Người bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được không?

Hôm nay META sẽ cung cấp cho bạn 1 số thông tin liên quan tới tiểu đường thai kỳ và giải đáp thắc mắc người bị tiểu đường thai kỳ có ăn được tổ yến không?

Với những Mẹ bầu gặp phải tình trạng bị tiểu đường thai kỳ thì đòi hỏi cần có chế độ ăn cực kỳ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vấn đề bổ sung dinh dưỡng thế nào để con không bị nhẹ cân là điều lo lắng ở hầu hết chị em ở trong trường hợp này. Nhiều Mẹ truyền tai nhau về việc bổ sung tổ yến để con khỏe mạnh và tăng cân. Vậy, tổ yến có tốt cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không thì tiếp tục tìm hiểu qua bài viết sau.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) "là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai". Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ là gì

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3 - 7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

Những đối tượng dễ gặp tình trạng tiểu đường thai kỳ nhất là:

  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
  • Người bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Vì thế Mẹ cần khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ và có xét nghiệm dung nạp đường từ 24 - 28 tuần. Các Mẹ cần nhịn ăn từ 22h đêm hôm nay tới 7h - 8h sáng hôm sau để lấy máu lần đầu tiên khi làm nghiệm pháp dung nạp đường.

Cách đọc kết quả nghiệm pháp dung nạp đường

Cách đọc kết quả

Nồng độ đường huyết bình thường

Theo tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu của IADPSG (Hiệp hội Đái tháo đường và thai kỳ Quốc tế) và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA, chỉ số nồng độ đường huyết bình thường khi làm xét nghiệm dung nạp 75 glucose bằng đường uống như sau:

  • Mẫu máu đầu tiên (lúc đói): < 5,1 mmol/L (tương đương 92 mg/dL)
  • 1 tiếng sau: < 10,0 mmol/L (tương đương 180 mg/dL)
  • 2 tiếng sau: < 8,5 mmol/L (tương đương 153 mg/dL)

Nếu đường huyết sau 2 tiếng nằm trong khoảng 140 - 199 mg/dl, thai phụ đang ở trạng thái tiền đái tháo đường.

Nồng độ đường huyết cao

Nếu các thông số nồng độ đường huyết cao hơn giá trị bình thường nêu trên, có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Thai phụ bị tiểu đường lâm sàng hoặc tiểu đường thai kỳ
  • Tác động của một số thuốc, ví dụ như: Corticosteroids, Dilantin, thuốc lợi tiểu, và thuốc chữa huyết áp cao, thuốc điều trị HIV/AIDS
  • Người mẹ có thể mắc một vài căn bệnh bao gồm: cường giáp, thừa sắt, u tủy thượng thận hay hội chứng Cushing (cơ thể có quá nhiều hormone cortisol).

Nồng độ đường huyết thấp

Ngược lại, nồng độ đường huyết thấp cũng xuất hiện vì những tác động của các loại thuốc hay những rối loạn trong cơ thể thai phụ, có thể kể đến:

  • Thuốc điều trị đái tháo đường, huyết áp không ổn định, và thuốc chống trầm cảm
  • Hội chứng Addison (giảm sản xuất hormone cortisol và aldosterone).
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc tuyến yên
  • Các bệnh về gan hay tụy.

Nguyên tắc ăn uống cho Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ có thể gây những biến chứng cho cả mẹ, thai, trẻ sơ sinh và cả khi trẻ lớn lên. Đối với mẹ, đái tháo đường thai kỳ có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường type 2 sau khi sinh, hội chứng chuyển hóa.

Đối với thai, đái tháo đường thai kỳ có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, đẻ non, khi đẻ ra trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, hạ glucose máu, vàng da, khi lớn lên trẻ có thể bị béo phì, đái tháo đường type 2 hoặc hội chứng chuyển hóa.

Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường thai kỳ

Chính vì vậy, việc chẩn đoán sớm đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ để kịp thời điều trị, điều chỉnh chế độ ăn để tránh các biến chứng cho cả mẹ và con.

Khi bị chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng để vừa kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, không cần dùng thuốc và vẫn đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho thai nhi. 

Trong các bữa ăn trong ngày bạn cần tăng cường chất đạm, thực phẩm tươi sống, rau quả và giới hạn bột đường, các thực phẩm chế biến sẵn.

Nếu bạn đang theo dõi thai kỳ ở phòng khám, bệnh viện thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.

Cách ăn uống lành mạnh cho người bị tiểu đường thai kỳ

  • Chất béo chiếm tối đa 30% lượng thức ăn tiêu thụ.
  • Chú ý cân bằng khẩu phần ăn, tránh ăn quá nhiều trong 1 bữa hoặc bổ sung quá mức một vài loại dưỡng chất.
  • Ăn chất đạm mỗi bữa ăn.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo chứa đường tinh chế.
  • Tăng cường các loại trái cây và rau quả.
  • Chia khẩu phần ăn mỗi bữa chính thành 3 phần: 50% rau xanh, 25% protein, 25% tinh bột. Mẹ nên ăn rau xanh sau đó với đến thịt, cá, cơm để ức chế sự hấp thu đường.
  • Sử dụng máy đo đường huyết để theo dõi thường xuyên ngay tại nhà.

Các thực phẩm tốt cho phụ nữ tiểu đường thai kỳ

  • Yến mạch, quả berry.
  • Trứng, đặc biệt là lòng trắng trứng.
  • Bắp rang.
  • Cá nướng.
  • Rau luộc.
  • Hoa quả tươi chứa hàm lượng đường thấp
  • Ức gà.

Các thực phẩm nên tránh

Người bị tiểu đường thai kỳ cần tránh các loại thực phẩm tinh chế, chứa nhiều đường, tinh bột và các chất gây hại như:

  • Thực phẩm nướng như bánh rán, bánh ngọt, bánh mì, bánh xốp nước.
  • Thức ăn nhanh chế biến sẵn.
  • Thức uống có cồn.
  • Kẹo ngọt và các loại bánh.
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây.

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có ăn được tổ yến không?

Với phụ nữ bị tiểu đường thì luôn lo sợ và hạn chế đồ ăn không lành mạnh, thay vào đó các Mẹ thường tìm cách bổ sung các dưỡng chất khác để con yêu khỏe mạnh nhất.

Theo nhiều trang tư vấn sức khỏe thì Mẹ nên bổ sung thêm tổ yến để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi và thai phụ.

Vậy tổ yến có phù hợp với người bị tiểu đường thai kỳ không thì tiếp tục tìm hiểu công dụng cũng như cách bổ sung hợp lý.

Tổ yến từ trước đến nay được xem là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong yến chứa nhiều loại dưỡng chất có lợi cho cơ thể như hàm lượng lớn protein cùng hơn 18 loại acid amin và các khoáng chất Fe, Ca, Mg, Zn,… rất có lợi cho sức khỏe.

Trong yến có acid syalic và tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi các vết thương khi bị chấn động bên ngoài, nhiễm độc. Ngoài ra, yến còn làm sạch cơ quan hô hấp và phổi, làm giảm dị ứng, tăng thể trọng.

Người tiểu đường có ăn được yến không

Theo chuyên gia dinh dưỡng Trần Thúy Hạnh (Bệnh viện Trung Ương quân đội 108): Trong yến chứa chất Leucine có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, chất Phynylalanine có tác dụng điều tiết đường huyết, đông máu. Chính vì vậy mà yến sào rất tốt cho quá trình điều trị tiểu đường.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường sức đề kháng thường suy yếu. Việc dùng yến sẽ giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt giúp cho người bệnh chống lại được những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.

Người bị bệnh tiểu đường sử dụng yến không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn kiểm soát đường huyết rất tốt.

Trong bài nghiên cứu tiêu đề: "Edible Bird’s Nest Prevents High Fat Diet-Induced Insulin Resistance in Rats", Được công bố năm 2015 đã đưa ra kết luận và trực tiếp đề xuất: Yến có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp chống lại hiện tượng "đề kháng Insulin".

Nguyên văn: "The results suggest that EBN (Edible bird nest) may be used as functional food to prevent insulin resistance". Bài nghiên cứu này được công bố trên chuyên trang khoa học về y dược có thể nói là nổi tiếng và uy tín nhất của Mỹ, NCBI.

"Đề kháng insulin liên quan đến trạng thái trong đó nồng độ bình thường của insulin không đủ để chuyển hóa lượng đường tương ứng. Sau đó, cơ thể bắt đầu kháng với mức độ insulin bình thường hoặc thậm chí cao, dẫn đến tăng đường huyết và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không chữa trị”.

Tổ yến có hàm lượng đường không?

Thành phần của tổ yến thì không hề có thành đường ở trong đó vì tổ yến được làm từ 100% nước dãi của con chim yến. Nên người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng mà không phải lo ngại đến vấn đề lượng đường huyết trong máu tăng.

Tuy nhiên, bạn nên thay đổi cách chế biến tổ yến sao cho phù hợp người bị bệnh tiểu đường. Bạn có thể chưng mà không cho đường phèn thay vào đó là 3 quả táo tàu khô vừa có vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoặc bạn cũng có thể chế biến tổ yến thành những món mặn để dùng yến cho người bị bệnh tiểu đường như: Gà ác hầm tổ yến, cháo tổ yến…

Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến tổ yến trưng nhưng sử dụng đường dành riêng cho người bị tiểu đường thường được bạn ở các hiệu thuốc hoặc tạp hóa.

Người tiểu đường sử dụng tổ yến thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, da dẻ hồng hào mà còn có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm lượng đường huyết trong máu rất tốt.

Cách chưng yến cho người bị tiểu đường thai kỳ

Chưng tổ yến với táo tàu

Khi chưng yến, người bệnh có thể kết hợp với táo tàu để tăng vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên bạn nên bào táo ra để nhanh chín và đậm vị hơn.  Khi chưng chỉ nên chưng khoảng 20 - 30 phút là yến chín, chưng quá lâu sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong tổ yến. 

>> Xem chi tiết9 công dụng của táo tàu với sức khỏe

Yến chưng táo bào

Nấu cháo tổ yến với gạo mầm

Nguyên liệu cần có:

  • 4g tổ yến
  • Nửa bát gạo mầm
  • 20g thịt bằm
  • Hành ngò và các loại gia vị vừa đủ.

Cách nấu:

Yến sào sau khi làm sạch lông thì đem ngâm nước sạch trong 1 - 3 phút rồi đem chưng cách thủy trong 20 phút.

Gạo mầm ngâm nước sạch 40 phút rồi đem nấu cháo cho nở đều, nêm gia vị vừa ăn.

Thêm thịt bằm để món cháo thêm ngon, hấp dẫn.

Yến sau khi chưng lên thì cho vào cháo đậy nắp trong 5 phút. Cho cháo ra tô, rắc thêm hành ngò cho thơm.

Yến nấu gạo mầm

Lưu ý khi ăn yến

Để người bệnh tiểu đường hấp thu hết những thành phần bổ dưỡng có trong yến thì cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Nguyên liệu dùng không chứa nhiều tinh bột hoặc đường để đảm bảo sức khỏe.
  • Khi chế biến nên kết hợp với các loại nguyên liệu phù hợp như thịt nạc, trứng, rau củ nhiều chất xơ… để tạo thành những món ăn giàu dinh dưỡng vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể vừa không sợ ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Nên mua tổ yến sào ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe

Trên đây là những thông tin liên quan tới tiểu đường thai kỳ và giải đáp thắc người bị tiểu đường trong thời gian mang thai có ăn tổ yến được không. Câu trả lời là có, tổ yến không chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng mà còn có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu rất tốt cho người gặp chứng tiểu đường.

Bạn đang xem: Người bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được không?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết