Phồng đĩa đệm là gì? Bệnh phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bác sĩ chẩn đoán bạn bị phồng đĩa đệm? Vậy bạn có biết phồng đĩa đệm là gì và bệnh phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ sau đây của META.vn bạn nhé!

>>> Thông tin hữu ích: Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách chữa trị

Phồng đĩa đệm là gì?

Bệnh phồng đĩa đệm là gì? Phồng đĩa đệm hay lồi đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị biến dạng, cấu trúc bên trong bị phá vỡ. Do tác động của nhiều yếu tố, vòng sợi sụn bị xơ cứng, rách nứt. Nhân nhầy sẽ chui vào vết rách nứt này, khiến một phần đĩa đệm bị lồi ra ngoài.

Có nhiều nguyên nhân gây ra phồng đĩa đệm, trong đó phổ biến nhất là do tai nạn, chấn thương cột sống; thừa cân béo phì khiến cột sống chịu nhiều áp lực, đĩa đệm dễ bị tổn thương; sai tư thế khi lao động, tập luyện; sử dụng các chất kích thích, rượu bia,...

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Lồi đĩa đệm có nguy hiểm không? Chắc hẳn đây là điều mà rất nhiều người băn khoăn. Trên thực tế, phình đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Trong trường hợp này, đĩa đệm mới chỉ lồi ra, nhân nhày vẫn nằm trong vòng sợi và thường không gây chèn ép dây thần kinh. Các dấu hiệu của phình đĩa đệm khá mờ nhạt, người bệnh có thể bị đau nhức vùng cổ, thắt lưng, tê bì chân tay hoặc gần như không có cảm giác đau. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, phồng đĩa đệm có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như liệt.

phình đĩa đệm là gì

Phồng đĩa đệm - thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm

Điều trị phồng đĩa đệm

Các cách chữa bệnh phồng đĩa đệm

Hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể giúp người bệnh khỏi hoàn toàn bệnh lồi đĩa đệm. Các phương pháp điều trị được áp dụng thường nhằm mục đích giảm đau, tránh cho bệnh tái phát hoặc tiến triển sang thoát vị đĩa đệm.

Tùy vào thể trạng, mức độ bệnh tình của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số cách chữa lồi đĩa đệm thường được áp dụng hiện nay bao gồm:

Uống thuốc theo toa

Người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như:

  • Thuốc kháng viêm: Naproxen, ibuprofen hoặc aspirin.
  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen.

Nghỉ ngơi

Người bị bệnh phình đĩa đệm cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cột sống chịu quá nhiều áp lực, khiến đĩa đệm bị tổn thương.

  • Cần có các khoảng thời gian nghỉ ngơi (khoảng 30 phút mỗi lần).
  • Tránh cúi người, cong lưng, bê vật nặng.
  • Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu.
  • Luôn có ý thức bảo vệ lưng khi phải thực hiện các động tác cần nhiều sức.

cách chữa phồng đĩa đệm

Người bị phình đĩa đệm cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Tại những vị trí bị phồng lồi đĩa đệm có thể xuất hiện tình trạng sưng viêm. Người bệnh có thể sử dụng các túi chườm để chườm lạnh (giảm đau nhức) hoặc chườm nóng (giảm đau nhức, cải thiện tuần hoàn máu).

Đeo đai lưng, đai cột sống

Đai lưng, đai cột sống có tác dụng tăng cường bảo vệ lưng, hạn chế tổn thương cho lưng. Tuy nhiên, không nên đeo đai lưng liên tục quá 3 tháng để tránh bị teo cơ.

chữa phình đĩa đệm

Đeo đai lưng để điều trị phồng đĩa đệm

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể giải phóng áp lực lên đĩa đệm, giúp phục hồi và giảm đau dây thần kinh tại vị trí bị phình đĩa đệm.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật để điều trị lồi đĩa đệm.

  • Phẫu thuật ít xâm lấn: Phẫu thuật mở lá đốt sống, phẫu thuật mở ống sống và phẫu thuật loại bỏ nhân đệm.
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm: Cắt bỏ đĩa đệm bị phình lồi, sau đó lồng đĩa đệm nhân tạo vào vị trí mới được cắt bỏ.

Bài tập chữa phồng đĩa đệm

Bài 1: Tập hông

Bài tập này giúp gia tăng sự dẻo dai cho vùng cơ dưới lưng và cải thiện tư thế cho người bệnh.

Bước 1: Nằm ngửa trên thảm mỏng (có thể sử dụng thảm yoga), đầu gối gập lại. Từ từ ép chặt mông và cơ bụng sao cho phần lưng thẳng trên sàn.

Bước 2: Rướn phần cơ hông lên phía trên, giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.

Bước 3: Uốn cong phần lưng dưới, phần hông hướng xuống dưới. Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây.

Bước 4: Thả lỏng và thư giãn.

Bài tập 2: Kéo giãn xương bả vai

Bài tập này giúp giải tỏa sức ép cho các cơ, kiềm chế các cơn đau cho người bệnh.

Bước 1: Ngồi thẳng lưng, cằm hướng vào trong, hai tay thả lỏng cạnh cạnh người.

Bước 2: Đẩy hai vai gần vào nhau cho tới khi cảm nhận được lực đẩy. Nếu cảm thấy đau, cần giảm lực đẩy. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây.

Bước 3: Thả lỏng và thư giãn cơ thể.

>>> Tham khảo thêm:

Mong rằng, bài viết của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp phồng đĩa đệm là gì, có nguy hiểm hay không.

Bạn đang xem: Phồng đĩa đệm là gì? Bệnh phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết