Chứng nghẹt mũi: Nguyên nhân, tác hại, cách chữa trị và phòng tránh hiệu quả
Nghẹt mũi là một bệnh hô hấp thường gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu, bức bối trong sinh hoạt mà nếu như để lâu không chưa rất có thể dẫn đến mãn tính và biến chứng thành những bệnh nặng hơn. Để phòng tránh được bệnh, bạn cần hiểu rõ, nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh nghẹt mũi như thế nào.
Nghẹt mũi là một bệnh hô hấp thường gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu, bức bối trong sinh hoạt mà nếu như để lâu không chữa rất có thể dẫn đến mãn tính và biến chứng thành những bệnh nặng hơn. Để phòng tránh được bệnh, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh nghẹt mũi như thế nào.
Nội dung
Chứng bệnh nghẹt mũi là gì? Nguyên nhân do đâu?
Nghẹt mũi hay ngạt mũi là hiện tượng cả hai hay một lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít khiến người bệnh không thể thở dễ dàng bằng mũi. Thông thường, không khí khi đi qua mũi sẽ được hệ thống lông lọc bớt bụi bẩn, sau đó được lớp dịch tiết niêm mạc làm ẩm và cuối cùng được làm ấm bởi hệ thống mạch máu trước khi di chuyển xuống họng và tới phổi.
Vì vậy, khi bị nghẹt mũi, khoang mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường đi của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn, người bệnh không thở được bằng mũi mà phải dùng miệng. Điều này không chỉ gây ra khó khăn cho người bệnh mà còn đem đến nhiều hệ lụy không tốt cho đường hô hấp, dẫn tới các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản….
Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, thông thường nhất là những nguyên nhân dưới đây.
- Dị tật bẩm sinh: Một số trẻ sơ sinh bẩm sinh có lớp màng hay mảnh xương bít kín cửa sau mũi, khiến trẻ bị tịt mũi không thở được.
- Viêm nhiễm: Ngạt mũi có thể là triệu chứng dễ nhận biết của các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng...
- Chấn thương, dị vật trong mũi: Các chấn thương hay dị vật trong mũi cũng có thể khiến bạn bị ngạt mũi.
- Rối loạn nội tiết tố: Đây là nguyên nhân gây nghẹt mũi thường gặp ở bà bầu. Khi mang thai, lượng estrogen tăng cao khiến màng mũi sưng và đóng dịch nhầy. Ngoài ra, do lượng máu tăng lên làm sưng phù các mạch máu, dẫn đến tình trạng đường thở bị thu hẹp. Tìm hiểu: Làm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm?
- Bệnh lý thông thường: Nghẹt mũi có thể là triệu chứng của các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản...
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc huyết áp... nếu lạm dụng thuốc cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như nghẹt mũi.
- Dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng có thể dễ bị ngạt mũi nếu tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa, lông thú vật, thức ăn bị dị ứng…
- Dị dạng khoang mũi: Tình trạng lệch vách ngăn mũi, khối u, polyp trong mũi… cũng có thể gây ra tình trạng tắc mũi. Những nguyên nhân này cần được loại trừ nhất là khi tắc mũi kéo dài.
- Các vấn đề về sức đề kháng: Người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người đang mắc những bệnh khác như tiểu đường… nếu thường xuyên tiếp xúc với không khí khô, lạnh, ô nhiễm… cũng có nguy cơ nghẹt mũi cao hơn.
Tác hại của bệnh ngạt mũi
Bệnh nghẹt mũi không phải là một bệnh cấp tính nguy hiểm tức thời đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan không chữa trị thì sẽ gây cản trở khá nhiều đến cuộc sống, lâu dần sẽ biến thành mãn tính hoặc biến chứng thành bệnh khác khó chữa hơn. Tác hại cụ thể của ngạt mũi có thể kể đến:
- Người mệt mỏi, mất ngủ: Người bệnh cảm thấy khó thở, ngủ không ngon khiến người uể oải, mệt mỏi.
- Thiếu oxy cho não: Đường đi của không khí bị hạn chế, không khí ấm, sạch không qua được mũi khiến lượng oxy vào phổi giảm dẫn đến thiếu oxy lên não, từ đó gây chóng mặt, đau đầu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh suy nhược cơ thể.
- Viêm thanh quản, viêm họng: Nghẹt mũi kéo dài làm người bệnh phải thở bằng miệng. Điều này khiến cổ họng bị khô, không khí không được lọc sạch, khi vào thanh quản chúng có thể gây viêm thanh quản, viêm họng thậm chí viêm phế quản.
Bởi vậy, dù nghẹt mũi không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng thì bạn vẫn nên nhanh chóng chữa trị, tránh chủ quan khiến bệnh nặng thêm.
Cách chữa trị và phòng tránh bị nghẹt mũi
Cách chữa nghẹt mũi
Thông thường khi bị ngạt mũi, nhiều người thường ra hiệu thuốc mua thuốc tây uống khoảng 2 - 3 ngày sẽ khỏi. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và những người mẫn cảm với thành phần của thuốc tây thì việc uống thuốc khá khó khăn và có thể gây ra biến chứng không mong muốn. Vì vậy, bạn có thể “bỏ túi” một vài cách chữa trị khác như dưới đây.
- Sử dụng bình rửa mũi, máy hút mũi: Sử dụng bình rửa mũi, máy hút mũi để xịt rửa mũi mỗi ngày là phương pháp dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Bằng việc này, các chất dịch nhầy trong khoang mũi sẽ được rửa trôi giúp đường thở thông thoáng hơn.
- Sử dụng máy khí dung: Đối với những người mẫn cảm với thuốc tây hoặc khó uống thuốc thì việc sử dụng máy khí dung vừa giúp thuốc được đưa vào cơ thể ở dạng dễ thẩm thấu nhất, vừa giúp làm thông thoáng đường thở. Các triệu chứng tắc mũi, tịt mũi sẽ rất nhanh thuyên giảm. Để tìm hiểu thêm về thiết bị y tế này, mời bạn cùng META đọc bài viết: "Những điều bạn cần biết về máy khí dung mũi họng".
- Điều trị bằng máy trị viêm mũi dị ứng: Máy điều trị viêm mũi dị ứng là một phát minh khá mới và được nhiều người yêu thích sử dụng thời gian gần đây bởi tính an toàn của nó. Máy giúp làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng nhờ vào công nghệ ánh sáng, hiện đại và tuyệt đối an toàn với người sử dụng.
- Uống trà gừng: Uống trà gừng không chỉ làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng mà đây còn được xem như một cách “xông mũi” từ bên trong. Nhờ vậy, cơ thể bạn sẽ được giải tỏa cảm giác mệt mỏi, đường thở thông thoáng hơn và nhanh chóng làm giảm các triệu chứng của bệnh nghẹt mũi.
- Ăn thực phẩm cay: Những loại thực phẩm cay như tiêu, ớt, mù tạt… đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc làm giảm cảm giác khó chịu khi bị ngạt mũi. Bởi vì trong thực phẩm cay có tác dụng làm tăng tốc độ dịch chuyển của chất nhầy trong khoang mũi, giúp đẩy lùi các triệu chứng ngạt mũi dễ dàng.
>> Tham khảo thêm: Chia sẻ 7 mẹo dân gian trị nghẹt mũi nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
Phòng ngừa nghẹt mũi như thế nào?
Các cụ xưa vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì để đến khi có bệnh mới tìm mọi cách để chữa trị thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa nghẹt mũi bằng những cách rất đơn giản sau:
- Xịt rửa mũi thường xuyên 1 - 2 ngày/lần bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc chai xịt chuyên dụng.
- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi trời hanh khô hoặc ngồi trong phòng điều hòa.
- Xông hơi bằng tinh dầu hoặc nước ấm 1 tuần từ 2 - 3 lần.
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối khoáng.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung các vitamin làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, có thể sử dụng máy hút bụi, máy lọc không khí... để tăng cường hiệu quả làm sạch.
Nghẹt mũi không phải là chứng bệnh nguy hiểm, khó chữa. Tuy nhiên mỗi chúng ta vẫn luôn phải cẩn thận đề phòng những loại “bệnh vặt” này để cuộc sống mỗi ngày đều thật thoải mái.
Bạn đang xem: Chứng nghẹt mũi: Nguyên nhân, tác hại, cách chữa trị và phòng tránh hiệu quả
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?