Phơi nhiễm là gì? Xử lý phơi nhiễm như thế nào?

Phơi nhiễm là gì? Xử lý phơi nhiễm như thế nào? Cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi để có thêm những kiến thức bổ ích liên quan tới vấn đề này bạn nhé.

Phơi nhiễm là gì? Định nghĩa phơi nhiễm là gì?

Phơi nhiễm là gì? Đây chính là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực y học, được sử dụng để chỉ sự tiếp xúc giữa vùng da tổn thương hay niêm mạc của người không bị bệnh (HIV, viêm gan B, viêm gan C) với máu, mô hoặc dịch cơ thể của người mắc các căn bệnh này. Khi bị phơi nhiễm, bạn sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm những bệnh lý kể trên.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn cần xác định rõ trường hợp nào mới được coi là phơi nhiễm có nguy cơ lây bệnh. Dưới đây là một số trường hợp được coi là phơi nhiễm với các bệnh lý như HIV, viêm gan B, viêm gan C:

  • Khi làm các thủ thuật y tế như tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm cho người bệnh và bị kim đâm vào.
  • Các ống thủy tinh nhỏ đựng máu của bệnh nhân bị vỡ và đâm vào da gây xước da của bạn.
  • Bạn bị người khác tấn công bằng bơm kim tiêm đã qua sử dụng và có chứa virus viêm gan B, viêm gan C và HIV gây ra vết thương.
  • Dao mổ, các dụng cụ y tế để phẫu thuật hay lấy máu cho người bệnh làm bạn bị thương và chảy máu.
  • Máu hoặc dịch của người bị nhiễm bệnh HIV, viêm gan B, viêm gan C văng ra và bám vào niêm mạc như mắt, mũi, họng hay các vùng da bị tổn thương của bạn.
  • Quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su với người bị nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C.

Như vậy, nếu máu hoặc dịch cơ thể của người bị bệnh bắn vào khu vực da lành, không bị trầy xước hoặc vết thương hở thì bạn thuộc nhóm không có nguy cơ lây bệnh.

Phơi nhiễm có nguy hiểm không?

Có thể khẳng định rằng phơi nhiễm là vô cùng nguy hiểm. Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách thì người bị phơi nhiễm sẽ có nguy cơ rất cao mắc các bệnh như HIV, viêm gan B, viêm gan C. Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu đó là bệnh HIV bởi đây là căn bệnh thế kỷ khiến hàng triệu người chết mỗi năm và cho tới hiện nay vẫn chưa tìm ra được thuốc đặc trị.

Vậy khi có nguy cơ bị phơi nhiễm, cần xử lý như thế nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời bạn nhé.

Phơi nhiễm

Xử lý phơi nhiễm như thế nào?

Xử lý phơi nhiễm đúng cách sẽ có vai trò quan trọng, quyết định đến 50% việc bạn có bị nhiễm bệnh hay không. Dưới đây là một số bước xử lý phơi nhiễm hiệu quả để bạn tham khảo:

  • Với tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn đâm vào: Bạn cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước sạch làm sao để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn nhất. Sau đó, rửa kỹ vết thương bằng xà phòng, sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút. Lưu ý không nên nặn bóp vết thương để cố gắng loại bỏ máu mà nên để chúng tự chảy ra ngoài.
  • Trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Tiến hành rửa mắt dưới vòi nước chảy nhẹ hoặc nước muối Nacl 0,9% vô khuẩn trong ít nhất 5 phút khi mở mắt và lộn nhẹ mi mắt. Chú ý không dùng tay dụi mắt.
  • Trường hợp bị bắn máu hoặc dịch lên vùng da bị tổn thương: Cần rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng. Chú ý, không sử dụng thuốc khử khuẩn trên da đồng thời không cọ hoặc chà khu vực bị tổn thương.
  • Trường hợp bắn máu/dịch cơ thể vào miệng: Tiến hành nhổ khạc ngay máu/dịch cơ thể ra bên ngoài và súc miệng sạch bằng nước muối sinh lý. Chú ý, tuyệt đối không đánh răng và sử dụng thuốc khử khuẩn.
  • Trường hợp bắn máu/dịch cơ thể bắn vào mũi: Phải xì mũi và rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý Nacl 0,9%. Chú ý không dùng thuốc khử khuẩn.
  • Trường hợp bị bắn máu/dịch cơ thể lên vùng da lành, không có vết thương: Rửa khu vực bị ảnh hưởng ngay dưới vòi nước chảy cùng xà phòng. Chú ý không chà sát, kỳ cọ mạnh khi rửa.

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Dưới đây là những đánh giá về nguy cơ phơi nhiễm đã được các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu, bạn có thể tham khảo để biết mình thuộc mức độ phơi nhiễm nào.

  • Nguy cơ phơi nhiễm cao: Da bị tổn thương sâu, gây chảy máu nhiều. Máu hoặc dịch của người bệnh bắn vào vùng vết thương hở.
  • Nguy cơ phơi nhiễm thấp: Các tổn thương trên bề mặt da do xây xát nông, không bị chảy máu hoặc có nhưng ít. Máu và dịch cơ thể văng vào niêm mạc da không bị viêm loét, tổn thương.
  • Không có nguy cơ phơi nhiễm: Máu và dịch cơ thể bắn vào niêm mạc da lành, không có vết thương.

Cách điều trị phơi nhiễm hiệu quả nhất 

Điều trị phơi nhiễm HIV

Nếu bạn thuộc trường hợp nguy cơ cao hoặc thấp bị phơi nhiễm HIV thì nên áp dụng phương pháp điều trị bằng ARV. Nên điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng ARV sớm nhất có thể. Tốt nhất là 2 đến 6 tiếng và muộn nhất là sau 72 tiếng. 

Thông thường, điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng ARV sau phơi nhiễm sẽ kéo dài ít nhất 4 tuần. Trong quá trình điều trị phơi nhiễm HIV, người bệnh cần tuân thủ thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm sang cho người khác.

Điều trị phơi nhiễm viêm gan B, C

Với phơi nhiễm viêm gan B thì tiêm Globulin là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm. Đây là một loại huyết thanh miễn dịch điều trị ngay trong trường hợp:

  • Bị phơi nhiễm do máu hoặc dịch của người bệnh bắn vào mắt, miệng, mũi hay vùng da bị tổn thương.
  • Trẻ sơ sinh được sinh bởi mẹ bị bệnh viêm gan B.
  • Sau khi quan hệ tình dục với người bị viêm gan B.
  • Nhân viên y tế bị dính máu của người viêm gan B khi làm nhiệm vụ.
  • Tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B nếu thực hiện trong 7 ngày sau phơi nhiễm qua đường máu hoặc từ mẹ sang con và 14 ngày qua đường tình dục hoàn toàn không hiệu quả.

Với viêm gan C, hiện chưa có thuốc tiêm chủng đối với loại bệnh này. 

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được phơi nhiễm là gì cũng như cách xử lý phơi nhiễm như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Phơi nhiễm là gì? Xử lý phơi nhiễm như thế nào?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết