Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & Lưu ý không thể bỏ qua

Khoảng 30% dân số hiện đang mắc thoát vị đĩa đệm. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng của thoát vị đĩa đệm như thế nào? Hãy cùng META.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

Khoảng 30% dân số hiện đang mắc thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhày đĩa đệm thoát ra khỏi vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống, có sự đứt rách vòng sợi và gây ra hội chứng thắt lưng hông điển hình. Bệnh diễn biến theo 4 giai đoạn, bao gồm phình đĩa đệm, lồi đĩa đệm, thoát vị thực sự và thoát vị có mảnh rời. Số ca mắc bệnh thoát vị đĩa đệm chiếm khoảng 30% dân số, trong đó, phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 20 - 55 tuổi.

thoát vị đĩa đệm là gì

Thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân và triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

Nguyên nhân thoát gây thoát vị đĩa đệm

Ở trạng thái bình thường, đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm (nhân nhày hay còn gọi nhân tủy). Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm đóng vai trò như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Khi có một lực tác động mạnh vào cột sống, đĩa đệm có thể bị rách làm nhân nhày thoát ra ngoài, chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống, trong đó phổ biến nhất là:

  • Do thoái hóa tự nhiên: Từ độ tuổi trung niên, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt, thậm chí là bị rách. Vì vậy, càng về già chúng ta càng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Do sai tư thế khi lao động, vận động: Rất nhiều trường hợp bị thoát vị đĩa đệm do sai tư thế khi lao động, tập thể dục hoặc những thói quen sinh hoạt nằm, ngồi không đúng cách. Lao động, luyện tập sai tư thế khiến cột sống bị cong vẹo, đĩa đệm bị dịch chuyển vị trí, cấu trúc bao xơ bị phá vỡ và cuối cùng dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều chỉnh kịp thời.
  • Do chấn thương, tai nạn: Chấn thương, va đập mạnh dễ khiến đĩa đệm bị tổn thương và gây ra thoát vị.
  • Thừa cân, béo phì: Với những người thừa cân, béo phì, cột sống phải chịu nhiều áp lực do trọng lượng cơ thể lớn, đĩa đệm dễ bị tổn thương. Nếu không nhanh chóng điều chỉnh cân nặng, người thừa cân, béo phì sẽ rất dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Ngoài các trường hợp trên, những người lạm dụng bia rượu, hút nhiều thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, chế độ ăn uống không đảm bảo, thường xuyên bị căng thẳng mệt mỏi cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm rất cao.

nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Lao động, luyện tập sai tư thế dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Nắm được các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm sẽ giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy những triệu chứng đó là gì?

1. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

  • Có cảm giác đau, tê, mất cảm giác vùng gáy, vai, cả tay, cổ tay, bàn tay
  • Giảm cơ lực tay
  • Giảm khả năng vận động vùng cổ, xuất hiện cơn đau lan lên đầu gây đau đầu, choáng váng (đặc biệt khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6).

2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

  • Đau vùng thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, cảm giác đau tăng khi ho, nằm nghiêng hoặc đi đại tiện.
  • Đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn.
  • Có cảm giác đau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, nếu nặng có thể bị liệt.
  • Bệnh nhân bị chế cử động cột sống, ví dụ như không thắt lưng không thể ưỡn, không cúi được xuống thấp,...
  • Đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì.

>>> Khám phá thêm: Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Cần lưu ý gì khi bị thoát vị đĩa đệm?

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động để tránh làm tăng áp lực cho đốt sống lưng.
  • Nên chọn giường cứng, có thể lót một lớp đệm vừa phải và phải đặc biệt chú ý khi ngủ, tư thế lên, xuống giường.
  • Chú ý bảo vệ vùng lưng khi có triệu chứng ho, hắt hơi hoặc đại tiểu tiện. Bởi vì những hoạt động này cần dùng nhiều sức, dễ làm vùng lưng bị chấn động mạnh.
  • Nên đeo đai lưng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Đai lưng sẽ giúp tăng cường bảo vệ lưng, tránh cho lưng bị tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh không nên đeo đai lưng quá 3 tháng để tránh nguy cơ bị teo lưng.  
  • Trong sinh hoạt hằng ngày, cần phải điều chỉnh các tư thế cho đúng cách, không nên giữ một tư thế quá lâu.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm cần chọn môi trường sống, làm việc tốt, tránh ẩm thấp và phải chú ý ăn mặc khi thời tiết thay đổi.
  • Những người làm việc chân tay luôn phải chú ý bảo vệ lưng. Nếu đó là công việc nặng nhọc như bốc vác thì tốt nhất nên đổi sang công việc khác.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin, omega 3, glucosamine và chondroitin; tránh ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, hạn chế thịt màu đỏ, chất kích thích và nội tạng động vật.

>>> Tham khảo thêm:

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu thoát vị đĩa đệm là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào.

Bạn đang xem: Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & Lưu ý không thể bỏ qua

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết