Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
Trong cơ thể, mỗi tế bào sẽ thực hiện chức năng riêng góp phần vào sự hoạt động trơn tru của toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, có một loại tế bào rất đặc biệt với khả năng độc đáo, mang đến vai trò quan trọng trong y học và thẩm mỹ, đó là tế bào gốc. Hãy cùng META tìm hiểu tế bào gốc là gì, tác dụng của tế bào gốc và ứng dụng tế bào gốc trong thẩm mỹ và y học.
Trong cơ thể, mỗi tế bào sẽ thực hiện chức năng riêng góp phần vào sự hoạt động trơn tru của toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, có một loại tế bào rất đặc biệt với khả năng độc đáo, mang đến vai trò quan trọng trong y học và thẩm mỹ, đó là tế bào gốc.
Tế bào gốc là gì? Chức năng, ứng dụng của tế bào gốc
Tế bào gốc là gì?
Như bạn đã biết, tế bào máu, tế bào xương, tế bào cơ tim, tế bào
não… là các tế bào chuyên biệt thực hiện chức năng riêng.
Trong đó, tế bào gốc có thể phát triển trở thành các loại tế bào
trên, đó là điều khác biệt mà không loại tế bào nào trong cơ thể có
thể thực hiện được nhờ khả năng tự nhiên.
Ban đầu, tế bào gốc chưa có chức năng cụ thể, ở trạng thái không đặc hiệu. Chỉ khi cơ thể cần, tế bào gốc mới sản sinh ra các tế bào khác để phục vụ mục đích cần thiết (như sửa chữa những trục trặc hoặc tái tạo các mô mới).
Như vậy, tế bào gốc (stem cell) giống như cái gốc, như một loại “nguyên liệu thô” có thể tạo ra tất cả các loại tế bào khác. Trong điều kiện nhất định, tế bào gốc phân chia tạo ra các tế bào con. Tế bào con có thể trở thành tế bào gốc mới hoặc tạo thành các tế bào chuyên biệt với chức năng chuyên biệt.
Các tế bào gốc có thể có ở khắp cơ thể và tồn tại trong suốt cuộc đời một con người. Tuy nhiên, tế bào gốc lại khó tìm thấy vì chúng có thể không phân chia trong một thời gian dài (tính bằng năm) cho đến khi cơ thể cần sửa chữa.
Tế bào gốc lấy từ đâu?
Tế bào gốc được lấy từ 2 nguồn chính, đó là:
- Phôi (giai đoạn sớm).
- Mô (ở cơ thể trưởng thành): Có trong mô não, máu, tủy xương, gan, da, cơ xương.
Ngoài ra, các nhà khoa học đang nghiên cứu lấy tế bào gốc bằng cách phát triển một tế bào sẵn có, thông qua kỹ thuật “tái lập trình” gen.
Chức năng của tế bào gốc
Tế bào gốc rất quan trọng tuy bản thân tế bào gốc không có vai trò cụ thể, không phục vụ mục đích cụ thể.
Chúng có khả năng phân tách thành tế bào mới để tái tạo mô, phục hồi mô bị tổn thương. Bất cứ khi nào cơ thể có tổn thương hoặc một vị trí trong cơ thể gặp trục trặc, tế bào gốc sẽ có nhiệm vụ phục hồi, sửa chữa.
Khả năng này giúp con người có thể chữa lành các vết thương khi bị thương hoặc bị bệnh. Việc tìm hiểu tác dụng của tế bào gốc giúp các nhà khoa học tìm ra nhiều cách thức ứng dụng tế bào gốc vào y học và thẩm mỹ.
Sau đây là những thông tin cụ thể về ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ.
Ứng dụng tế bào gốc trong y học
Hiện nay, tế bào gốc được ứng dụng trong việc điều trị nhiều căn bệnh và hứa hẹn khả năng chữa trị một số căn bệnh chưa có thuốc chữa. Tính tới nay, tế bào gốc có khả năng chữa trị trên 80 bệnh, trong đó có các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch di truyền, bệnh lý của hệ tạo máu, cụ thể như sau:
- Các bệnh về máu: U tủy, u lympho, suy tủy, bệnh bạch cầu, ung thư máu, ung thư hạch, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia.
- Bệnh lý về hệ thần kinh: Alzheimer, Parkinson, bại não, tự kỷ.
- Các bệnh về sụn khớp: Thoái hóa khớp gối.
- Các bệnh tự miễn: Lupus ban đỏ, tiểu đường.
- Tái tạo, phục hồi mô bị tổn thương do bỏng, xơ gan.
Trong việc phát hiện ung thư, tế bào gốc đã được ứng dụng để tầm soát một số loại ung thư di truyền ở cả nam giới và nữ giới. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp bệnh nhân tăng khả năng chữa khỏi bệnh, kéo dài thời gian mắc bệnh (nếu tiềm ẩn nguy cơ) hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thủ pháp cấy ghép tế bào gốc (cấy ghép tủy xương) được thực hiện để chữa trị nhiều bệnh lý trên. Tế bào gốc được cấy ghép sẽ thay thế các tế bào bị tổn thương, tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh giúp cơ thể phục hồi.
Ứng dụng tế bào gốc trong thẩm mỹ
Không ít người thắc mắc tế bào gốc có tác dụng gì cho da mặt. Hiện nay, công nghệ làm đẹp đang rất phát triển, trong đó việc sử dụng tế bào gốc để làm đẹp da, chống lão hóa cho da đang được ứng dụng phổ biến. Ưu điểm của công nghệ tế bào gốc là rất ít phản ứng phụ, không bị đào thải và mang lại hiệu quả cao.
Tế bào gốc được đưa vào cơ thể qua hai cách bôi và tiêm với vai trò thúc đẩy tăng sinh collagen, từ đó làm chậm quá trình lão hóa da, điều trị các vấn đề về da như nám, tàn nhang, thâm, mụn đồng thời cải thiện sắc tố da. Làn da sau điều trị trở nên căng mịn, trẻ trung hơn.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn tế bào gốc là gì cũng như vai trò của tế bào gốc, ứng dụng của tế bào gốc trong y học, thẩm mỹ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Bạn đang xem: Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Top 7 dụng cụ y tế gia đình không thể thiếu trong mùa dịch bệnh
- Có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh? Cắt tóc máu cho bé ngày nào tốt?
- Phơi nhiễm là gì? Xử lý phơi nhiễm như thế nào?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?