Bệnh viêm mũi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng tránh hiệu quả
Bạn khó chịu vì liên tục hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi? Vậy thì rất có thể bạn đã mắc chứng viêm mũi, một chứng rất thường gặp hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm mũi và tìm ra cách xử lý, phòng tránh loại bệnh này thật hiệu quả nhé!
Bạn khó chịu vì liên tục hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi? Vậy thì rất có thể bạn đã mắc chứng viêm mũi, một chứng bệnh rất thường gặp hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm mũi và tìm ra cách xử lý, phòng tránh loại bệnh này thật hiệu quả nhé!
Nội dung
Viêm mũi là bệnh gì? Nguyên nhân đến từ đâu?
Viêm mũi là tình trạng kích ứng, viêm lớp niêm mạc mũi với điểm đặc trưng là hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi đôi khi còn vướng đàm trong cổ họng. Viêm mũi được phân thành ba loại:
- Viêm mũi nhiễm trùng: Bao gồm nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính.
- Viêm mũi không dị ứng không hoạt động (vasomotor): Bao gồm chứng viêm mũi tự phát, hoóc môn, lao động nghề nghiệp, vị giác, cũng như viêm mũi do thuốc.
- Viêm mũi dị ứng: Gây ra bởi phấn hoa, nấm mốc, súc vật, bụi, và các chất gây dị ứng hít vào.
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi là do bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc do hệ miễn dịch phản ứng mạnh với các yếu tố bên ngoài môi trường như phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc… Bệnh viêm mũi hình thành tùy thuộc vào sức đề kháng, cũng như sự thích nghi của cơ địa mỗi người trước tác nhân gây bệnh và nó có yếu tố di truyền từ bố mẹ. Ngoài ra, các dị hình ở mũi như gai, lệch vách ngăn cũng dễ gây ra viêm mũi. Bệnh ảnh hưởng đến mọi đối tượng và là một trong những bệnh lý về tai mũi họng chiếm tỷ lệ mắc nhiều nhất.
>> Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng, Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, Bệnh viêm mũi vận mạch
Triệu chứng, tác hại của bệnh viêm mũi
Triệu chứng khi bị viêm mũi
Các triệu chứng của bệnh viêm rất phức tạp, tùy theo những loại viêm mũi khác nhau sẽ có những biểu hiện chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, các loại viêm mũi đều sẽ có những biểu hiện chung sau:
- Tắc, nghẹt mũi: Triệu chứng dễ thấy nhất khi bị viêm mũi đó là nghẹt mũi, mũi đỏ lên, hơi thở khò khè, hít thở khó khăn. Triệu chứng này không có tính liên tục mà thường mất đi khi thời tiết nóng lên hay khi vận động và thường xuất hiện trở lại khi ngồi hoặc nằm im, khi nhiệt độ xuống thấp...
- Dịch mũi nhiều: Khi bị viêm, mũi thường tiết ra nhiều dịch nhầy gây cản trở đường thở, mũi phát ra tiếng sụt sịt khi thở.
- Suy giảm khứu giác: Khi mũi bị viêm, niêm mạc mũi sẽ đỏ lên và sưng phù, không khí khó đi vào dẫn tới suy giảm khứu giác hoặc niêm mạc khứu giác chịu kích thích lâu dài của chứng viêm mũi mạn tính, chức năng khứu giác suy giảm hoặc mất dần.
- Đau đầu chóng mặt: Viêm mũi mạn tính biểu hiện ở cảm giác nặng đầu, kèm theo chóng mặt gây mệt mỏi, khó chịu, mất tập trung, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
>> Tìm hiểu: Nước mũi từ đâu ra? Màu nước mũi cảnh báo gì về tình trạng sức khỏe?
Tác hại của bệnh viêm mũi
Đối với bệnh viêm mũi cấp tính, viêm mũi nhẹ, tác hại của bệnh không có quá nhiều ngoài việc gây ra những triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu… khiến cơ thể mệt mỏi, mất tập trung ảnh hưởng đến công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, khi bị viêm mũi cấp tính lâu ngày, thường xuyên viêm mũi mà không được chữa trị kịp thời, bệnh rất có thể biến thành viêm mũi mãn tính hoặc tệ hơn là biến chứng thành viêm xoang, hen suyễn, viêm tai giữa… Một số biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn. Hoặc bệnh có thể biến chứng lên vùng mắt gây xước giác mạc, viêm kết mạc, ngứa mắt, giảm thị lực...
Cách trị viêm mũi và phòng tránh hiệu quả như thế nào?
Viêm mũi nếu không chữa trị kịp thời thì rất có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu các cách trị viêm mũi cũng như cách phòng tránh viêm mũi hiệu quả dưới đây để cùng áp dụng nhé!
Cách trị viêm mũi hiệu quả
- Dùng thuốc chữa viêm mũi: Đây là cách trị viêm mũi phổ biến nhất bởi rất nhanh và tiện lợi. Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định là: Thuốc kháng sinh Histamin, thuốc xịt mũi chứa nước muối, thuốc thông mũi, thuốc Corticosteroid dạng xịt, thuốc kháng Cholinergic…
- Dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị: Một số người bị “lờn” thuốc hoặc mẫn cảm với các loại kháng sinh, trẻ nhỏ sợ uống thuốc… thường hay sử dụng các sản phẩm như: Máy khí dung, máy hút mũi, bình rửa mũi, máy điều trị viêm mũi dị ứng. Các sản phẩm này sử dụng các hình thức điều trị như: Làm sạch khoang mũi, lấy đi phần dịch nhầy, đờm trong xoang mũi, họng giúp đường thở thông thoáng hơn; đưa thuốc vào cơ thể theo dạng phun sương giúp cơ thể dễ thẩm thấu, ít gây phản ứng phụ; sử dụng ánh sáng giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong khoang mũi.
- Sử dụng các phương pháp dân gian: Có rất nhiều các phương pháp dân gian thường dùng để trị viêm mũi như sử dụng hành tỏi, gừng; uống nước cà chua nóng; xông tinh dầu bạch đàn… Những mẹo chữa viêm mũi dân gian ở trên cho hiệu quả tốt nhất với các trường hợp bị viêm mũi nhẹ. Dùng kiên trì sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao hiệu quả của thuốc tây.
- Phẫu thuật chữa bệnh viêm mũi: Bệnh viêm mũi mãn tính tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xoang mũi và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh. Lúc này phẫu thuật có thể được đề nghị. Phẫu thuật nội soi mũi xoang là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay để điều trị viêm mũi. Đây cũng là cách sau cùng được lựa chọn khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi
Cách tốt nhất để ngăn ngừa và rút ngắn thời gian điều trị viêm mũi đó chính là tránh được các tác nhân gây bệnh cũng như các yếu tố kích hoạt từ bên ngoài môi trường. Việc thay đổi lối sống cũng hữu ích trong trường hợp bạn bị viêm mũi.
- Xịt rửa mũi thường xuyên 1-2 ngày/lần bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc chai xịt chuyên dụng.
- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khi làm việc trong môi trường hóa chất, lúc làm vườn, dọn dẹp...
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi trời hanh khô hoặc ngồi trong phòng điều hòa.
- Xông hơi bằng tinh dầu hoặc nước ấm 1 tuần từ 2 - 3 lần.
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối khoáng.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung các vitamin làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Lắp đặt máy lọc không khí và máy tạo độ ẩm trong nhà.
- Hút bụi và giặt giũ thảm, chăn, gối, rèm cửa thường xuyên. Phơi ngoài nắng to cho khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.
- Không để thú cưng ngủ trong nhà hoặc trên giường.
- Không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc lá.
- Hạn chế các thực phẩm có thể gây ngứa, dị ứng như tôm, cua, thịt bò hoặc bất cứ thức ăn nào từng khiến bạn bị dị ứng.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Đóng kín cửa sổ khi khu vực xung quanh có nhiều hoa.
Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh viêm mũi và cách xử lý loại bệnh này. Nếu bạn cần tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm điều trị, hãy truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
Bạn đang xem: Bệnh viêm mũi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng tránh hiệu quả
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?