Kinh nghiệm pha dung dịch khí dung mũi họng đảm bảo đúng cách, an toàn
Pha dung dịch dùng cho máy khí dung thế nào cho đúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt nhất? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc này thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ của META.vn ngay sau đây nhé!
Khi sử dụng máy xông mũi họng, điều mà bất cứ người dùng nào cũng quan tâm đó là làm thế nào để pha dung dịch khí dung đúng cách, giúp đảm bảo hiệu quả, an toàn khi điều trị các bệnh đường hô hấp.
Hướng dẫn pha dung dịch khí dung mũi họng đúng cách, an toàn
Có những loại dung dịch nào có thể xông khí dung?
Tùy thuộc vào loại bệnh hô hấp, mức độ nặng hay nhẹ của bệnh và chỉ định cụ thể của bác sĩ mà sẽ có nhiều loại dung dịch xông mũi họng khác nhau để người bệnh có thể sử dụng như:
- Với các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng dị ứng khiến người bệnh có các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi... thì sẽ cần dùng dung dịch khí dung có thuốc dạng corticoid. Trong trường hợp nếu xuất hiện bội nhiễm, nhiễm khuẩn thì sẽ có thể cần dùng thêm kháng sinh.
- Với các bệnh viêm phế quản cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn... khiến người bệnh có triệu chứng bị co thắt khí quản, phế quản... thì sẽ cần dùng dung dịch xông mũi họng có thuốc làm giãn phế quản để bệnh nhân dễ thở hơn.
- Với bệnh phổi khiến người bệnh có đờm thì sẽ cần dùng dung dịch khí dung có thuốc làm loãng đờm.
- Với bệnh viêm tiểu phế quản do tắc đờm nhớt ở trẻ em thì có thể dùng dung dịch xông dạng nước muối để làm loãng đờm, giúp trẻ dễ dàng ho và loại bỏ đờm.
- Với bệnh cảm cúm khiến người bệnh bị ngạt mũi, khó thở... thì có thể dùng dung dịch có các loại tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, lá tía tô, sả... để sát trùng và thông mũi, thông họng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng đúng loại thuốc khí dung sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp hiệu quả hơn.
Quy trình pha dung dịch xông mũi họng
Thuốc xông mũi họng có thể ở dạng dung dịch pha sẵn hoặc ở dạng chưa pha. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị dung dịch khí dung tùy theo mỗi loại thuốc để bạn tham khảo:
Đối với thuốc chưa pha sẵn
- Bước 1: Sử dụng ống tiêm sạch hoặc ống nhỏ giọt để lấy nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng do bác sĩ chỉ định) và cho vào cốc đựng.
- Bước 2: Sử dụng ống tiêm sạch hoặc ống nhỏ giọt để lấy thuốc (theo liều lượng do bác sĩ chỉ định) và cho vào cốc đựng đã có sẵn nước muối sinh lý.
Đối với thuốc đã pha sẵn
- Với thuốc xông mũi họng cho máy khí dung đã được pha sẵn, bạn sẽ không cần pha thêm nước muối sinh lý.
- Bạn chỉ cần dùng ống tiêm để lấy thuốc (theo liều lượng do bác sĩ chỉ định) và cho vào cốc đựng.
Sau khi pha xong dung dịch khí dung, bạn có thể tiếp tục tiến hành các bước xông mũi họng như sau:
- Đậy nắp cốc thuốc.
- Nối ống thở hoặc mặt nạ vào phần trên của cốc thuốc.
- Nối phần dưới của cốc thuốc và ống dẫn khí với máy.
- Đeo và chỉnh mặt nạ cho khít hoặc ngậm ống thở.
- Bật máy và tiến hành khí dung mũi họng.
Pha dung dịch khí dung đúng cách sẽ tăng cường hiệu quả trị
bệnh.
Khi pha dung dịch xông khí dung mũi họng cần chú ý những gì?
Để đảm bảo sử dụng các loại thuốc, dung dịch xông khí dung đúng cách, an toàn, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới đường hô hấp hiệu quả nhất, bạn đừng bỏ qua những lưu ý sau đây nhé:
- Luôn rửa sạch tay trước khi chuẩn bị dung dịch thuốc xông khí dung và trước khi sử dụng máy.
- Khi pha thuốc, cần chú ý lượng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ và đảm bảo lượng dung dịch khí dung không dưới mức tối thiểu, không quá mức tối đa của cốc thuốc để tránh tình trạng bình phun không thoát khí, thoát quá ít khí, thoát quá nhiều khí hay bị tràn thuốc ra ngoài.
- Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc xông khí dung (nhất là các loại thuốc kháng sinh, corticoid) mà phải thăm khám và nhận chỉ định của bác sĩ để mua và sử dụng đúng loại thuốc, liều lượng thuốc, đảm bảo an toàn và chữa bệnh hiệu quả, tránh làm bệnh trầm trọng hơn và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Tuyệt đối không được tự ý trộn các loại thuốc khí dung với nhau.
- Thuốc khí dung cũng có thể gây tác dụng phụ. Trong trường hợp bạn gặp các phản ứng nặng như khó thở, sưng nề, tim đập nhanh, chóng mặt... thì cần nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
- Không phải máy khí dung nào cũng có thể sử dụng với tinh dầu. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý rằng lạm dụng, sử dụng sai cách các loại tinh dầu cũng thể gây tổn hại tới khứu giác, ức chế hô hấp, đặc biệt là với trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi thì không được dùng tinh dầu để xông mũi họng.
- Tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ khi thực hiện khí dung về thời gian, cách khí dung... Ví dụ, thường thì khi sử dụng các thuốc corticoid bạn sẽ nên tránh dùng mặt nạ xông để vùng da xung quanh không bị tiếp xúc với thuốc...
- Bình phun thuốc khí dung cần được giữ thẳng đứng trong khi trị liệu để tránh trường hợp chức năng phun không hoạt động được. Nếu thuốc bám vào thành cốc thì bạn có thể gõ hoặc lắc nhẹ cốc thuốc để các giọt thuốc này rơi xuống.
- Sau mỗi lần sử dụng, cần vệ sinh máy khí dung cẩn thận và để máy khô tự nhiên, bảo quản máy tại nơi sạch sẽ, thoáng mát.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản máy xông mũi họng đúng cách cho lần sử dụng tiếp theo
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại dung dịch xông khí dung cũng như cách pha thuốc xông mũi họng đúng cách, an toàn để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp cho mình và những người thân trong gia đình hiệu quả nhất!
Bạn đang xem: Kinh nghiệm pha dung dịch khí dung mũi họng đảm bảo đúng cách, an toàn
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ cơ thể đúng cách
- Máy phun sương có tác dụng gì? Công dụng của máy phun sương trong đời sống
- Top 5 giường y tế đa năng điều khiển bằng điện, nâng hạ bệnh nhân tự động
- So sánh giường y tế có 1 tay quay, 2 tay quay
- Tại sao nên sử dụng nhiệt kế điện tử thay thế nhiệt kế thủy ngân?
- Sử dụng bao cao su kéo dài thời gian quan hệ trong thời gian liên tục có hại không?