Rửa mũi có tác dụng gì? Có nên rửa mũi thường xuyên không?
Nhiều các chị em phụ nữ thường rỉ tai nhau về tác dụng của việc rửa mũi, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vậy rửa mũi có tác dụng như thế nào? Chúng ta có nên rửa mũi thường xuyên hông? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Nhiều các chị em phụ nữ thường rỉ tai nhau về tác dụng của việc rửa mũi, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vậy rửa mũi có tác dụng như thế nào? Chúng ta có nên rửa mũi thường xuyên không? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Nội dung
Rửa mũi là gì? Rửa mũi có tác dụng gì?
Rửa mũi (còn gọi là vệ sinh mũi, xịt rửa mũi hoặc thụt rửa mũi) là một thói quen vệ sinh cá nhân trong đó khoang mũi được rửa để rửa trôi chất nhầy và mảnh vụn từ mũi và xoang. Theo các báo cáo y tế thì đây là một thói quen có lợi và chỉ có một số tác dụng phụ nhỏ. Rửa mũi cũng có thể đề cập đến việc sử dụng nước muối xịt mũi hoặc máy phun sương để làm ẩm màng nhầy.
Vậy thì tại sao càng ngày càng có nhiều người bị “nghiện” rửa mũi? Rửa mũi thật sự có tác dụng như thế nào? Phương pháp rửa mũi trong viêm mũi xoang mãn tính có lợi ích như một phương pháp hỗ trợ song song với việc dùng thuốc điều trị, làm cải thiện triệu chứng của bệnh, làm người bệnh thấy tốt hơn, đồng thời có thể làm giảm bớt việc sử dụng thuốc điều trị và kháng sinh. Bơm rửa mũi trong bệnh viêm mũi dị ứng cũng cho thấy có một số lợi ích nhất định, giúp giảm mức độ nặng của triệu chứng khi dùng kèm với thuốc điều trị, so với những bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc điều trị mà không rửa mũi. Các nghiên cứu cho thấy việc rửa mũi giúp làm:
- Giảm đáng kể chất nhầy ở mũi.
- Giảm nghẹt mũi.
- Giảm sử dụng các thuốc hỗ trợ khác (thuốc ho, thuốc sổ mũi…).
>>> Xem thêm: Nước rửa mũi nào tốt: Gói muối rửa mũi, nước muối sinh lý hay nước muối tự pha?
Có nên rửa mũi thường xuyên không?
Hiện nay có rất nhiều người, đặc biệt là người có con nhỏ thường xuyên thực hiện rửa mũi cho bản thân và bé. Tuy nhiên cũng nhiều người băn khoăn việc xịt rửa mũi thường xuyên như thế có gây ảnh hưởng gì đến niêm mạc mũi hay không?
Một số ý kiến còn cho rằng, rửa mũi thường xuyên, lâu dài là không cần thiết, có thể làm niêm mạc mũi mất đi những yếu tố miễn dịch quý giá giúp chống lại vi trùng, nấm, virus do cơ thế tạo ra.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, mũi cũng cần được chăm sóc, giữ gìn vệ sinh mỗi ngày, giống như việc đánh răng, rửa mặt. Thói quen vệ sinh mũi mỗi ngày có tác dụng tích cực đến hệ hô hấp, rửa mũi đúng cách có thể phòng tránh nhiều bệnh lý lây lan qua đường hô hấp một cách hiệu quả, đặc biệt là khi không khí ô nhiễm, lượng bụi hít vào sẽ cao hơn.
Hướng dẫn rửa mũi nhanh chóng - dễ dàng nhất
Cách rửa mũi cho trẻ em mẹ nên tham khảo
Rửa mũi cho trẻ tốt nhất là dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối rửa mũi chuyên dụng cho bé. Các loại nước muối này có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi bị viêm và rất an toàn, không gây tác dụng phụ.
Cách rửa mũi thông thường gồm các bước sau:
- Bước 1: Để trẻ trên gối cao hoặc nằm nghiêng trên mặt phẳng (giường, ghế làm thủ thuật) cho bé không bị sặc vào đường thở.
- Bước 2: Dùng chai hoặc bình rửa mũi đã được làm ấm rửa mũi. Thông từng bên cho đến khi dịch viêm được đẩy ra bên đối diện.
- Bước 3: Nếu dịch đặc thì nên dùng máy hút mũi sau khi rửa 2 - 3 phút.
- Bước 4: Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi.
Thời gian rửa phụ thuộc tình trạng viêm mũi xuất tiết hay dịch mủ. Nếu gặp khó khăn trong quá trình vệ sinh mũi khi trẻ bị bệnh, cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để thực hiện đúng quy trình, tránh gây tổn thương sâu hoặc bệnh của trẻ thêm nặng hơn. Đặc biệt, không nên lạm dụng rửa quá nhiều gây teo niêm mạc mũi và không nên sử dụng dây hút mũi cho trẻ vì dễ làm tổn thương niêm mạc mũi.
>> Tham khảo:
- Top 3 bình rửa mũi cho trẻ tốt nhất, an toàn nhất hiện nay
- Máy hút mũi cầm tay là gì? Nên mua máy hút mũi cầm tay nào cho bé tốt?
Cách rửa mũi cho người lớn
Cách vệ sinh mũi cho người lớn thường đơn giản hơn rất nhiều. Để rửa mũi bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý cho vào bình xịt phun sương hoặc mua các sản phẩm bình vệ sinh mũi chuyên dụng như bình rửa mũi Nasal Rinse, bình rửa mũi Cát Linh hay các chai xịt rửa mũi bán sẵn tại các hiệu thuốc. Đối với sản phẩm của Nasal Rinse, Cát Linh, bạn sẽ được tặng kèm gói hỗn hợp rửa.
>> Tham khảo: Đánh giá muối rửa mũi xoang Cát Linh Sinufresh có tốt không?
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh mũi bằng bình chuyên dụng Nasal Rinse:
- Bước 1: Rửa tay, tháo nắp chắn bụi và vặn mở nắp bình dụng cụ. Cho 1 gói hỗn hợp rửa vào bình. Kiểm tra đảm bảo ống dẫn nước nhỏ đính chặt vào mặt trong của nắp bình dụng cụ
- Bước 2: Cho nước sạch (nước lọc tinh khiết, nước uống đóng chai, nước cất…), tốt nhất ở nhiệt độ hơi ấm (tương đương nhiệt độ cơ thể, tức 37oC) vào đến vạch 240ml và pha vào 1 gói hỗn hợp rửa mũi sẽ tạo thành dung dịch đẳng trương. Đậy và vặn chặt nắp bình, chú ý vị trí miếng đệm cao su bên trong nắp để đảm bảo nắp đậy kín. Dùng ngón tay trỏ bịt nắp vòi xịt, những ngón còn lại ôm bình rồi lắc vài lần cho tan hết hỗn hợp trong bình
- Bước 3: Đầu thẳng và hơi cúi xuống bồn rửa. Đặt vòi xịt vào một bên lỗ mũi. Bắt đầu thở bằng miệng (chỉ thở bằng miệng, không nói, cười, nuốt trong suốt lúc rửa). Dùng tay bóp bình nhẹ nhàng để dung dịch từ trong bình chảy vào mũi bên này rồi chảy ra mũi bên kia, sau đó nhả tay rồi bóp tiếp. Lặp đi lặp lại động tác bóp nhả bình như vậy với tốc độ khoảng 1 lần bóp / giây để dòng dung dịch chảy liên tục qua mũi, sẽ giúp rửa sạch hiệu quả và tạo cảm giác thư giãn. Không bóp bình quá mạnh, quá nhanh hoặc bóp rồi giữ quá lâu vì bình sẽ đàn hồi không kịp và giảm tác dụng thấm/rửa
- Bước 4: Sau khi rửa xong bên mũi thứ nhất, hít sâu bằng miệng rồi thở nhẹ nhàng bằng mũi để đẩy hết các chất bẩn, dịch nhầy và dung dịch rửa còn dư ra ngoài. Không hỉ mũi quá mạnh vì sẽ gây tổn thương hoặc kích ứng niêm mạc
- Bước 5: Lặp lại bước 3 cho bên mũi còn lại khi đã rửa được khoảng một nửa bình dung dịch hoặc có thể rửa mỗi bên mũi một bình nếu cần.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đơn giản, đúng cách và đảm bảo an toàn
Lưu ý an toàn khi thực hiện rửa mũi
Mũi là một cơ quan nhạy cảm, thông đến nhiều bộ phận trên cơ thể, vì vậy bạn nên cẩn thận lưu ý những điều sau khi thực hiện rửa mũi cho cả người lớn và trẻ nhỏ:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi xịt rửa mũi.
- Không bơm quá mạnh tay cũng như không để đầu bơm quá hẹp, tạo thành áp lực cao gây ù tai, đau tai, tổn thương niêm mạc mũi.
- Khi xịt mũi yêu cầu giữ đầu thẳng, không ngẩng lên hay nghiêng đầu trong quá trình xịt. Việc này đảm bảo dung dịch vệ sinh mũi được phun thẳng vào trong cánh mũi chứ không chảy ngược lên xoang tai hay xoang họng gây sặc hoặc khó chịu cho người dùng.
- Khi xì mũi bắt buộc phải bịt 1 bên và xì mũi bên còn lại, không xì cả 2 bên mũi cùng lúc tránh dịch chảy ngược vào xoang và tai. Đây là điểm bố mẹ cần lưu ý nhất là khi xịt mũi cho trẻ, để cho nhanh nhiều bố mẹ yêu cầu trẻ xì cùng lúc cả 2 mũi, điều này rất nguy hiểm vì dịch chảy ngược vô tình cũng cuốn theo vi khuẩn và bụi bẩn chảy vào xoang tai của bé, gây nhiều hội chứng viêm tai không mong muốn.
- Khi xịt rửa mũi yêu cầu xì hết dịch ra ngoài, sau khi xịt rửa phải lau khô bằng khăn giấy mềm để trả lại độ ẩm an toàn cho mũi.
- Nếu muốn rửa mũi cho trẻ dưới 2 tuổi thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
- Nếu bạn đang bị các bệnh về hô hấp, xoang mũi thì nên rửa mũi hằng ngày. Khi các triệu chứng đã giảm đi thì có thể chuyển sang rửa cách ngày.
>>> Thông tin hữu ích:
Rửa mũi là một phương pháp rất có lợi cho sức khỏe của mỗi người, tuy nhiên, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn cũng như những lưu ý mà chúng tôi đã nêu trên.
Bạn đang xem: Rửa mũi có tác dụng gì? Có nên rửa mũi thường xuyên không?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?