Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đơn giản, đúng cách và đảm bảo an toàn
Mùa đông đến, xu hướng mua sắm các dụng cụ chăm sóc sức khỏe phòng và điều trị các bệnh về hô hấp tại nhà ngày càng tăng lên. Bên cạnh những thiết bị thông dụng như máy khí dung, máy hút mũi… thì có một dụng cụ khác được rất nhiều chị em quan tâm đó chính là chiếc bình rửa mũi. Vậy bình rửa mũi có tác dụng gì, cách rửa mũi bằng bình như thế nào? Cùng META tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Mùa đông đến, xu hướng mua sắm các dụng cụ chăm sóc sức khỏe giúp phòng và điều trị các bệnh về hô hấp tại nhà ngày càng tăng lên. Bên cạnh những thiết bị thông dụng như máy khí dung thì có một dụng cụ khác được rất nhiều chị em quan tâm đó chính là chiếc bình rửa mũi.
Cách sử dụng bình rửa mũi
Bình rửa mũi có chức năng gì?
Với sự tiện lợi, đơn giản và nhỏ gọn, chiếc bình rửa mũi đã trở thành một dụng cụ y tế quen thuộc có mặt trong tủ thuốc của nhiều gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ mỗi khi mùa đông đến. Cùng xem thiết bị y tế này có tác dụng gì nhé.
Giúp làm sạch và làm thông thoáng khoang mũi. Sử dụng bình rửa mũi giúp đưa một lượng nước (thường là nước muối biển hoặc muối sinh lý) vào khoang mũi và dễ dàng làm sạch những vảy cứng đóng tại niêm mạc mũi, loại bỏ các dịch nhầy chứa vi khuẩn và cuốn trôi bụi bẩn nằm tại khe, hốc mũi, từ đó giữ cho mũi sạch và thông thoáng hơn.
Giúp loại bỏ các yếu tố gây viêm. Thông thường, đờm và chất nhày trong mũi của người bệnh thường chứa nhiều vi khuẩn. Nếu để lâu chúng sẽ gây viêm và làm bệnh ngày càng nặng hơn. Việc rửa mũi bằng bình sẽ giúp loại bỏ những yếu tố này ra khỏi mũi và hạn chế gây viêm.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm mũi họng, nghẹt mũi, viêm xoang. Rửa mũi bằng bình là phương pháp mà các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo là nên thường xuyên sử dụng đối với những người bệnh điều trị viêm mũi họng, viêm đường hô hấp, nghẹt mũi hay viêm xoang.
Cải thiện khả năng tự làm sạch của hệ thống hô hấp. Rửa mũi bằng bình đúng cách sẽ giúp cải thiện khả năng tự làm sạch của hệ thống hô hấp, giảm kích ứng và góp phần tăng cường sức đề kháng của mũi.
>> Xem thêm: Top 3 bình rửa mũi cho trẻ tốt nhất, an toàn nhất hiện nay
Hướng dẫn cách rửa mũi bằng bình đơn giản, đảm bảo an toàn
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch rửa mũi
Để vệ sinh mũi, bạn có thể sử dụng dung dịch rửa mũi chuyên dụng hoặc dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Hầu hết các tiệm thuốc tây hay các quầy thuốc ở bệnh viện đều có bán loại này.
>> Xem chi tiết: Đánh giá muối rửa mũi xoang Cát Linh Sinufresh có tốt không?
Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm, bạn có thể tự điều chế nước muối tại nhà rất đơn giản bằng cách pha theo tỷ lệ: 2 thìa cà phê muối tinh khiết hòa với 1 lít nước cất và bảo quản ở nhiệt độ thường, nơi khô ráo để dùng dần.
Bước 2: Vệ sinh dụng cụ và tay sạch sẽ
Trước khi bắt đầu thao tác rửa mũi, bạn cần rửa sạch tay với xà phòng vài phút để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Với dụng cụ bình rửa, đặc biệt là bình rửa mũi mới mua, bạn cũng nên dùng nước ấm để rửa trước khi đưa vào sử dụng.
Bước 3: Tiến hành rửa mũi
- Chọn vị trí đứng rửa ở trước bồn rửa mặt hoặc bồn tắm, nơi có gương treo tường để tiện quan sát việc rửa mũi.
- Đổ dung dịch nước muối rửa mũi vào bình rửa, không nên đổ đầy bình tránh tạo áp lực quá lớn.
- Cúi đầu và nghiêng 45 độ về phía bên phải, sau đó đặt đầu vòi của bình vào mũi trái, thực hiện thở bằng miệng và bóp nước muối vào mũi. Khi bóp, bạn không nên bóp quá mạnh, chỉ cần bóp nhẹ từ từ nhưng cần dứt khoát, không gián đoạn. Dòng nước muối khi di chuyển sẽ qua khoang xoang và chảy sang bên mũi kia rồi ra ngoài. Cố gắng giữ trán cao hơn cằm và không hít vào khi đang rửa mũi để tránh bị sặc.
- Bóp khoảng 3 - 4 lần và ngừng lại. Giữ khoảng 3 - 5 giây để đước muối thừa sẽ chảy ra ngoài. Dùng khăn mềm để lau sạch.
- Thực hiện tương tự với mũi phải với đầy đủ các bước trên.
Bước 4: Kết thúc
Sau khi rửa mũi xong, dùng một chiếc khăn mềm lau sạch dung dịch thừa chảy ra ngoài. Rửa sạch dụng cụ bình rửa mũi, để ráo để sử dụng lần sau.
>> Xem thêm: Rửa mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất
Lưu ý khi sử dụng bình rửa mũi
Bên cạnh việc thực hiện đúng những bước làm trên, để hiệu quả rửa mũi được cao hơn , bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Nếu có thể hãy làm ấm nước muối lên trước khi rửa mũi, như vậy sẽ tạo cảm giác dễ chịu và hiệu quả rửa sạch mũi sẽ cao hơn so với việc dùng nước muối lạnh.
- Nên thực hiện rửa mũi mỗi ngày 1 lần (tối đa không quá 2 lần/ngày) vì nước muối có thể làm mất độ pH tự nhiên. Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, chỉ cần thực hiện rửa mũi khoảng 3 lần một tuần, tránh rửa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.
- Trong vài lần đầu tiên, có thể bạn sẽ cảm thấy rát nhẹ trong ổ mũi vì niêm mạc bị kích thích. Nếu cảm thấy đau rát, bạn nên giảm bớt lượng muối hoặc hòa thêm nước để rửa mũi.
- Khi rửa mũi, một ít nước muối có thể chảy xuống họng, bạn không được nuốt mà cần nhổ ra ngoài để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Bên cạnh đó, nên chú ý giữ ấm cho mũi họng, bảo vệ mũi bằng khẩu trang khi ra ngoài.
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đều có thể áp dụng các bước làm trên với những liều lượng và cách thức tương tự, tuy nhiên cần sắm những bình rửa mũi chuyên dụng hoặc có thiết kế đầu vòi nhỏ hơn dành cho trẻ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách sử dụng bình rửa mũi đúng chuẩn và những lưu ý khi dùng bình rửa mũi. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích và chủ động đối phó với những căn bệnh hô hấp mùa lạnh.
Bạn đang xem: Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đơn giản, đúng cách và đảm bảo an toàn
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ cơ thể đúng cách
- Máy phun sương có tác dụng gì? Công dụng của máy phun sương trong đời sống
- Top 5 giường y tế đa năng điều khiển bằng điện, nâng hạ bệnh nhân tự động
- So sánh giường y tế có 1 tay quay, 2 tay quay
- Đánh giá muối rửa mũi xoang Cát Linh Sinufresh có tốt không?
- Cách làm siro húng chanh trị ho tiêu đờm cho bé