Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
Một vài người, vì lý do công việc hay sở thích cá nhân mà thường xuyên tắm muộn, tắm khuya. Vậy tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì không? Hãy cùng META đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Một vài người, vì lý do công việc hay sở thích cá nhân mà thường xuyên tắm muộn, tắm khuya.
Xem nhanh nội dung
Tắm đêm có tốt không? Tắm vào thời gian nào là tốt nhất?
Tắm là một trong những hoạt động thiết yếu diễn ra hằng ngày giúp cơ thể chúng ta sạch hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng. Tắm đúng cách sẽ làm cho tinh thần chúng ta thoải mái, phấn chấn hơn. Tuy nhiên tắm vào thời điểm nào trong ngày cũng vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi chúng ta. Liệu tắm đêm có tốt không? Tắm vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Câu trả lời là tắm đêm hoàn toàn không tốt, thậm chí nó còn gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Thời gian tốt nhất để tắm hằng ngày là khoảng 5 đến 7 giờ sáng hoặc 19 đến 20h tối.
Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
Tắm khuya, tắm muộn được xem là tắm sau khoảng 22h. Vậy tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì? Dưới đây là một số tác hại mà việc tắm muộn gây ra:
- Tắm đếm bị đột quỵ, đột tử: Việc tắm đêm sẽ làm thay đổi nhiệt độ của cơ thể, làm các mạch máu co lại một cách đột ngột, dẫn tới việc máu không lên não được. Đây chính là nguyên nhân gây ra đột quỵ hoặc mạch vành (mạch máu cung cấp máu cho tim). Đặc biệt, nếu người tắm đêm bị say rượu, bị cao huyết áp hay bị bệnh tim mạch thì sẽ càng nguy hiểm hơn.
- Làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu: Nhiệt độ nước về đêm sẽ giảm nên lúc này, nếu tắm bằng nước lạnh sẽ rất dễ gây nên hiện tượng co thắt mạch máu. Điều này gây cản trở quá trình tuần hoàn máu và dẫn tới một số bệnh như đau đầu, đau vai gáy... Về lâu dài nếu thói quen tắm đêm được duy trì thì các bệnh này sẽ trở thành bệnh kinh niên rất khó chữa.
- Làm nhiễm lạnh phổi: Thói quen tắm đêm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi. Cơ quan này dễ chịu những tổn thương do thói quen tắm nước lạnh ban đêm gây ra. Khi phổi yếu, cơ thể con người sẽ dễ mắc phải các chứng bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phổi tắc nghẽn...
- Dễ bị cảm lạnh, sốt cao: Khi cơ thể đang nóng bức, các lỗ chân lông đang mở để thoát nhiệt mà lại tắm vào ban đêm thì rất dễ gây nên hiện tượng cảm lạnh. Đặc biệt, nếu cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược thì việc tắm đêm còn khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh như sổ mũi, sốt cao, ho...
- Gây lão hóa sớm: Việc tắm khuya, tắm muộn sẽ khiến cơ thể không nhận đủ oxy, gây rối loạn quá trình trao đổi chất, đồng thời đẩy nhanh quá trình lão hóa.
- Gây hoa mắt, chóng mặt: Hiện tượng này có thể xuất hiện nếu bạn tắm đêm với nước quá nóng. Khi tắm muộn với nước quá nóng, các mạch máu sẽ có hiện tượng giãn mạch, làm giảm lượng máu tới tim, não nên bạn sẽ gặp phải chứng chóng mặt, hoa mắt.
- Gây nên một số bệnh về khớp: Một trong những tác hại của tắm đêm chính là gây nên các bệnh về khớp như thấp khớp, viêm khớp... Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là bởi sự phản ứng giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ nước.
- Gây đau đầu kinh niên: Đa phần nhiều người thường tắm gội cùng lúc và thường đi ngủ khi đầu chưa thật sự khô. Điều này sẽ khiến da dầu dễ bị nhiễm lạnh làm các mạch máu khó lưu thông. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác đau đầu vào sáng hôm sau. Nếu việc tắm gội vào ban đêm diễn ra liên tục thì bạn có thể phải đối mặt với chứng đau đầu kinh niên.
Lưu ý gì nếu bắt buộc phải tắm đêm?
Có thể thấy, việc tắm đêm gây nên khá nhiều tác hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vì điều kiện công việc mà một số người không thể sắp xếp thời gian tắm sớm thì cần lưu ý vài điểm sau đây:
- Nên tắm trước 23h và đi ngủ sau đó khoảng 2 tiếng, nếu muộn hơn thì bạn chỉ nên rửa qua, thay quần áo và tắm vào sáng hôm sau.
- Nên tắm với nước ấm, không tắm nước lạnh và cũng không tắm nước quá nóng.
- Việc tắm đêm cần diễn ra nhanh chóng.
- Nếu có gội đầu thì bạn cần dùng máy sấy tóc sấy cho tóc thật khô rồi mới đi ngủ.
- Không nên dội nước lên người đột ngột mà nên dội từ từ, dội vào 2 tay trước, sau đó dội đến 2 chân rồi mới dội lên cơ thể.
- Nếu có thể thì bạn chỉ nên tắm mà không nên gội đầu ban đêm.
- Sau khi tắm xong, bạn không nên ngồi trước quạt, điều hòa.
Hi vọng rằng qua bài viết này bạn đã biết được tắm đêm có tốt không, tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Lịch tháng 9: Lịch âm tháng 9, lịch vạn niên tháng 9
- Chỉ số máu tươi PI là gì? Bao nhiêu là bình thường?
- Top 7 dụng cụ y tế gia đình không thể thiếu trong mùa dịch bệnh
- Có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh? Cắt tóc máu cho bé ngày nào tốt?
- Phơi nhiễm là gì? Xử lý phơi nhiễm như thế nào?
- Neymar bao nhiêu tuổi? Đá cho đội nào? Giá chuyển nhượng của Neymar?