Vinyasa yoga là gì? Có đặc điểm và lợi ích gì? Các động tác vinyasa yoga phổ biến

Vinyasa yoga là một trong những trường phái yoga được rất nhiều người yêu thích luyện tập. Vậy vinyasa yoga là gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng META.vn đi tìm hiểu về vinyasa yoga, lợi ích của vinyasa yoga và những động tác vinyasa yoga phổ biến nhất nhé!

Vinyasa yoga là một trong những trường phái yoga được rất nhiều người yêu thích luyện tập.

>>> Xem thêm: Yoga là gì? Lợi ích của yoga đối với sức khỏe và tinh thần

Vinyasa yoga là gì? Có đặc điểm và lợi ích gì? Các động tác vinyasa yoga phổ biến

Vinyasa yoga là gì?

Vinyasa yoga là gì?

Vinyasa yoga là sự kết hợp hoàn hảo của hai trường phái yoga là power yoga và kundalini. Trong tiếng Ấn Độ, từ “vinyasa” có nghĩa là “sự kết nối”. Vinyasa yoga là bộ môn yoga kết hợp giữa nhịp thở và các chuyển động. Các tư thế trong vinyasa yoga thường được kết thúc bằng tư thế nghỉ. Các động tác trong vinyasa yoga thường không quá khắt khe hay có một khuôn khổ nhất định, các động tác sẽ được kết hợp thành một chuỗi chuyển động tùy vào từng người huấn luyện viên. Tùy theo trình độ mà các huấn luyện viên có thể kết hợp các tư thế yoga từ đơn giản đến nâng cấp như chào mặt trời, chiến binh, cân bằng, uốn lưng... một cách logic và sáng tạo để tạo ra phong cách riêng cho mình.

Lợi ích của vinyasa yoga

Lợi ích của vinyasa yoga

  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Các động tác trong vinyasa yoga thường xuyên được thay đổi, từ đó cơ thể sẽ phải hoạt động liên tục, giúp tiêu hao mỡ thừa hiệu quả.
  • Giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và dẻo dai hơn: Tập vinyasa yoga thường xuyên sẽ giúp các cơ bắp trên cơ thể của bạn trở nên săn chắc, dẻo dai và mạnh mẽ hơn.
  • Tăng sự linh hoạt của cơ thể và giảm nguy cơ gây tổn thương cột sống: Mỗi động tác trong vinyasa yoga đều chứa một sức mạnh nhất định giúp tác động lên từng phần của cơ thể. Tập luyện vinyasa yoga thường xuyên và đúng cách sẽ giúp tăng sự linh hoạt cho cơ thể của bạn. Bên cạnh đó, vinyasa yoga còn giúp bạn giảm nguy cơ gây tổn thương cột sống khi tham gia các hoạt động thể thao khác.
  • Giúp cơ thể tăng khả năng giữ cân bằng: Tập luyện vinyasa yoga thường xuyên còn giúp bạn rèn luyện khả năng giữ cân bằng cơ thể rất tốt.
  • Giúp cải thiện chức năng của phổi: Các bài tập vinyasa yoga thường là kết hợp giữa hơi thở với các chuyển động trong quá trình tập luyện. Do vậy, vinyasa yoga sẽ giúp bạn kiểm soát được nhịp thở của mình một cách khoa học nhất, từ đó giúp khả năng hô hấp của phổi hoạt động tốt hơn.
  • Giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi: Tập vinyasa yoga thường xuyên sẽ mang lại cho bạn một tinh thần thư thái và tĩnh tâm hơn, từ đó giúp bạn loại bỏ được những căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày.
  • Giúp cải thiện giấc ngủ: Khi tinh thần của bạn được cải thiện thì giấc ngủ của bạn cũng trở nên ngon giấc hơn, giúp bạn ngủ sâu hơn, từ đó mang lại cho bạn một cơ thể tràn đầy năng lượng.

Các động tác vinyasa yoga phổ biến

Vinyasa flow

Chuỗi động tác vinyasa flow thường không theo một nguyên tắc cụ thể nào cả mà phụ thuộc vào huấn luyện viên. Mỗi huấn luyện viên thường cá nhân hóa vinyasa flow thành một bài tập logic và có quy trình để hướng dẫn học viên. Về cơ bản, vinyasa flow sẽ bao gồm các tư thế sau:

Kumbhakasana (Plank pose): Tư thế này được thực hiện tương tự như trong tư thế hít đất và thường được sử dụng để khởi đầu cho các động tác tiếp theo trong chuỗi vinyasa flow.

