Hay buồn ngủ biểu hiện điều gì? 5 cách chống buồn ngủ hữu hiệu nhất
Phần lớn trong chúng ta đều từng có đôi lần bị buồn ngủ, gà gật vào ban ngày dù cho đã ngủ rất nhiều trước đó. Điều này là rất bình thường bởi với áp lực học tập và làm việc hiện nay, đôi khi cơ thể bạn sẽ không tránh khỏi mệt mỏi quá sức. Tuy nhiên, nếu hiện tượng hay buồn ngủ, ngủ nhiều vẫn gà gật thường xuyên diễn ra thì bạn hãy cẩn thận nhé!
Hay buồn ngủ là biểu hiện điều gì?
Nếu bạn hay bị mất ngủ, thiếu ngủ thì việc hay buồn ngủ vào ban ngày là rất bình thường. Thế nhưng, cũng có rất nhiều người vẫn thường xuyên gà gật, hay buồn ngủ bất kể ban ngày hay ban đêm cho dù đã ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài và liên tục thì đó có thể là biểu hiện khi cơ thể bạn đã gặp phải một số bệnh lý dưới đây.
Mất ngủ kinh niên
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, nếu phần lớn thời gian trong ngày mà cảm thấy buồn ngủ, có thể là triệu chứng của căng thẳng hoặc mất ngủ. Bệnh này khiến bạn rất buồn ngủ vào ban ngày nhưng đến ban đêm bạn không thể ngủ được. Thời gian ngủ ngày kéo dài từ 60 phút trở lên cũng là dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn với giấc ngủ hoặc sức khỏe, theo lời Michael Grandner, Giám đốc Chương trình nghiên cứu giấc ngủ và sức khỏe tại Đại học Arizona (Mỹ). Nhiều người đối phó với căn bệnh mất ngủ kinh niên cũng không hề dễ dàng, dẫn đến kiệt quệ về sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và não bộ.
Suy tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ, nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng cung cấp cho cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh, tỉnh táo. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ ít nhiều bị rối loạn, năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ khiến bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và hay buồn ngủ kể cả vào ban ngày.
Trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh xã hội đang ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến cách chúng ta sinh hoạt, cảm nhận về bản thân mình và những người khác. Một số ít người bị trầm cảm có thể khỏi mà không cần điều trị, nhưng đa số bệnh nhân đều cần phải tiếp nhận điều trị tâm lý. Nguyên nhân gây ra trầm cảm thường đến từ những áp lực cuộc sống như vấn đề công việc, tài chính, các biến cố đặc biệt khiến người bệnh luôn trong trạng thái suy nghĩ, lo âu, căng thẳng kéo dài...
Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở người đang bị trầm cảm đó là cơ thể lúc nào cũng buồn ngủ, đầu óc mơ hồ, mệt mỏi, thiếu sức sống kể cả vào ban ngày. Điều này sẽ khiến bạn giảm năng lượng, đảo lộn thói quen, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ và kéo theo các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc tuyệt vọng, tiêu cực cũng xuất hiện khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Thiếu máu
Thiếu máu là một căn bệnh phổ biến trong thời đại ngày nay do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, hợp lý kết hợp với cách chế biến thiếu khoa học. Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động ở trạng thái bình thường dẫn đến chứng mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, lờ đờ, mất tập trung… Biện pháp cải thiện tình trạng này đó là chúng ta cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể thông qua đường uống hoặc các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính nó và tấn công các khớp khỏe mạnh, đôi khi khiến cho sụn và xương không thể phục hồi. Viêm khớp dạng thấp thường gây ra những cơn đau, đặc biệt là vào ban đêm khiến bạn mất ngủ, ngủ không ngon. Hậu quả là vào ban ngày, cơ thể bạn sẽ bị mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất cảm giác ngon miệng, đau khớp và hay buồn ngủ.
Bệnh về gan
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ đôi khi còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý về gan. Khi gan bị tổn thương thì khả năng dự trữ vitamin, khoáng chất; sản xuất ra protein mới cho cơ thể; tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng của gan cũng bị suy giảm. Chính vì lí do này mà những người bị tổn thương gan thường cảm thấy buồn ngủ bất kể ngày hay đêm.
Thiểu năng tuần hoàn máu
Thiểu năng tuần hoàn não là căn bệnh do các mạch máu sau gáy bị chèn ép khiến máu chảy về não không đủ, các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là khó ngủ về đêm nhưng ban ngày lúc nào cũng trong trạng thái lơ mơ, ngủ gà gật. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các vấn đề như đau đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, khó tập trung... Do đó, nếu thấy các triệu chứng này thì bạn cần đi khám ngay bởi tình trạng thiếu máu não lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Thay đổi hormone
Trong một số thời kỳ nhạy cảm của phụ nữ như kỳ kinh nguyệt, mang thai, thời kỳ tiền mãn kinh... các hormone trong cơ thể thay đổi dẫn đến nhiều xáo trộn về thể chất. Cơ thể không thích ứng kịp với những thay đổi này thường sẽ rơi vào tình trạng lo âu, uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng và thường xuyên buồn ngủ.
Vậy có cách nào khắc phục tình trạng hay buồn ngủ, ngủ gà gật mọi lúc mọi nơi này không?
5 cách chống buồn ngủ hiệu quả
Trên thực tế, để cải thiện tình trạng hay buồn ngủ, ngoài việc theo sát liệu trình điều trị các bệnh lý đang mắc phải, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau.
