9 tác dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe
Củ gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, nhưng ngoài làm thực phẩm thì tác dụng của gừng với sức khỏe cũng rất tích cực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu củ gừng có những tác dụng gì nhé!
Củ gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, nhưng ngoài làm thực phẩm thì tác dụng của gừng với sức khỏe cũng rất tích cực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu củ gừng có những tác dụng gì nhé!
9 tác dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe
9 tác dụng tuyệt vời của gừng với sức khỏe
Chữa cảm lạnh
Một trong những tác dụng của gừng mà chúng ta không thể bỏ qua đó là tác dụng chữa cảm, sốt. Gừng có vị cay, tính ấm, khi sử dụng cùng nước ấm có tác dụng làm giãn các mao mạch, giúp tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài để chống lại virus hợp bào hô hấp - nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh. Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng gừng tươi nấu với rượu để cạo gió, giải cảm cho người bị cảm lạnh, gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Điều trị một số bệnh đường tiêu hóa
Gừng có hiệu quả trong điều trị một số triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng, trào ngược dạ dày... Củ gừng và tinh dầu gừng thường được coi là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, sử dụng gừng một cách vừa phải mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường trong máu, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, kích thích sự thèm ăn cũng như duy trì hệ tiêu hóa trong trạng thái tốt nhất.
Chống viêm
Gừng còn có tác dụng chống viêm hiệu quả mà không gây loét dạ dày như các loại thuốc chống viêm khác. Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp hiện nay đều có chứa những thành phần chiết xuất từ gừng. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Bên cạnh đó, tác dụng chống viêm của gừng cũng có ích cho việc điều trị viêm nha chu và phòng ngừa các bệnh về răng miệng như sâu răng, áp xe răng... Bạn có thể thường xuyên uống trà gừng nóng hoặc súc miệng bằng nước gừng để bảo vệ răng miệng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về răng.
Chống ung thư
Trong gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự hoạt động của một số loại bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã cho thấy, các hợp chất trong gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng và bảo vệ da khỏi ánh sáng tia cực tím - tác nhân gây ung thư da.
Chống say tàu xe, ốm nghén
Tác dụng của gừng trong việc chống say tàu xe hay giảm các triệu chứng ốm nghén được đánh giá là khá hiệu quả. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm nóng cơ thể và giảm triệu chứng buồn nôn khi đi tàu xe. Ngoài ra, nó cũng kích thích cảm giác thèm ăn cho các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn ốm nghén, chán ăn, thường xuyên ăn không tiêu.
Giảm stress, đau đầu
Một tác dụng khác của gừng đó là khả năng giảm đau đầu, giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng như chóng mặt, bồn chồn và lo lắng... Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay đau đầu, bạn chỉ cần nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút là các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt.
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm cho các tế bào não kéo dài tuổi thọ và cung cấp chất chống oxy hóa để ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào não. Vì thế, gừng giúp chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ (do tuổi tác), nhất là giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Hỗ trợ giảm đau lưng, đau vai
Người ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một tư thế thường hay gặp phải các chứng đau lưng, đau vai gáy. Khi bị đau lưng và đau vai, bạn nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn hoặc dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.
Giảm cholesterol, phòng ngừa tiểu đường
Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol cũng như ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết. Do vậy, sử dụng gừng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường...
Hỗ trợ giảm cân
Những cách sử dụng gừng phổ biến
Với những tác dụng tuyệt vời của củ gừng với sức khỏe, loại thực vật này được sử dụng làm nguyên liệu cho rất nhiều đồ ăn thức uống, phổ biến nhất có thể kể đến đó là trà gừng, kẹo gừng và nước gừng mật ong.
Trà gừng
Trà gừng có vị ấm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, do chứa các thành phần gingerol, shogaol, zingerone và paradol. Các tác dụng của trà gừng tươi có thể kể đến đó là hỗ trợ giảm cân, trị ho, giải cảm, giảm buồn nôn, chóng mặt khi đi tàu xe, tăng cường hệ miễn dịch và chức năng não bộ, giảm đau, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol.
Nước gừng mật ong
Nước gừng mật ong cũng có tác dụng tương tự như khi uống trà gừng, nhưng kèm theo đó là một số tác dụng của mật ong như cải thiện lưu thông máu, chữa trị hen suyễn, bệnh hô hấp, trị ho và giảm viêm hiệu quả do mật ong giàu các thành phần vitamin B, C, D, E và chất làm tăng cường hệ miễn dịch.
Kẹo gừng
Kẹo gừng là món ăn được dùng phổ biến hơn cả vì tiện mang theo bên người, có thể dùng ở mọi lúc mọi nơi. Tùy theo sở thích mỗi người mà có loại kẹo gừng cứng hoặc kẹo gừng mềm với công dụng nổi bật như giữ ấm cho bao tử, chống viêm và tốt cho cổ họng, chống buồn nôn.
>>> Tham khảo: Tự làm kẹo chanh gừng cực ngon và bắt mắt
Những lưu ý khi sử dụng gừng hằng ngày
Mặc dù tác dụng của gừng với sức khỏe là rất tốt nhưng chúng ta không nên sử dụng một cách bừa bãi. Bởi nếu sử dụng vượt quá liều lượng, đôi khi sẽ gây phản tác dụng. Ví dụ như trong ngày bạn ăn nhiều gừng có thể bị ợ nóng, đầy hơi, dạ dày khó chịu, kích ứng vùng miệng. Khi dùng với lượng gừng nhiều trong thời gian dài thì có thể bạn sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn như làm tăng nguy cơ chảy máu (nhất là với phụ nữ mang thai, người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch) hay có thể gây phản ứng với thuốc mà bạn đang dùng.
Vì vậy, khi sử dụng gừng hằng ngày, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Không nên dùng quá 5gr gừng mỗi ngày. Với những ai đang có vấn đề sức khỏe như bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ mang thai hoặc đang sử dụng thuốc, nên tham khảo bác sĩ kĩ trước khi dùng.
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Có thể ăn một ít gừng tươi trước khi dùng bữa để kích thích vị giác và tiết dịch tiêu hóa.
- Có thể uống một ít nước gừng, trà gừng ấm để làm giảm tình trạng đầy hơi, đờm cổ họng và nghẹt mũi.
- Có thể dùng gừng thoa lên da nhưng chỉ nên xoa thử một vùng nhỏ trước để xem gừng có gây kích ứng da không, và thoa trong một thời gian ngắn.
- Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy, khi ăn gừng nên rửa sạch phần vỏ ngoài thay vì gọt vỏ đi.
Trên đây là những tác dụng của gừng mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã biết thêm về giá trị của loại thực phẩm này cũng như biết cách sử dụng nó sao cho an toàn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ những loại nguyên liệu thiên nhiên như gừng để giúp tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bạn đang xem: 9 tác dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?