Chỉ số đường trong máu và bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng…mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau. Để hiểu được mức độ chỉ số đường trong máu (Chỉ số đường huyết) là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đai tháo đường.

 Ngày nay, với máy đo đường huyết, bạn có thể dễ dàng theo dõi chỉ số lượng đường trong máu của mình nhưng tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng... mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau. Để hiểu được mức độ chỉ số đường trong máu (chỉ số đường huyết) là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đái tháo đường. Dưới đây là những thông tin cơ bản để bạn nắm bắt rõ hơn về các chỉ số, và cách tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mỡ máu cao nên ăn gì, kiêng gì để tránh nhiều nguy cơ cho sức khỏe

Máy đo đường huyết là thiết bị quan trọng dành cho những người bị bệnh tiểu đường

Máy đo đường huyết là thiết bị quan trọng dành cho những người bị bệnh tiểu đường

Chỉ số đường trong máu

Để hiểu được mức độ chỉ số đường trong máu (chỉ số đường huyết) là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đái tháo đường. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế dành cho những người mắc phải bệnh tiểu đường và không bị tiểu đường:

Mức mục tiêu theo loại Trước bữa ăn (sau bữa ăn trước) 2 giờ sau bữa ăn (sau bữa ăn)
Không bị tiểu đường 4,0 - 5,9 mmol / lít dưới 7,8 mmol / lít
Bệnh tiểu đường loại 2 4 - 7 mmol / lít dưới 8,5 mmol / lít
Bệnh tiểu đường loại 1 4 - 7 mmol / lít dưới 9 mmol / lít
Bệnh tiểu đường trẻ em w / loại 1 4 - 8 mmol / lít dưới 10 mmol / lít

Chỉ số đường huyết của người bình thường

Đối với đa số những người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết bình thường là như sau:

  • Đường huyết bình thường trong cơ thể khoảng 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72 mg/dL)
  • Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở khoảng 4,4 – 6,1 mmol/L (82 – 110 mg/dL)
  • Một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường

  • Trước bữa ăn: 4 – 7 mmol/L (72 mg/dL - 128 mg/dL) cho những người bệnh có loại 1 hoặc loại 2.
  • Sau bữa ăn: dưới 9 mmol/L cho những người bệnh có loại 1 và 8.5mmol/L cho những người bệnh có loại 2.

Làm cách nào để xác định chỉ số đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường?

Có 2 cách để kiểm tra và chẩn đoán người nào đã mắc bệnh tiểu đường:

Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn

  • Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bạn cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ như sau:
  • Đối với người bình thường: 4,0 – 5,9 mmol/l (70-107 mg/dl)
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0 – 6,9 mmol/l (108-126 mg/dl)
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/l (126 mg/dl)

Kiểm tra lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ

  • Đối với người bình thường: dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dl)
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9-11,1 mmol/l (141 đến 200 mg/dl)
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol/l (200 mg/dl)

Lượng đường huyết thấp, chấp nhận được hay lượng đường huyết cao được tóm tắt bằng bảng dưới đây:

Bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

Bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

>> Tham khảo: Đặc điểm nhóm máu O là gì? Cách nhận biết nhóm máu O như thế nào?

Trên đây là những kiến thức cơ bản về chỉ số đường huyết cũng như các cách để kiểm tra xem bạn có đang bị mắc bệnh tiểu đường hay không. Nếu Quý khách đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng máy đo đường huyết vui lòng truy cập META.vn hoặc liên hệ theo số hotline dưới đây. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý khách!

Bạn đang xem: Chỉ số đường trong máu và bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

Chuyên mục: Máy y tế

Chia sẻ bài viết