Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân bị bóng đè và cách chữa trị bóng đè khi ngủ

Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân bị bóng đè và cách chữa trị bóng đè khi ngủ là như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người gặp phải tình trạng này khi ngủ. Bài viết dưới đây của META.vn sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin hữu ích về hiện tượng này, mời bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé!

Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân bị bóng đè và cách chữa trị bóng đè khi ngủ là như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người gặp phải tình trạng này khi ngủ.

Hiện tượng bóng đè xảy ra khi ngủ

Hiện tượng bóng đè là gì?

Bóng đè (tên tiếng Anh là sleep paralysis, hay còn gọi là ma đè, mộc đè) là một trong những hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, thường xảy ra khi bạn đang ngủ và xuất hiện ở những người yếu bóng vía, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược... Khi xảy ra hiện tượng bóng đè, bạn sẽ cảm thấy như bị liệt toàn thân, tỉnh táo nhưng không thể cử động được chân tay, cảm giác giống như người bị ma quỷ đè, có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ. 

Dấu hiệu nhận biết người bị bóng đè

Một số dấu hiệu nhận biết bạn bị bóng đè đó là:

  • Thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc ngay khi vừa ngủ.
  • Có thể nhận thức được mọi chuyện xung quanh nhưng tạm thời không thể di chuyển hoặc nói chuyện.
  • Hiện tượng này có thể kéo dài trong vài giây, vài phút và xuất hiện 1 lần, thường xuyên hoặc có thể là nhiều lần trong 1 đêm.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Không thể hít thở sâu và cảm thấy sợ hãi cực độ.
  • Đau đầu, đau toàn thân và có cảm giác như ngực bị thắt lại.
  • Không thể mở mắt và cảm giác như có ai đó muốn làm hại mình.

Bị bóng đè có nguy hiểm không?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện tượng bóng đè có thể liên hệ gần với giấc ngủ có trạng thái REM. Những việc xảy ra trong lúc bạn bị bóng đè là do một phần của não bộ thức dậy, hoàn toàn tỉnh táo để nhận thức mọi vật xung quanh. Trong khi đó, một phần khác của não bộ (như vùng chỉ huy hệ thần kinh vận động) vẫn chìm sâu trong giấc ngủ có trạng thái REM khiến cho hầu hết hệ cơ vận động của cơ thể bị tê liệt. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng ý thức đã hoàn toàn tỉnh táo nhưng cơ thể thì không.

Theo đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng bóng đè không phải là một bệnh, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sau khi xảy ra hiện tượng này thì nó có thể gây ra tình trạng lo lắng, sợ hãi. Đặc biệt, bóng đè có thể xảy ra cùng với các rối loạn giấc ngủ khác (chứng ngủ rũ - narcolepsy) và thường xảy ra ở những người khoảng 20 - 30 tuổi. 

Bị bóng đè có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè. Tuy nhiên, tùy vào mỗi người sẽ có cảm giác bóng đè khác nhau, có người cho rằng bản chất khi xảy ra hiện tượng bóng đè chỉ là một giấc mơ, nó tái hiện lại những gì chúng ta cảm nhận được khi còn thức, tất cả hiện lên chỉ như một giấc mơ, không mệt mỏi hay khó chịu. Mặt khác, nhiều người lại cho rằng hiện tượng bóng đè xảy ra khi họ vẫn đang thức nhưng lại không thể phản ứng với những gì mình cảm nhận được, gây nên cảm giác lo lắng, sợ hãi. Chính vì vậy, nhiều người bị bóng đè cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh và đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng này được đánh giá là không khác nhiều so với những cơn ác mộng khác. 

Hiện tượng bóng đè theo tâm linh

Theo tâm linh, hiện tượng bóng đè được cho rằng do ma, quỷ làm. Một hồn ma, một ác quỷ đã ngồi đè lên trên cơ thể bạn, từ đó, khiến bạn có cảm giác bị nghẹt thở và khó chịu. Nhiều người theo thuyết tâm linh lại tin rằng hiện tượng bóng đè là do con mộc gây nên. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng: "Có một con chim bị thương đậu trên cây làm máu chảy ra cành cây đó. Khi dùng gỗ của cây làm giường thì hồn ma của con chim sẽ ám và gây nên hiện tượng bóng đè". Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học cho rằng điều này là không hợp lý, chỉ là lối giải thích mê tín bởi có nhiều người nằm trên giường sắt, sàn nhà... vẫn có thể xuất hiện tượng bóng đè. 

Hiện tượng bóng đè theo khoa học

Theo các nhà khoa học cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bóng đè khi ngủ. Sau đây là một số nguyên nhân theo cách nhìn nhận của khoa học:

Căng thẳng, stress

Một trong số nguyên nhân được họ nhắc đến nhiều nhất chính là do tâm lý căng thẳng, stress hoặc do sức ép từ công việc thường ngày quá lớn. Việc phải chịu nhiều căng thẳng, stress khiến cho chu trình giấc ngủ của bạn bị đảo lộn và hỗn loạn. Khi đó, những yếu tố này có thể cùng nhau kích thích lên vỏ não cùng một lúc và gây ra hiện tượng bóng đè. 

Tư thế nằm ngủ

Tư thế nằm ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng bóng đè. Khi bạn nằm sai tư thế (nằm úp, đặt tay lên ngực...) nó có thể tạo sức ép rất lớn lên tim và khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề khó chịu.

Một số nguyên nhân khác do khoa học lý giải như:

  • Bệnh nhân trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
  • Sử dụng quá nhiều các rượu, bia, ma túy, thuốc lá...
  • Do di truyền (trong gia đình có người bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ).
  • Sử dụng thuốc điều trị thường xuyên.
  • Các vấn đề khác về giấc ngủ như chứng ngủ rũ, hay bị chuột rút vào ban đêm.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè

Khi bị bóng đè thì nên làm gì?

Ngay sau khi cảm nhận được rằng mình đang gặp phải trường hợp bóng đè, bạn không nên sợ hãi và cần phải giữ bình tĩnh để thực hiện một vài cách chữa bóng đè như sau:

  • Không nên phản kháng: Mặc dù khi bị bóng đè rất khó chịu nhưng bạn cũng không nên quá hoảng loạn bởi điều này có thể gây nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn nên giữ bình tĩnh và không được phản kháng lại các dấu hiệu do bóng đè gây ra.
  • Co duỗi các ngón chân: Khi bị bóng đè, bạn sẽ cảm thấy bị liệt ở phần cổ họng, ngực và bụng. Lúc này, bạn nên cố gắng tập trung cử động các ngón tay, ngón chân để giúp đánh thức cơ thể, thoát khỏi tình trạng bóng đè. Trong trường hợp bạn đã cố gắng nhưng không thể cử động được thì nên dừng lại.
  • Tập trung hít thở: Bạn hãy cố gắng kiểm soát thật tốt hơi thở và trấn an bản thân, lấy lại bình tĩnh để giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng tê liệt cũng như giảm bớt sự sợ hãi trong bạn.
  • Cố gắng ho: Tiếng ho chịu sự điều khiển và kiểm soát của hệ thần kinh thực vật nên nếu bạn không thể tập trung hít thở thì hãy cố gắng ho một tiếng.
  • Co giật khuôn mặt: Khi bị bóng đè, bạn hãy thử co giật khuôn mặt của mình khoảng 2 - 3 lần.

Lưu ý: Trong trường hợp các dấu hiệu bóng đè vẫn tiếp tục tái diễn thường xuyên gây ảnh hưởng nhiều đến tinh thần thì bạn cần đến các cơ sở y tế để nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm gối massage, máy massage toàn thân, thực phẩm chức năng (nhụy hoa nghệ tây, đông trùng hạ thảo)... để cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn, từ đó hạn chế các hiện tượng bóng đè xảy ra.

Hiện META.vn có bán các sản phẩm máy massage, thực phẩm chức năng... giúp cải thiện giấc ngủ tốt.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng bóng đè mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã phần nào đó giúp bạn hiểu và có thêm nhiều kiến thức cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Bạn đang xem: Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân bị bóng đè và cách chữa trị bóng đè khi ngủ

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết