Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Nên tập gì để cải thiện tình trạng
Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, nó không chỉ khiến người bệnh có cảm giác phiền toái khó khăn trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống thường ngày. Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Nên tập gì để cải thiện tình trạng này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé!
Nội dung
>>>Tham khảo thêm:
- 10 bài tập điều trị bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm
- Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & Lưu ý không thể bỏ qua
- Bí quyết giảm đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm nhờ bóng tennis
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm không phải là căn bệnh nan y, thế nhưng nó lại gây ra không ít nỗi ám ảnh cho người bệnh. Ngay cả khi chỉ mới hình thành, thoát vị đĩa đệm cũng đã gây ra những xáo trộn không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày.
Nếu không phát hiện và can thiệp đúng cách, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Teo chân tay: Sau khi rễ thần kinh bị chèn ép, máu cùng chất dinh dưỡng sẽ không thể đi sâu vào nuôi dưỡng các cơ khiến chân hoặc tay sẽ bị teo dần. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.
- Liệt hoàn toàn: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất. Bệnh nhân có thể sẽ mất hoàn toàn khả năng đi lại, mọi sinh hoạt ăn uống, tắm rửa di chuyển phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
- Rối loạn cảm giác: Khi rễ thần kinh bị tổn thương sẽ có những vùng da bị ảnh hưởng. Bên cạnh những thay đổi về sắc tố da thì người bệnh còn đối mặt với nguy cơ mất hoàn toàn các phản xạ phân biệt nóng, lạnh, phản xạ dựng lông...
- Rối loạn cơ thắt: Đầu tiên chỉ là triệu chứng bí tiểu bình thường sau đó bệnh nhân sẽ hoàn toàn không thể kiểm soát được tình trạng tiểu tiện. Có thể tiểu ra quần bất cứ lúc nào mà không hề ý thức được.
Có thể thấy những biến chứng của thoát vị đĩa đệm là khá nguy hiểm. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Tiếp tục theo dõi bài viết nào!
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh băn khoăn muốn tìm câu trả lời. PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y Dược TPHCM) sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Xét về cơ chế sinh học, khi một đĩa đệm đã bị thoát vị chúng sẽ không bao giờ có thể trở lại như ban đầu được nữa. Thoát vị đĩa đệm chỉ được xem là chữa khỏi khi có thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Người bệnh phải biết rằng, ngay cả khi thay thế đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị thì đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời không triệt để. Chính vì vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ không thể nào chữa khỏi được hoàn toàn.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc những can thiệp đều vô ích. Nếu được chữa trị đúng lộ trình, người bệnh có thể phục hồi từ 80 - 95% so với ban đầu, thậm chí cải thiện đến mức gần khỏi.
Đĩa đệm bị thoát vị có được chữa trị hiệu quả hay không sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng thoát vị đĩa đệm: Nếu tình trạng thoát vị càng nhẹ thì khả năng hồi phục càng cao. Trường hợp để bệnh quá nặng, chỉ còn một cách duy nhất là phẫu thuật.
- Sự kiên trì của người bệnh: Sẽ không thể có kết quả nếu điều trị ngày 1 ngày 2, để có thể mang đến kết quả tích cực nhất đòi hỏi người bệnh phải luôn kiên trì và có niềm tin.
- Phương pháp điều trị: Mỗi giai đoạn chữa bệnh sẽ có những phương pháp phù hợp. Ví dụ như để đối phó với cơn đau cấp tính, bệnh nhân nên sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ. Còn nếu chữa trị lâu dài nên áp dụng các bài thuốc Đông Y cũng như một số liệu pháp trị liệu hoặc kết hợp luyện tập tại nhà.
Bài tập giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm nhanh chóng và hiệu quả
Khi bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp trị liệu kết hợp nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao. Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút tập luyện cơ thể bạn sẽ trở nên săn chắc, dẻo dai hơn đồng thời giúp tình trạng đĩa đệm bị chệch ra ngoài có thể thu về vị trí cũ.
Tuy nhiên, không phải bài tập thể dục nào cũng phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm bạn cần chú ý tránh một vài động tác sau đây:
- Không thực hiện các động tác vặn mình
- Không ngồi xổm
- Tránh động tác chạy bộ, nhảy lên nhảy xuống hay vận động mạnh
- Tránh cử tạ..
Dưới đây là một số động tác, bài tập phù hợp với người thoát vị đĩa đệm:
Động tác 1:
- Nằm thẳng trên giường hoặc trên một mặt phẳng như thảm yoga
- Hai đầu gối co lên, hai bàn chân đặt trên mặt phẳng và điều chỉnh sao cho phần xương cột sống thắt lưng chạm xuống mặt sàn đồng thời hóp bụng.
- Giữ nguyên tư thế đến khi nào mỏi thì thả lỏng về trạng thái ban đầu sau đó tiếp tục thực hiện tương tự.
- Tập luyện trong khoảng 15 - 20 phút.
Động tác 2:
- Nằm thẳng, co hai đầu gối và hóp bụng, lấy sức nâng mông lên cao, 2 tay để thẳng, chú ý thẳng phần lưng
- Khi cơ thể mỏi người bệnh có thể nghỉ ngơi, quay về trạng thái ban đầu, sau đó tiếp tục làm tương tự.
Bài tập này có tác dụng giúp co giãn phần xương cột sống, các cơ dây chằng vùng thắt lưng giúp giảm đau hiệu quả. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phần đĩa đệm bị chệch ra thu về vị trí ban đầu.Tuy nhiên để đạt được kết quả cao nhất người bệnh cần kiên trì tập luyện hàng ngày.
Động tác 3:
- Nằm ngửa, nằm thẳng trên sàn nhà hoặc thảm tập
- Uốn cong đầu gối sao cho phần xương cột sống thắt lưng thẳng trên mặt sàn
- Hai tay ôm đầu gối, kéo chân về phía trước ngực, cố gắng kéo dãn cột sống một cách nhẹ nhàng
- Giữ động tác này khoảng 5 giây hoặc đến khi cảm thấy mỏi, nhẹ nhàng hạ chân về vị trí ban đầu
- Tập đi tâp lại khoảng 10 – 20 lần
Các động tác thể dục này có tác dụng kéo giãn cơ, xương cột sống giúp giảm tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả.
Luyện tập với xà đơn
- Trước tiên bạn phải khởi động kỹ nhằm tránh hiện tượng co cơ, chuột rút…
- Hít thở nhẹ nhàng
- Hai tay nắm chắc thanh xà, hai chân thả tự do trên không, lúc này toàn bộ cơ thể được kéo giãn
- Thả lỏng cơ thể
- Lên xuống xà cần chú ý không nhảy xuống hay nhảy lên thanh xà nhằm tránh tác động vào đĩa đệm gây đau nhức
- Luyện tập 2 lần sáng và tối, mỗi lần khoảng 15 - 20 giây làm từ 10 - 15 lần.
Ngoài ra, bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, bạn có thể sử dụng máy xông cứu ngải (hay còn gọi là máy cứu ngải) để giảm bớt các cơn đau từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngải cứu vốn được coi là "thần dược" trong việc chữa trị và phục hồi sức khỏe đối với những người gặp vấn đề về xương khớp. Máy cứu ngải áp dụng việc đốt cháy các thang nhang ngải cứu (thuốc ngải) để chiết xuất tinh dầu ngải, tác dụng trực tiếp tới vùng vai gáy của người dùng.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm máy xông cứu ngải Maxonga để sử dụng và nâng cao sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.
Qua bài viết này, các bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không. Để mua những sản phẩm máy cứu ngải chính hãng, chất lượng với giá phải chăng, bạn hãy truy cập vào nền tảng mua sắm trực tuyến META, hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ và số hotline sau:
Chúc các bạn cùng gia đình luôn dồi dào sức khỏe và ngập tràn niềm vui trong cuộc sống!
>>> Có thể bạn chưa biết: Phồng đĩa đệm là gì? Bệnh phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?
Bạn đang xem: Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Nên tập gì để cải thiện tình trạng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?