Tạo môi trường dễ ngủ
Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng buồn ngủ nhiều đó là bạn phải có một giấc ngủ chất lượng vào ban đêm. Một giấc ngủ chất lượng không chỉ đảm bảo yếu tố ngủ đủ 7 - 8 tiếng mà còn phải đảm bảo bạn ngủ sâu, ngủ ngon, không bị tình trạng ngủ nông, hay chập chờn. Thời gian tốt nhất để bạn bắt đầu giấc ngủ đó là vào khoảng 10 - 11 giờ tối hằng ngày. Ban đầu thường bạn sẽ rất khó quen với điều này nhưng hãy cố gắng duy trì nó trong khoảng 1 tháng là bạn sẽ dần đi ngủ sớm được thôi.
Ngoài ra, để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, khi ngủ nên tắt hết đèn hoặc chỉ để lại một bóng đèn ngủ có ánh sáng rất nhẹ, không chiếu trực tiếp vào mặt bạn. Bạn cũng có thể nghe một bản nhạc nhẹ trước khi ngủ để bộ não được thư giãn, cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
Đôi khi bạn khó ngủ cũng có thể là do các vật dụng như gối ngủ không phù hợp, không có gối ôm... nên bạn có thể nghiên cứu và tham khảo những sản phẩm như gối cao su, gối ngủ ngon, gối ôm... để sử dụng xem có thể cải thiện được tình trạng mất ngủ không nhé!
>>> Xem thêm: Mẹo đơn giản giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hàng đêm
Thường xuyên vận động
Thường xuyên vận động vào ban ngày giúp cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, cơ bắp hoạt động nhiều cũng trở nên mỏi hơn, từ đó giúp bạn có cảm giác buồn ngủ hơn vào buổi tối. Nếu bạn là người ít vận động, hay buồn ngủ thì hãy xem xét việc chọn một môn thể thao nào đó để tập nhé. Ví dụ bạn có thể tham gia tập thể dục nhịp điệu một vài lần một tuần, bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn, thậm chí, bạn còn cảm thấy tràn đầy sinh lực và tỉnh táo mỗi ngày. Bài tập aerobic đóng vai trò quan trọng trong việc đưa máu đến tim. Không cần phải phức tạp, bạn chỉ cần tập những động tác đơn giản ngay tại nhà mình là được.
Ngay cả khi không thể thường xuyên tập thể dục, bạn cũng có thể thường xuyên vận động mỗi ngày, tùy theo sức khỏe và điều kiện của mình. Ví dụ như đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đi bộ thay vì lái xe... Tuy nhiên, bạn không nên vận động mạnh trước khi đi ngủ nhé, bởi điều này sẽ gây kích thích hệ thần kinh khiến bạn khó ngủ hơn đấy.
Ăn bữa sáng đầy đủ và ăn nhẹ vào buổi trưa
Thường xuyên bỏ bữa sáng chính là nguyên nhân khiến bạn lờ đờ cả ngày, mặc dù có thể bạn không có thói quen ăn sáng. Ngay từ buổi sáng, bạn cần cấp lại năng lượng mất đi trong khi ngủ cũng như cho cả một ngày dài, bởi vậy, bạn ăn sáng không phải chỉ để là ăn mà còn là để cung cấp năng lượng cho cơ thể, vì vậy, hãy cố gắng ăn uống bổ dưỡng nhất có thể.
Một bữa ăn trưa quá nhiều món là ý tưởng tồi tệ nhất. Các cụ thường có câu "căng cơ bụng, chùng cơ mắt", ăn trưa quá nhiều sẽ làm cho bạn cảm thấy “thèm" ngủ kinh khủng sau đó và bạn sẽ phải cố gắng chiến đấu với cảm giác buồn ngủ vào suốt buổi chiều. Vì vậy, hãy chọn cho mình một bữa trưa nhẹ nhàng nhưng đủ chất dinh dưỡng. Nhóm thức ăn lành mạnh này sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều năng lượng.
Ăn ít đường
Đường và cacao là những chất kích thích hệ thần kinh tạm thời, chúng có thể làm cho bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực trong một thời gian, nhưng cuối cùng sẽ làm bạn cảm thấy uể oải và buồn ngủ hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mất năng lượng trong cả ngày, hãy thử cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn của mình, chắc chắn hiệu quả sẽ sớm xuất hiện.
Tranh thủ ngủ trưa
Dù chỉ có một khoảng thời gian nghỉ trưa ngắn ngủi trong ngày làm việc thì bạn cũng hãy cố gắng tận dụng nó để có thể chợp mắt vào buổi trưa. 10 - 15 phút ngủ trưa sẽ không khôi phục lại năng lượng của bạn đến mức tối đa nhưng cũng đủ để giúp bạn lấy lại tinh thần để tập trung làm việc hơn vào buổi chiều.
Xem thêm: Ngủ trưa có tốt không? Nên ngủ trưa bao lâu để tốt cho sức khỏe?
Nếu bạn cần mua các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ như gối ngủ ngon, gối massage... thì hãy liên hệ ngay hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất!
Bạn đang xem: Hay buồn ngủ biểu hiện điều gì? 5 cách chống buồn ngủ hữu hiệu nhất
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Cách trồng dâu tây và chăm sóc đúng kỹ thuật nhanh có quả tại nhà
- Cách tính tiền điện sinh hoạt hàng tháng
- Cách cắm hoa hướng dương 10 bông đẹp, đơn giản, nghệ thuật, tươi lâu
- Phèn chua là gì? Có ăn được không? Tác dụng, tác hại của phèn chua
- Cách tính hóa đơn tiền điện online theo giá điện sinh hoạt, điện 3 pha mới nhất
- Ảnh động 8/3 - Bộ hình ảnh động đẹp chúc mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3