Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách chữa trị
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường liên quan đến tư thế vận động hàng ngày. Để biết nguyên nhân, triệu chứng vafcasch khắc phục vấn đề này. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà rất nhiều người có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là những người làm văn phòng phải ngồi nhiều. Để nhận biết căn bệnh này và những biến chứng nguy hiểm của nó. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường liên quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào song C5-C6-C7 là thường gặp nhất.
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống cổ
- Đau: Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống. Đau sâu trong cơ xương, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối; có thể kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay, có thể lan đến các ngón tay. Đau tăng lên khi vận động cột sống cổ ở các tư thế (cúi, ngửa, nghiêng, quay) hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu…
- Có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Co cứng cơ cạnh cột sống, hạn chế vận động cột sống cổ.
- Có thể kèm theo hiện tượng: Nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt thường xảy ra vào buổi sáng. Có khi kèm chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mờ mắt, nuốt vướng. Đặc biệt có thể cảm thấy đau tai, lan ra sau tai, đau khi để đầu ở một tư thế nhất định. Yếu cơ hoặc teo cơ tại vai, cánh tay bên tổn thương.
Những triệu chứng ít gặp hơn của thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:
- Mất khả năng thăng bằng.
- Chóng mặt.
- Rối loạn chức năng bàng quang gây tiểu tiện không kiểm soát.
Nguyên nhân gây bệnh
Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở độ tuổi trên 50 do lão hóa. Ở bệnh này, vùng xương và sụn ở cổ bị yếu và thoái hóa dần do:
- Đĩa đệm cổ có nhiệm vụ lót và giảm chấn giữa các đốt sống bị co lại và khô do mất nước.
- Thoát vị đĩa đệm.
- Tủy sống và dây thần kinh bị chèn do xương phát triển bị lệch.
- Dây chằng bị xơ cứng do lão hóa.
Những người dễ mắc phải căn bệnh này:
- Lớn tuổi.
- Thường xuyên làm những công việc phải ngước đầu lên hoặc có những động tác lặp lại đơn điệu ở vùng cổ, những động tác thường xuyên tạo áp lực lớn lên vùng cổ, tư thế xấu (ví dụ như giáo viên, tài xế…).
- Chấn thương cổ.
- Yếu tố di truyền.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thực sự nguy hiểm không?
Bất kì căn bệnh nào nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm cho người bệnh. Thoái hóa cột sống cổ cũng vậy, không chỉ gây đau đớn, một khi thoái hóa nặng người bệnh cũng có khả năng đối diện với các biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhẹ là hội chứng thần kinh gây đau mỏi vai gáy, yếu và tê bì chân tay khiến việc vận động khó khăn. Biến chứng nặng hơn gây ù tai, chóng mặt do rối loạn tuần hoàn máu. Hoặc nếu bị chèn ép tủy cổ thì có khả năng teo cơ, bại liệt tứ chi, thậm chí là tàn phế...
Các phương pháp trị liệu thoái hóa đốt sống cổ?
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Một số loại thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ trong Tây y thường dùng là: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B hoặc châm cứu giảm đau... Ngoài ra bạn cũng có thể điều trị Đông Y.
Phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu
Bệnh nhân cần kiên trì tham gia liệu trình lâu dài mới có thể thuyên giảm những cơn đau. khi dừng liệu trình bệnh sẽ tái phát.
Phẫu thuật
Bệnh nhân có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống tiến triển nặng, trượt đốt sống độ 3 - 4 hoặc điều trị nội khoa và phục hồi chức năng 3 tháng mà không giảm, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Thoái hóa đốt sống hiếm khi cần phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được xem xét sau khi các liệu pháp khác không có tác dụng hoặc người bệnh cần can thiệp để giảm áp lực lên các dây thần kinh và tủy sống.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
- Nghỉ ngơi thường xuyên.
- Hạn chế cử động cổ.
- Tập các bài tập chuyển động cổ và tăng sức bền.
- Duy trì tư thế tốt trong khi ngồi và đi bộ.
- Giảm thiểu chấn thương cột sống cổ.
- Tránh các môn thể thao đối kháng.
- Tập luyện thường xuyên và giữ cho trọng lượng cơ thể lý tưởng.
>>> Khám phá thêm: Bài tập cho người thoái hóa đốt sống cổ dễ thực hiện tại nhà
Sử dụng đai kéo giãn đốt sống cổ điều trị thoái hóa
Đối với đai kéo giãn đốt sống cổ bạn sẽ không còn đau đớn và không cần tiến hành phẫu thuật.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm các máy massage vai, gáy sẽ giảm thiểu vấn đề này và chấm dứt cơn đau cho bạn.
Đai hơi cổ Leamai C02 - giá tham khảo 1.550.000đ
Đai hơi cổ Leamai C02 là sản phẩm phục hồi chức năng nhằm kéo giãn và điều trị thoát vị cột sống cổ được các bác sĩ và chuyên gia y tế hàng đầu khuyên dùng. Đai có tác dụng làm giảm các cơn đau: đau cổ, đau vai, sai khớp, đau đầu do stress, áp lực… một cách hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
Đặc điểm của sản phẩm
- Sản phẩm có thể kéo cong 20°, tự điều chỉnh theo đường cong đốt sống cổ của mỗi người.
- Nâng đỡ và bảo vệ phần cổ của người sử dụng.
- Vòng đai làm bằng chất liệu PE chắc chắn.
- Thiết kế công thái học, phù hợp với tất cả mọi người.
- Chất liệu cotton mềm mại, thoải mái.
- Các lỗ thông khí ở trước và sau giúp làn da không bị dị ứng.
- Hoạt động bằng 19 cột khí, có thể đạt độ cao tối đa 20cm, giúp điều chỉnh cấu trúc sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên.
- Hồi phục và bảo vệ đường cong tự nhiên của đốt sống cổ.
- Lực kéo 3 chiều giúp kéo giãn cơ cổ, giải phóng chèn ép, kéo giãn đốt sống cổ một cách hiệu quả và mạnh mẽ.
- Kéo giãn vùng bị đau, giảm bớt áp lực tác dụng thường xuyên lên các khu vực này.
- Tháo và lắp dễ dàng, bệnh nhân có thể tự thực hiện việc kéo giãn của mình, rất thuận lợi để đáp ứng mục đích điều trị, phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe.
Hi vọng với bài viết trên đây các bạn có thể chọn cho mình phương pháp và chữa được căn bệnh này. Chúc các bạn luôn khỏe!
Bạn đang xem: Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách chữa trị
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?