Kumbhakasana (Plank pose)

Ashtanga namaskara (Knees-chest-chin pose): Để tập tư thế này, bạn thở ra khi hạ thấp đầu gối xuống sàn, giữ khuỷu tay hướng lên, nâng mông lên khỏi sàn, phần ngực và cằm chạm xuống sàn.

Ashtanga namaskara (Knees-chest-chin pose)

Bhujangasana (Cobra pose): Đây là tư thế rắn hổ mang trong vinyasa yoga. Để thực hiện, bạn hít vào khi ưỡn ngực về phía trước và chống hai tay dưới sàn, mở rộng chân của bạn dọc theo sàn nhà rồi duỗi các ngón chân ra.

Bhujangasana (Cobra pose)

Adho mukha svanasana (Downward dog pose): Để thực hiện tư thế này, bạn thở ra khi nhấc mông lên, cơ thể sẽ tạo thành chữ V lộn ngược, tay và chân của bạn duỗi thẳng, mắt nhìn về phía bụng hoặc phía hai bàn chân của mình.

Adho mukha svanasana (Downward dog pose)

Surya namaskar

Surya namaskar (sun salutation) được gọi là chuỗi động tác chào mặt trời trong vinyasa yoga. Surya namaskar là một chuỗi các tư thế khởi động để làm nóng cơ thể trước khi vào các động tác khó hơn. Mỗi tư thế trong chuỗi surya namaskar đều được phối hợp nhịp nhàng với hơi thở của bạn. Surya namaskar có rất nhiều biến thể khác nhau, tùy vào các huấn luyện viên yoga.

Surya namaskar (Sun salutation)

Vasisthasana

Vasisthasana (side plank pose) được coi là một trong những tư thế yoga khó nhất của trường phái power yoga được áp dụng trong trường phái vinyasa yoga. Vasisthasana không chỉ yêu cầu sức mạnh mà còn cần sự cẩn thận, tính kiên trì và ý chí sắt đá để thực hiện. Bởi vì, tư thế này có thể gây ra chấn thương khi thực hành rất cao. Do vậy, những người mới tập yoga không nên thực hiện tư thế này.

Vasisthasana (Side plank pose)

Uttanasana

Uttanasana (standing forward bend) là tư thế gập người về phía trước trong vinyasa yoga. Để thực hiện động tác này, bạn hãy cúi gập người về phía chân một cách từ từ và chậm rãi. Khi thực hiện tư thế uttanasana bạn cần phải kéo giãn hết cỡ cơ hông và lưng. Tiếp theo, bạn hãy cố gắng gập người sát vào hai chân nhất nếu có thể, bạn chú ý không được nhón hai chân lên, giữ chân thẳng, tay chạm xuống sàn nhà.

Uttanasana (Standing forward bend)

Một số lưu ý khi tập vinyasa yoga

Một số lưu ý khi tập vinyasa yoga

  • Thông thường, vinyasa yoga sẽ được phân theo nhiều cấp độ khác nhau từ những tư thế cơ bản đến nâng cao. Để thực hiện được các tư thế khó trong vinyasa yoga, bạn cần có kinh nghiệm nhiều với yoga trước đó, cơ thể đủ dẻo dai và sức mạnh cơ thể tốt. Do vậy, khi mới tập vinyasa yoga, bạn hãy thử những tư thế cơ bản nhất rồi nâng cao dần theo thời gian để đạt được hiệu quả cao nhất nhé.
  • Nếu bạn muốn thử sức với vinyasa yoga mà chưa tập yoga bao giờ thì bạn không nên tự tập tại nhà. Thay vào đó, bạn hãy tham gia một lớp học vinyasa yoga với sự hướng dẫn của huấn luyện viên yoga chuyên nghiệp để đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất cũng như tránh gặp chấn thương khi tập.
  • Bạn không nên ăn no trước khi tập. Bạn nên ăn trước khi tập khoảng 2 đến 3 tiếng.
  • Bạn nên tập vinyasa yoga với một tinh thần thoải mái, bởi vì, nếu bạn tập nó khi tức giận hay khó chịu có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập.
  • Bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý và khoa học, đặc biệt không nên tập quá sức.
  • Khi tập, bạn nên mặc trang phục thoải mái và dễ chịu để thực hiện các động tác dễ dàng hơn.
  • Cuối cùng, bạn nên sắm cho mình một chiếc thảm tập yoga hoặc tấm chiếu yoga chuyên dụng để luyện tập vinyasa yoga, giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả tập luyện.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn.

>>> Xem thêm:

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm thể thao như thảm tập yoga, giày thể thao, dụng cụ thể lực gia đình.

Bạn đang xem: Vinyasa yoga là gì? Có đặc điểm và lợi ích gì? Các động tác vinyasa yoga phổ biến

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết