Nước mũi từ đâu ra? Màu nước mũi cảnh báo gì về tình trạng sức khỏe?
Nước mũi là một chất nhầy được cơ thể tạo ra để bảo vệ khoang mũi tuy nhiên, đôi khi lượng chất nhầy này tăng đột biến và có sự thay đổi về màu sắc. Điều này có thể là báo hiệu cho một số bệnh lý trong cơ thể bạn.
Nước mũi là một chất nhầy được cơ thể tạo ra để bảo vệ khoang mũi, tuy nhiên, đôi khi lượng chất nhầy này tăng đột biến và có sự thay đổi về màu sắc. Điều này có thể là báo hiệu cho một số bệnh lý trong cơ thể bạn.
Nội dung
Nước mũi từ đâu ra?
Bạn đã bao giờ tò mò rằng nước mũi từ đâu ra chưa? Nước mũi được tạo ra từ các tuyến niêm mạc dọc theo đường hô hấp của cơ thể, bao gồm mũi, cổ họng và phổi. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, nước mũi được tạo ra từ các tuyến niêm mạc dọc theo đường mũi. Một lượng nhỏ chất nhầy có thể được tạo ra từ các xoang.
Mũi và cổ họng có thể sản xuất khoảng 1 – 2 lít chất nhầy mỗi ngày. Khi cơ thể khỏe mạnh, chất nhầy trong mũi sẽ di chuyển đến phía sau mũi đến cổ họng bởi những sợi lông mao nhỏ trên các tế bào mũi và đi đến dạ dày. Bạn có thể đã nuốt chất nhầy này cả ngày mà không nhận thức được.
Chức năng của nước mũi là gì?
Nước mũi được coi như một màng bảo vệ giúp hệ thống hô hấp tránh khỏi các tác nhân gây hại. Nước mũi có một số chức năng chính như:
- Giữ ẩm cho mũi và các xoang.
- Chống lại bụi bẩn và các hạt khác ngoài một trường khi bạn hít vào.
- Chống lại nhiễm trùng.
- Làm ẩm không khí để bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi hít vào.
- Chứa kháng thể giúp cơ thể nhận ra vi khuẩn, virus.
Tại sao nước mũi đổi màu? Màu nước mũi cảnh báo điều gì?
Mỗi ngày cơ thể chúng ta có thể tạo ra khoảng 1.5 lít chất nhầy từ các protein, kháng thể và muối. Thông thường, khi cơ thể khỏe mạnh thì nước mũi thường có màu trong, mỏng và loãng. Mặc dù vậy, cũng có một số trường hợp, chảy nước mũi trong hoặc chảy nước mũi loãng vẫn thể là dấu hiệu của sốt nhẹ, viêm mũi dị ứng, hoặc các vấn đề dị ứng khác không phải do virus gây ra. Mũi tiết nhiều chất nhầy là cơ chế để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng hoặc bụi bẩn.
Khi nước mũi đổi sang màu khác mà mắt thường có thể nhận biết được thì hãy cẩn thận, có thể cơ thể bạn đang mắc một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe đấy nhé.
>> Tìm hiểu thêm: Viêm mũi dị ứng sẽ bị biến chứng nếu không điều trị tốt
Nước mũi có màu trắng
Nước mũi màu trắng có thể là dấu hiệu bạn bị sưng hoặc viêm bên trong mũi. Điều này khiến chất nhầy ở mũi đặc, khó di chuyển và có thể khiến người bệnh cảm thấy nghẹt hoặc tắc nghẽn mũi. Ngoài nghẹt mũi, chảy nước mũi đặc màu trắng, cảm lạnh còn thể hiện qua một số dấu hiệu khác như: Đau họng, ho, hắt hơi, sốt nhẹ hoặc sốt trên 37 độ C - dưới 38 độ C, đau nhức cơ thể nhẹ, đau đầu nhẹ…
Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra, thường không quá nguy hiểm, các triệu chứng thường sẽ tự cải thiện sau một vài ngày. Với người trưởng thành, mặc dù tần suất bị cảm lạnh ít hơn so với trẻ em nhưng trung bình một người có thể bị cảm từ 1-3 lần/năm.
Nước mũi có màu vàng
Nước mũi màu vàng có thể là dấu hiệu nhiễm virus hoặc nhiễm trùng. Trên thực tế, màu vàng trong chất nhầy mũi là các tế bào bạch cầu đang chống lại các tác nhân gây hại, khi các tác nhân gây hại đã bị loại bỏ sẽ theo nước mũi ra ngoài khiến nước mũi có màu vàng hoặc nâu.
Thông thường cơ thể có thể mất khoảng 10 – 14 ngày để chống lại các vấn đề nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, hãy chú ý đến màu sắc của chất nhầy từ mũi. Nếu chất nhầy đổi màu hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Nước mũi có màu xanh
Trong dân gian thường hay có câu “thò lò mũi xanh” dùng để trêu chọc trẻ nhỏ thường hay bị sổ mũi, chảy nước mũi. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện khoa học sức khỏe, tình trạng chảy nước mũi xanh là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu nước mũi có màu xanh lá cây, đặc biệt dày, đặc thì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Màu xanh là màu sắc của các tế bào bạch cầu chết và các chất thải khác trong cơ thể. Trong một số trường hợp nước mũi màu xanh có thể là dấu hiệu nhiễm trùng xoang do virus chứ không phải do vi khuẩn. Vì vậy, nếu thấy hiện tượng chảy nước mũi xanh thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán cụ thể.
Nước mũi màu đỏ hoặc hồng
Nước mũi màu đỏ hoặc hồng có thể là dấu hiệu chảy máu bên trong mũi. Khoang mũi có thể bị tổn thương do bạn xì mũi quá nhiều lần hoặc có dị vật làm tổn thương mũi. Đây cũng là tình trạng thường hay gặp ở phụ nữ mang thai.
Trong thai kỳ, các mạch máu dưới mũi thường bị phình ra, gây kích ứng và sưng bên trong mũi. Bà bầu lúc này sẽ thường xuyên bị ngạt mũi, sổ mũi, khi xì mũi quá nhiều sẽ khiến các mạch máu bị vỡ, gây ra tình trạng nước mũi có màu đỏ hoặc hồng.
Nếu trẻ em có chất nhầy màu đỏ, hãy đưa bé đến bệnh viện, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm trong cơ thể.
Nếu chất nhầy mũi có màu đỏ sau các chấn thương, tai nạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra, tránh các vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên đến bệnh viện khi cảm thấy khó thở, chảy máu mũi liên tục trong hơn 30 phút hoặc chất nhầy mũi kèm máu nhiều hơn một muỗng canh.
Nước mũi màu đen
Chất nhầy mũi màu đen có thể là dấu hiệu nhiễm nấm nghiêm trọng. Mặc dù tình trạng này không phổ biến nhưng những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương có thể xuất hiện tình trạng này.
Cách khắc phục tình trạng chảy nước mũi
Nếu như bạn bị chảy nước mũi lâu ngày, nước mũi có màu khác thường thì cách nhanh nhất để điều trị đó là thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc đặc trị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng những cách dưới đây để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình, hạn chế bệnh tái phát:
- Nếu như bạn thường bị dị ứng bởi những dị nguyên như: Phấn hoa, lông động vật… thì nên chủ động tránh khỏi nguồn phát ra các chất gây kích thích.
- Giữ cho cửa sổ kín và sử dụng máy điều hòa không khí.
- Rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lí và bình rửa mũi.
- Sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ chống bụi nếu cần ra ngoài trời, khi cắt cỏ hoặc làm vườn.
- Uống nhiều nước, ít nhất là 8 ly mỗi ngày để tăng chất lỏng và làm loãng chất nhầy.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí thể tránh làm khô mũi và giúp bạn dễ thở hơn.
- Xông mũi bằng nước nóng hoặc máy khí dung, có thể kết hợp sử dụng một số loại tinh dầu như: Tinh dầu chanh, sả, bưởi, khuynh diệp...
- Nếu tình trạng chảy nước mũi của bạn được chuẩn đoán là do viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch… thì có thể sử dụng máy trị viêm mũi dị ứng để hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
>> Có thể bạn chưa
biết: Top những
máy xông mũi họng tốt nhất hiện nay
Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng ngừa và chữa trị những bệnh lý đường hô hấp một cách tốt nhất. Nếu bạn cần tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm, hãy truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ hotline dưới đây:
Bạn đang xem: Nước mũi từ đâu ra? Màu nước mũi cảnh báo gì về tình trạng sức khỏe?
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ cơ thể đúng cách
- Máy phun sương có tác dụng gì? Công dụng của máy phun sương trong đời sống
- Giường bệnh nhân loại nào tốt Lucass, Nikita, Tajermy?
- Kinh nghiệm chọn giường cho bệnh nhân tai biến, người già, bị liệt
- Top 5 giường y tế đa năng điều khiển bằng điện, nâng hạ bệnh nhân tự động
- So sánh giường y tế có 1 tay quay, 2 tay quay