Tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng

Trong bài viết trước, META đã giới thiệu đến các bạn về những kiến thức cơ bản về tiểu đường tuýp 1. Vậy còn tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng của nó ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết này để có được câu trả lời nhé!

Vậy còn tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng của nó ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết này để có được câu trả lời nhé!.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

>> Tham khảo:

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Khi bị căn bệnh này, cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin - một hormone giúp cho glucose có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. 

Khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, đường sẽ không được đưa đầy đủ vào tế bào và khi đó các tế bào của bạn sẽ bị đói đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng cao. Glucose tăng cao trong máu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, thần kinh, thận, mắt...

Theo các nghiên cứu cho thấy, hầu hết các bệnh nhân bị tiểu đường hiện nay đều thuộc tiểu đường loại 2 chỉ có một số ít là thuộc diện tiểu đường tuýp 1.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2?

Nguyên nhân chính gây nên đái tháo đường tuýp 2 đó chính là do mỡ, gan và tế bào ở các cơ quan không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này còn được gọi là kháng insulin. Do đó, đường không thể vào trong tế bào để dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng đường trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.

Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ gây nên tiểu đường tuýp 2:

  • Cân nặng: Khi bạn bị thừa cân, béo phì, lượng chất béo và calo quá nhiều có thể khiến cơ thể khó sử dụng insulin đúng cách.
  • Huyết áp cao: Huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Tuổi tác: Khi bạn lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ tăng lên.
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên nếu cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Do lười vận động: Hoạt động thể chất giúp kiểm soát tốt trọng lượng của bạn, đồng thời sử dụng đường như một nguồn năng lượng và làm cho các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin. Chính vì thế, khi lười vận động nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ tăng lên.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ gặp phải tình trạng buồng trứng đa nang sẽ dẫn tới kinh nguyệt không đều, tóc mọc nhanh và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2 

Hầu như không có triệu chứng rõ rệt để người bệnh có thể nhận biết. Chỉ khi bệnh bắt đầu xấu đi, bạn mới có thể cảm nhận được những dấu hiệu dưới đây:

  • Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu.
  • Luôn cảm thấy khát và uống nước nhiều hơn.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
  • Da khô và ngứa.
  • Thường xuyên gặp phải các căn bệnh nhiễm trùng.
  • Thị lực giảm.
  • Chức năng sinh lý giảm.
  • Các vết sẹo, vết bầm tím khó lành.
  • Thường xuyên có cảm giác đói.

Tiểu đường tuýp 2 có thể gây nên những biến chứng gì?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm như sau:

  • Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao, lượng cholesterol cao, đường trong máu cao cũng góp phần tăng các biến chứng tim mạch khác.
  • Biến chứng về thận: Tiểu đường loại 2 có thể gây nên những tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng, người mặc bệnh tiểu đường sẽ thường gặp phải các vấn đề về thận hơn so với người không bị.
  • Bệnh thần kinh: Khi glucose máu và huyết áp quá cao, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh. Thường gặp nhất là tình trạng bệnh lý thần kinh ngoại biên (chân và tay), có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng phải cắt cụt chi. Những người bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.
  • Biến chứng trong thời kỳ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, người mẹ bị tiểu đường sẽ dẫn tới các tai biến khi sinh nở gây chấn thương cho bé và mẹ. Ngoài ra còn có nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ, khiến trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao.
  • Biến chứng võng mạc mắt: Người bị tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn tới mù lòa.

Cách phòng tránh tiểu đường tuýp 2 thế nào cho hiệu quả? 

Về chế độ ăn uống:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế đồ uống có cồn
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
  • Nên bổ sung các bữa phụ với sữa chua không đường hoặc trái cây.
  • Hạn chế các đồ ngọt như kẹo, mứt, chè, socola...
  • Nên chọn các loại chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ).
  • Không bỏ bữa.

Chế độ luyện tập:

  • Nên lựa chọn môn thể thao phù hợp, luyện tập với mức độ thường xuyên song vừa phải không quá sức.
  • Nên đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần ( 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần ( nâng tạ,..)
  • Người già, người đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày

Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu bằng cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để có thể theo dõi sát sao tình trạng bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường sau khi thông qua ý kiến của các bác sĩ chuyên môn nhé. 

Tiểu đường tuýp 2 không lây lan và sẽ không quá nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện và có những biện pháp can thiệp kịp thời. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tiểu đường loại 2 để có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Chúc các bạn luôn khỏe! Liên hệ với META.vn để được tư vấn và đặt mua các loại máy đo đường huyết, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao hay thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường chất lượng, giá rẻ ngay hôm nay nhé!

Bạn đang xem: Tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết