Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường có hiện tượng như hắt hơi liên tục, sổ mũi, ngứa đỏ mắt kèm chảy nước mắt giàn giụa, nghẹt mũi. Để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả bệnh nhân có thể dùng thuốc nhỏ, trị viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc dân gian hoặc điều trị bằng phương pháp ánh sáng từ máy điều trị viêm mũi dị ứng.
Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường do các yếu tố như độ ẩm, chuyển mùa, bụi bẩn, phấn hoa... gây ra khiến cho niêm mạc mũi bị kích ứng nặng nề. Đây là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người mắc phải với những biểu hiện dễ nhận biết như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây xoang mũi, polyp mũi, hen suyễn, bị viêm kết mạc, hen phế quản... Tuy không dễ để điều trị dứt điểm nhưng người bệnh vẫn có thể áp dụng một số cách phổ biến như sử dụng các bài thuốc dân gian, uống thuốc trị viêm mũi dị ứng hoặc sử dụng phương pháp ánh sáng từ máy điều trị viêm mũi dị ứng để hỗ trợ giảm triệu chứng và chữa bệnh.
Xem nhanh nội dung
Máy trị viêm mũi dị ứng Medinose Pro sử dụng được cho người lớn, trẻ em và phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết
Những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng phải kể đến là:
- Viêm mũi dị ứng do cơ địa, thường có tính di truyền.
- Viêm mũi dị ứng thời tiết do mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài. Phần lớn bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết chỉ xuất hiện cố định vào một thời điểm nhất định như mùa xuân hoặc khi thời tiết chuyển mùa.
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện thành từng đợt với các triệu chứng điển hình như:
- Ngứa mũi: Thường là triệu chứng báo hiệu bệnh, có thể ngứa cả 2 bên hốc mũi, đôi khi ngứa lan vào xoang hàm, lan xuống họng và lên mắt, mức độ ngứa phụ thuộc vào từng người.
- Hắt hơi: Có hiện tượng hắt hơi từng tràng, liên tục nhiều lần liền mà không kiềm chế được.
- Ngạt, tắc mũi: Có thể ngạt mũi từng lúc, từng bên, đôi khi là tắc mũi cả hai bên nhưng triệu chứng này có thể không rõ rệt.
- Chảy nước mũi: Đây là triệu chứng nhận diện quan trọng, đi sau triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi. Người bệnh chảy nước mũi loãng và trong, có khi chảy thành giọt, không có mùi, chảy nhiều hơn vào sáng sớm và tối muộn.
- Diễn biến theo mùa: Bệnh này thường xảy ra trong khoảng 7 - 15 ngày, có kèm theo hiện tượng như chảy nước mắt, viêm kết mạc, dị ứng đường hô hấp dưới gây khó thở, hen phế quản. Sau cơn dị ứng bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện gì bất thường.
>> Xem ngay: Tối nay có mưa không? Xem dự báo thời tiết theo giờ
Khi bị viêm mũi dị ứng bạn sẽ có hiện tượng hắt hơi liên tục.
Tác hại của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết như thế nào?
Bệnh viêm mũi dị ứng ngoài việc gây phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt, ăn uống và làm việc hàng ngày ra thì nó còn có thể gây ra những biến chứng bệnh lý về mũi như viêm xoang, polyp mũi, hen suyễn... Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị viêm kết mạc, hen phế quản... rất mệt mỏi.
Chính vì thế, để có thể ngăn chặn căn bệnh này có cơ hội phát triển, bạn nên có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiện nay vẫn chưa có một phương pháp nào có thể chữa dứt điểm loại bệnh khó chịu này. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số cách trị viêm mũi dị ứng khi thay đổi thời tiết hiệu quả nhất là:
1. Trị viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc dân gian
- Gừng tươi: Rửa sạch, khi có cơn viêm mũi ập tới bạn nên nhai gừng. Ngay lập tức, cơn hắt hơi sẽ dứt và cổ họng bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
- Dùng hoa sứ: Hoa sứ rửa sạch, đem cắt nhỏ và phơi khô. Dùng giấy cuốn lại như điếu thuốc lá và sử dụng để xông mũi. Cách làm này có thể giúp thông mũi, chữa nghẹt mũi và tiêu diệt các vi khuẩn ở hốc xoang.
- Hoa ngũ sắc: Đem rửa sạch rồi giã vắt lấy nước. Dùng bông sạch thấm nước đó và nhét vào bên lỗ mũi bị đau khoảng 15 phút rồi lấy ra. Phương pháp này có thể giảm chứng viêm mũi, sưng mũi hiệu quả.
- Mật ong và tỏi: Dùng nước ép tỏi và mật ong trộn đều với nhau theo tỉ lệ 1:2 rồi đem nhỏ mũi mỗi ngày thực hiện 3 lần. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm rõ rệt.
Bạn có thể nhai gừng tươi để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
2. Sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng
Bạn cũng có thể nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ nếu muốn dùng thuốc để trị bệnh viêm mũi dị ứng và đây cũng là phương pháp được đa số các bệnh nhân sử dụng. Một số dạng thuốc có thể gặp như:
- Thuốc kháng sinh histamine.
- Thuốc thông mũi dạng nhỏ hoặc xịt.
- Thuốc corticorid (dùng cho đợt cấp tính và nghiêm trọng).
Dùng thuốc xịt để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
3. Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng phương pháp ánh sáng từ máy điều trị viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng và rất khó chữa trị khiến nhiều người bệnh phải khổ sở. Nếu đã thử qua cách trị viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc dân gian mà không thấy đỡ thì thay vì phải dùng thuốc, bạn hãy thử phương pháp ánh sáng này xem sao, chắc chắn sẽ có hiệu quả ngay lập tức.
Sử dụng phương pháp điều trị bằng ánh sáng sẽ làm hạn chế sự thoát ra của Histamine, làm mất đi và thậm chí làm loại bỏ hoàn toàn phản ứng dị ứng. Mỗi lần điều trị chỉ mất khoảng 4 - 5 phút, cách sử dụng đơn giản một ngày thực hiện 3 lần và ở bất cứ nơi đâu do bạn muốn vì tính gọn nhẹ của máy.
>> Đánh giá chi tiết: Có nên mua máy điều trị viêm mũi dị ứng không?
Một trong những sản phẩm máy điều trị viêm mũi dị tốt nhất thị trường phải kể đến đó là máy trị viêm mũi dị ứng Sneezer Beam của Lifemax. Dòng máy này có thể hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng bằng 2 loại sóng ánh sáng 652 và 940nm để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng chảy nước mũi, đau rát mũi... Máy có thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo người, có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác và được chứng nhận đạt chuẩn ISO 13485, ISO 10993, EMC, EN60601-1, CE 0434 và nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP.
Máy trị viêm mũi dị ứng BioNase sử dụng ánh sáng đỏ có bước sóng thấp và hẹp 660nm sẽ hỗ trợ điều trị rất hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Bạn đang xem: Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Phơi nhiễm là gì? Xử lý phơi nhiễm như thế nào?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?