Bệnh viêm mũi vận mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa và phòng tránh
Viêm mũi là một bệnh lý khá phổ biến, gần như ai ai cũng biết. Nhưng khái niệm viêm mũi vận mạch có lẽ vẫn còn xa lạ với nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa và phòng tránh bệnh viêm mũi vận mạch như thế nào.
Nội dung
Viêm mũi vận mạch là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh?
Viêm mũi vận mạch là một bệnh đường hô hấp, xảy ra do các tác nhân bên ngoài (vi khuẩn, nấm mốc, thời tiết...) tạo ra phản ứng giữa hệ thần kinh và giao cảm trong niêm mạc mũi, gây các biểu hiện hiện kích ứng mũi như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Viêm mũi vận mạch còn được gọi là viêm mũi vô căn vì đây là căn bệnh không tìm được nguyên nhân rõ ràng, không thể tìm thấy các tế bào viêm đặc hiệu qua những xét nghiệm như tiêm dị nguyên dưới da, xét nghiệm máu tìm IgE, thậm chí ngay cả xét nghiệm tế bào học. Đến nay, các nghiên cứu khoa học chỉ có thể lý giải các tác nhân gây ra bệnh bao gồm:
- Môi trường: Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm khói bụi, sự thay đổi bất thường của nhiệt độ và độ ẩm.
- Khí hậu: Khí hậu thay đổi từ nóng sang lạnh, đặc biệt là thời tiết khô làm độ ẩm không khí suy giảm đột ngột, dễ gây kích ứng niêm mạc mũi dẫn đến các bệnh về hô hấp nói chung và mũi nói riêng.
- Rối loạn nội tiết: Sử dụng thuốc ngừa thai, thay đổi nội tiết tố khi mang thai, kinh nguyệt, các tình trạng về hormone khác như chứng suy giáp… cũng có thể gây ra viêm mũi vận mạch.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng viêm mũi vận mạch như thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc tâm thần, rượu bia, thuốc giảm đau...
- Các yếu tố khác: Mùi hôi, khói thuốc, nước hoa, ăn đồ cay nóng, thay đổi cảm xúc (khóc lóc...) hoặc nhiễm virus đều là những tác nhân có thể gây tình trạng viêm mũi vận mạch.
Ngoài những nguyên nhân trên, còn một số yếu tố khác cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Ngủ ngửa.
- Ngưng thở khi ngủ.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Đối tượng trên 20 tuổi.
- Căng thẳng, stress.
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Những dấu hiệu của bệnh viêm mũi vận mạch
Dấu hiệu viêm mũi vận mạch bao gồm: Nghẹt mũi, có dịch chảy vào hệ thống xoang mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi…
Các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu của viêm mũi vận mạch có thể nặng hơn vào buổi sáng, hoặc liên quan đến cảm xúc như khóc lóc, buồn phiền…
Các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch giống với viêm mũi dị ứng, tuy nhiên có thể phân biệt qua những dấu hiệu điển hình như: Ngứa mũi và hắt xì ít hơn, tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi nhiều hơn, trong một số trường hợp, không có hoặc rất ít nghẹt mũi, chảy nước mũi là chính.
Trong một số trường hợp, bệnh viêm mũi lâu ngày không khỏi, không được can thiệp chăm sóc kịp thời có thể dẫn đến viêm mũi vận mạch bội nhiễm, thể hiện thông qua các biểu hiện: Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và không đáp ứng thuốc điều trị, cơ thể có những phản ứng phụ từ thuốc điều trị… Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân, nếu thấy có những dấu hiện của bệnh thì bạn nên đi khám và uống thuốc ngay.
>> Tìm hiểu: Nước mũi từ đâu ra? Màu nước mũi cảnh báo gì về tình trạng sức khỏe?
Điều trị viêm mũi vận mạch như thế nào?
Viêm mũi vận mạch không phải là một bệnh lý khó chữa, vì vậy bạn không cần quá lo lắng. Điều trị bệnh như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chỉ định chi tiết nhất.
Thông thường, để điều trị loại bệnh lý này, các bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp và loại thuốc như:
- Dung dịch nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối để rửa các hốc mũi sẽ giúp làm loãng dịch nhầy nhằm đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, rửa mũi hằng ngày còn giúp làm sạch và làm dịu niêm mạc mũi, đồng thời ức chế sự phát triển và lây lan của các phản ứng viêm. Khi rửa mũi bạn nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng hoặc các loại máy hút mũi để đảm bảo hiệu quả, an toàn và vệ sinh nhất. Xem chi tiết: Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đơn giản, đúng cách và đảm bảo an toàn.
- Thuốc xịt mũi Corticosteroid: Loại thuốc này thường được chỉ định khi các triệu chứng không đáp ứng với thuốc thông mũi hay thuốc kháng Histamine. Triamcinolone và Flnomasone là 2 loại thuốc xịt mũi Corticosteroid được dùng phổ biến nhất. Mặc dù vậy, thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, khô mũi, khô họng hay thậm chí là chảy máu mũi, vì vậy bạn phải luôn sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Kháng sinh Histamine: Đối với bệnh viêm mũi vận mạch thì các thuốc kháng Histamine đường uống thường không được khuyến cáo. Thay vào đó người ta thường sử dụng kháng sinh Histamine dạng xịt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sự hỗ trợ của máy khí dung giúp chuyển thuốc thành dạng hơi sương. Phương pháp này giúp cho thuốc thẩm thấu sâu vào cơ thể, cho tác dụng tốt hơn, tránh được các tác dụng phụ. Bạn cũng lưu ý hãy sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và có hiệu quả điều trị tốt nhất. Tham khảo: Kinh nghiệm pha dung dịch khí dung mũi họng đảm bảo đúng cách, an toàn.
- Thuốc xịt mũi chống Cholinergic: Thuốc theo toa Ipratropium (Atrovent) thường được chỉ định làm thuốc hít hen. Nhưng nếu ở dạng xịt thì thuốc lại được cho là có thể làm giảm tình trạng chảy nước mũi do bệnh viêm mũi vận mạch gây ra. Tuy nhiên người dùng cần chú ý đến các tác dụng phụ như làm khô mũi hay gây chảy máu cam của loại thuốc này.
- Thuốc thông mũi: Có tác dụng làm thu hẹp các mạch máu và giảm tình trạng nghẹt mũi. Phenylephrine (Afrin, Neo-Synephrine và các loại khác) và thuốc có chứa Pseudoephedrine (Sudafed) được dùng phổ biến nhất. Thuốc cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ bởi có nhiều tác dụng phụ như đánh trống ngực, bồn chồn, tăng huyết áp.
Phòng tránh viêm mũi vận mạch
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng nên chủ động tham khảo những cách dưới đây giúp phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát:
- Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, khi tiếp xúc với hóa chất, lông động vật…
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng nước rửa tay.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sử dụng máy hút bụi, máy lọc không khí… để làm sạch không khí.
- Duy trì việc rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý và bình rửa mũi.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, trái cây có vitamin C để nâng cao sức đề kháng.
- Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Viêm mũi vận mạch là một bệnh lý đơn giản, không quá nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan không điều trị để tình trạng viêm mũi lâu ngày không khỏi bởi bệnh viêm mũi vận mạch vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng thành những bệnh lý hô hấp khác nặng hơn như: Viêm xoang, hen suyễn… Khi nhận thấy sự xuất hiện của những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn hãy chủ động thăm khám bác sĩ để nhận được điều trị tốt nhất.
Bạn đang xem: Bệnh viêm mũi vận mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa và phòng tránh
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?