bột đường: đậu xanh (30), bún (35), khoai lang (45).
- Nhóm rau củ: rau cải, cà chua, cà tím (10), cà rốt tươi (35).
- Nhóm trái cây: bưởi (22), đào (36), cam trái (43), nho tươi (43), trái lê tươi (53), xoài (55).
Chỉ số HbA1c
HbA1c cũng là một trong 3 chỉ số quan trọng nhất mà người bệnh tiểu đường cần nắm rõ. Chỉ số này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa hồng cầu trong đường. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm và sẽ tồn tại suốt trong đời sốn hồng cầu từ 90 - 120 ngày. Chính vì thế, HbA1c phản ánh nồng độ đường trong máu suốt khoảng thời gian 90 - 120 ngày. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c từ 3 - 6 tháng 1 lần.
Chỉ số HbA1c còn giúp người bệnh tiên lượng về biến chứng của tiểu đường. HbA1c cao trên 7% chứng tỏ bệnh nhân sắp có biến chứng nặng. Kiểm soát tốt đường huyết và giảm chỉ số HbA1c từ dưới 6.5% xuống dưới 5.5 % thì bệnh nhân đã có thể tự mình giảm 43% khả năng bị cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và ngăn ngừa đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Lượng đường bao nhiêu thì bị tiểu đường
Nếu lượng đường máu đo được lớn hơn các giá trị sau, thì có nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường:
- Đường huyết lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) ≥ 7 mmol/L, cần thử ít nhất 2 lần độc lập để có kết quả chính xác.
- Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L.
- Đường huyết sau 2 giờ uống 75g glucose ≥ 11,1 mmol/L.
Nếu bạn được xét nghiệm đường huyết khi đói, cho kết quả là 6,8 mmol/L, giá trị này nằm ngoài ngưỡng bình thường nhưng vẫn dưới ngưỡng chẩn đoán. Điều này có nghĩa là bạn chưa bị mắc tiểu đường nhưng đang có nguy cơ cao mắc bệnh, hay còn gọi là giai đoạn tiền đái tháo đường. Ở giai đoạn này, nếu bạn không kiểm soát tốt, sẽ nhanh chóng tiến triển thành đái tháo đường type 2, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, tim mạch, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận...
Tiền tiểu đường được xem là giai đoạn cửa sổ của bệnh tiểu đường, và bạn vẫn có khoảng 70% cơ hội không mắc bệnh tiểu đường nếu kiểm soát tốt đường huyết.
Các thiết bị hỗ trợ theo dõi bệnh tiểu đường
Ngày nay, sự hiện đại của y học sẽ giúp mọi người làm chủ được sức khỏe và cuộc sống của mình.
Máy đo đường huyết On Call Plus - Giá bán: 850.000 đồng
Máy đo đường huyết On Call Plus là thiết bị thử máu lý tưởng để xác định lượng đường huyết trong máy, hoạt động dựa trên công nghệ cảm biến sinh học điện hóa tiên tiến và duy nhất trên thế giới, cho kết quả chính xác trong vài giây.
Bộ sản phẩm đầy đủ của máy đo đường huyết On Call Plus
Máy đo đường huyết EasyGluco - Giá bán: 500.000 đồng
Chưa đến 500.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một thiết bị thử máu chất lượng tốt như máy đo đường huyết EasyGluco, giúp theo dõi và kiểm tra lượng đường huyết thật nhanh chóng và chính xác. Người dùng chỉ cần lấy một lượng máu rất nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau, sau vài giây máy sẽ hiển thị kết quả lập tức.
Máy đo đường huyết EasyGluco hiển thị kết quả chỉ sau vài giây
>> Xem thêm các sản phẩm que thử đường huyết:
Mong rằng với những thông tin mà META chia sẻ, bạn sẽ hiểu được một phần nào đó về bênh tiểu đường và các chỉ số đo lường của bệnh. Hi vọng bạn sẽ luôn giữ được một cuộc sống tươi vui và cả nụ cười hạnh phúc. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết!
Bạn đang xem: Bệnh tiểu đường và những chỉ số bạn cần phải biết
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Top 3 máy đo acid uric tốt nhất cho người bệnh gout tự kiểm soát tại nhà
- Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ cơ thể đúng cách
- Máy phun sương có tác dụng gì? Công dụng của máy phun sương trong đời sống
- Top 5 giường y tế đa năng điều khiển bằng điện, nâng hạ bệnh nhân tự động
- So sánh giường y tế có 1 tay quay, 2 tay quay
- Chỉ số đường trong máu và bảng chuyển đổi lượng đường trong máu