Chứng sổ mũi, chảy nước mũi: Nguyên nhân, tác hại, cách chữa trị và phòng tránh

Thay đổi thời tiết dễ dẫn đến những bệnh hô hấp như ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi. Đây không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ thành mãn tính và biến chứng thành các bệnh khác nguy hiểm hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng sổ mũi, chảy nước mũi để biết rõ hơn những tác hại của bệnh lý này.

Thay đổi thời tiết dễ dẫn đến những triệu chứng bệnh hô hấp như sổ mũi, chảy nước mũi. Đây không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ thành mãn tính và biến chứng thành các bệnh khác nguy hiểm hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng sổ mũi, chảy nước mũi để biết rõ hơn những tác hại của bệnh lý này.

Nguyên nhân của bệnh sổ mũi

Sổ mũi, chảy nước mũi là hiện tượng sức khỏe hầu như ai cũng từng có lần mắc phải, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa. Cụ thể hơn, đây là tình trạng xuất hiện dịch chảy ra từ mũi. Dịch có thể loãng hoặc đặc, có màu trắng, vàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu.

Nguyên nhân gây bệnh sổ mũi

Bệnh sổ mũi thường đi kèm với biểu hiện đau nhức mũi, ngạt mũi và khó thở do lượng dịch chảy ra nhiều gây bít tắc lỗ mũi. Trong trường hợp dịch quá đặc, vùng mũi bị tắc hoàn toàn, bạn sẽ không thở được và phải thở bằng đường miệng. Hiện tượng chảy nước mũi có thể xuất hiện ở lỗ mũi bên trái hoặc lỗ mũi bên phải hoặc đồng thời cả hai bên mũi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sổ mũi, trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Bệnh lý viêm xoang cấp tính (nhiễm trùng xoang)
  • Viêm xoang mãn tính
  • Dị ứng, viêm mũi dị ứng
  • Viêm mũi
  • Viêm đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm họng, viêm amidan)
  • Cảm lạnh thông thường
  • Sử dụng thuốc xịt thông mũi
  • Vách ngăn mũi có vấn đề (lệch, vẹo vách ngăn)
  • Tiếp xúc với không khí quá khô
  • Thay đổi nội tiết
  • Cúm
  • Polyp mũi
  • Hen suyễn

Tùy theo từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau, phù hợp với từng người bệnh như: Sử dụng thuốc, sử dụng máy hút mũi, bình rửa mũi, các loại máy điều trị viêm mũi dị ứng hay máy khí dung…

>> Tìm hiểuTại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị sổ mũi? Xử lý và phòng tránh thế nào?

Sổ mũi, chảy nước mũi có tác hại như thế nào?

Tác hại khi bị sổ mũi

Bệnh sổ mũi thường gây bít tắc đường hô hấp khiến việc hít thở trở nên khó khăn, người bệnh thường mất ngủ hoặc khó ngủ gây mệt mỏi, thiếu tập trung làm ảnh hưởng đến công việc và học tập. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là một chứng bệnh đơn giản và khá dễ chữa trị nên bạn không cần phải quá lo lắng. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh và hết hẳn sau 1-3 ngày điều trị đúng chỉ định.

Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không chữa trị, bệnh có thể sẽ nặng và biến chứng thành một số bệnh như:

  • Viêm mũi cấp: Là bệnh thường gặp sớm nhất, ban đầu có thể chỉ là tình trạng chảy nước mũi do phản ứng lại với sự thay đổi của thời tiết, của dị nguyên. Tuy nhiên, nếu mũi không được làm sạch (uống thuốc, rửa mũi, dùng máy hút mũi hút dịch…) và tình trạng bị chảy nước mũi kéo dài sẽ dẫn đến viêm mũi.
  • Viêm xoang: Bệnh sổ mũi không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, dịch tiết còn đọng lại trong các hốc, các xoang, chứa nhiều vi khuẩn dẫn đến viêm xoang. Lâu dần là viêm xoang mãn tính, vô cùng khó chữa, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Bệnh về cuốn mũi: Bệnh sổ mũi kéo dài, viêm nhiễm làm cuốn mũi phù nề, lâu dần thoái hóa. Hoặc có thể do dùng thuốc co mạch xịt mũi không đúng liều lượng, làm teo cuốn mũi.
  • Các bệnh về tai, họng: Do hệ thống tai - mũi - họng thông với nhau qua các xoang, các hốc, nên một trong ba bộ phận bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến hai bộ phận còn lại. Tình trạng dịch tiết, mủ viêm của bệnh sổ mũi có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ở tai và họng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm tai ứ mủ…

>> Tham khảo thêmLàm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm?

Điều trị sổ mũi, chảy nước mũi như thế nào

Sổ mũi, chảy nước mũi là những bệnh thường gặp vì vậy cũng có rất nhiều cách chữa trị khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp một số cách chữa bệnh sổ mũi mà bạn có thể tham khảo.

Chữa sổ mũi bằng Tây Y

Chữa sổ mũi bằng thuốc Tây y

Với nhịp sống bận rộn hiện nay thì việc sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh là cách vừa nhanh vừa tiện lợi. Tuy nhiên, bạn nên tới gặp bác sĩ để được khám một cách chi tiết và kê đơn, tránh mua và uống thuốc vô tội vạ không theo chỉ định, có thể dẫn đến “lờn thuốc” hay uống mãi mà không khỏi bệnh.

Đối với những người gặp khó khăn trong việc uống thuốc, trẻ nhỏ sợ uống thuốc, bạn có thể sử dụng kết hợp máy khí dung để đưa thuốc vào cơ thể theo đường hô hấp. Đồng thời các hạt phun sương từ máy khí dung cũng sẽ giúp làm lỏng kết cấu dịch mũi, khiến cho đường thở trở nên thông thoáng hơn.

Chữa chảy nước mũi bằng Đông Y

Điều trị sổ mũi bằng thuốc đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh sổ mũi hay gặp nhất là do phong hàn và phong nhiệt còn gọi là bệnh cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt.

  • Bài thuốc 1: Với bệnh cảm mạo phong hàn, có thể sử dụng bài thuốc Ma hoàng thang gồm: các vị Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 12g, Quế chi 6g, Cam thảo 6g sắc ngày 01 thang. Hoặc dùng bài thuốc Kinh phong bại độc tán gồm: Sài hồ 40g, Tiền hồ 40g, Chỉ xác 40g, Xuyên khung 40g, Khương hoạt 40, Độc hoạt 40g, Phục linh 40g, Cát cánh 40g, Phòng phong 40g, Cam thảo 20g, Kinh giới 40g, tán bột, pha uống ngày 12g.
  • Bài thuốc 2: Với cảm mạo phong nhiệt, dùng bài thuốc Ngân kiều tán với tác dụng tân lương giải biếu gồm: Kim ngân 40g, Liên kiều 40g, Cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Lá tre 24g, Cam thảo 20g, Đậu xị 20g, Hoa kinh giới 16g, Ngưu bàng tử 24g. Tán bột, pha uống ngày 24g. Hoặc có thể dùng bài Tang cúc ẩm có Tang diệp 12g, Cúc hoa 12g, Hạnh nhân 12g, Liên kiều 8g, Cát cánh 12g, Lô căn 8g, Bạc hà 6g, Cam thảo 6g, sắc uống ngày 01 thang.

Bên cạnh các bài thuốc trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thảo dược khác như: Tía tô, hành tỏi tươi, tinh dầu khuynh diệp… để điều trị tình trạng chảy nước mũi. Tuy nhiên, những phương pháp này thường có tác dụng chậm nên người bệnh phải rất kiên trì mới đạt được kết quả. 

Cách phòng tránh sổ mũi, chảy nước mũi

Ăn nhiều rau quả chứa vitamin C để phòng ngừa sổ mũi

Bệnh sổ mũi không phải là bệnh nguy hiểm vì vậy bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện những biện pháp sau:

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ hằng ngày bằng dung dịch nước sạch hoặc nước muối sinh lí NaCl 0.9%, giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ niêm mạc mũi. Sử dụng bình rửa mũi để đạt được hiệu quả làm sạch tốt nhất.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C nhất là từ các loại hoa quả, rất tốt cho hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh sổ mũi.
  • Tránh tiếp xúc với vi khuẩn, tập thói quen rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ với nước rửa tay, hạn chế hoặc sử dụng đồ bảo hộ, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm, người bị bệnh hay khi phải hoạt động trong khu vực có người mắc bệnh.
  • Tập thể dục thường xuyên, rèn luyện sức khỏe với những bài tập phù hợp nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể thích nghi được với những điều kiện thay đổi của môi trường, thời tiết và các yêu tố dị nguyên.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các bụi bẩn, nấm mốc trong môi trường sống. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng thêm các loại máy lọc không khí, máy hút bụi, robot hút bụi để đem lại hiệu quả tốt hơn. 

Bệnh sổ mũi là một bệnh tuy không khó chữa nhưng chúng ta không nên chủ quan để bệnh lâu ngày, biến chứng thành các dạng bệnh khác. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh lý này tốt hơn. Để tham khảo thêm nhiều thông tin về các loại bệnh hô hấp khác cũng như các loại máy hỗ trợ điều trị, truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ hotline:

Bạn đang xem: Chứng sổ mũi, chảy nước mũi: Nguyên nhân, tác hại, cách chữa trị và phòng tránh

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết