Viêm cân gan chân là gì? Nên ăn gì, tập bài tập nào, uống thuốc gì để chữa?

Viêm cân gan chân là một trong những loại bệnh khá phổ biến và thường gặp. Vậy viêm cân gan chân là gì? Nên ăn gì, tập bài tập nào, uống thuốc gì để chữa? Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Viêm cân gan chân là một trong những loại bệnh khá phổ biến và thường gặp.

Viêm cân gan chân là gì?

Viêm cân gan chân là gì?

Viêm cân gan chân có tên khoa học trong tiếng Anh là Plantar fasciitis, hay còn được gọi là viêm cân gan bàn chân. Viêm cân gan chân là tình trạng cơ gân bàn chân của bạn bị viêm và sưng tấy, dẫn đến đau ở phần gót chân.

Cơ gan bàn chân (Plantar fascia) của chúng ta có dạng dải mô mềm, giống như dây cao su co giãn nằm ngay bên dưới phần xương bàn chân. Cơ gan bàn chân được gắn với phần cuối của bộ phận xương gót chân và kéo dài tới gần các ngón chân. Khi bị viêm cân gan bàn chân, bạn sẽ cảm thấy nhói đau ở gót chân khi di chuyển, đặc biệt là vào buổi sáng khi bạn mới thức dậy và bắt đầu đặt chân xuống giường để đứng dậy.

Các triệu chứng của viêm cân gan chân

Các triệu chứng của viêm cân gan chân

Bệnh viêm cân gan chân là bệnh khá phổ biến nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh này gây ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh viêm cân gan bàn chân thường có một số triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện các cơn đau nhói đột ngột khi bạn bắt đầu đi lại sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Bàn chân cảm thấy đau nhức khi ngồi nhiều, đứng lâu hoặc khi bạn bước lên, xuống cầu thang.
  • Với tình trạng viêm cân gan chân lâu ngày có thể dẫn đến các biểu hiện sưng và bầm tím phần gót chân và gan bàn chân.

Nguyên nhân của viêm cân gan chân

Nguyên nhân của viêm cân gan chân

  • Viêm cân gan chân có thể là một trong những biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
  • Do bạn hoạt động thể thao quá mức gây ảnh hưởng tới bàn chân như chạy bộ, nhảy xa, nhảy dây, đạp xe…
  • Do trọng lượng cơ thể bị quá tải ở những người bị thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ đang mang thai.
  • Do bạn mang giày không đúng cỡ, đi giày quá chật khiến bàn chân bị o ép.
  • Do bạn có cấu trúc bàn chân bẹt hoặc vòm bàn chân cao bẩm sinh.

Những người có nguy cơ mắc viêm cân gan chân

Những người có nguy cơ mắc viêm cân gan chân

  • Nam giới dễ mắc viêm cân gan bàn chân hơn so với nữ giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi trung niên từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi.
  • Những người bị béo phì, thừa cân thường có trọng lượng cơ thể lớn khiến bàn chân phải chịu áp lực lớn. Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc viêm cân gan chân.
  • Các vận động viên chuyên nghiệp như vận động viên chạy bộ, vận động viên nhảy xà, diễn viên múa ballet, vận động viên aerobic, vận động viên thể dục dụng cụ... hoặc những người lao động vất vả, công nhân đứng ở nhà máy, giáo viên phải đứng lâu… là những người có nhiều nguy cơ mắc viêm cân gan chân.
  • Những người thường xuyên phải mang giày, dép có đế cứng, giày cao gót trong thời gian dài.
  • Những người có bàn chân bị những dị tật bẩm sinh.

Cách chữa trị viêm cân gan chân

Đi khám tại bệnh viện

Cách chữa trị viêm cân gan chân

Khi xuát hiện các triệu chứng của bệnh viêm cân gan bàn chân, bạn hãy đến các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra lược đồ điều trị một cách cụ thể như dùng các bài thuốc giảm đau, châm cứu, phẫu thuật... Các bạn chú ý không tự mua thuốc để điều trị tại nhà, tránh làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Cách chữa trị viêm cân gan chân

Một số biện pháp để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm cân gan chân là bạn hãy thay đổi một số thói quen sinh hoạt của mình như sau:

  • Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, không ngồi xổm, thỉnh thoảng bạn hãy thay đổi tư thế hoặc đi lại nhẹ nhàng cho bàn chân được thư giãn.
  • Không nên vận động quá mạnh khi tập thể thao. Khi đi tập gym, bạn cũng không nên tập các bài tập quá sức.
  • Nên đi giày, dép mềm và vừa chân, tránh đi nhiều giày cao gót hoặc các loại giày, dép có đế quá cứng.
  • Ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ, đặc biệt là vào mùa đông. Ngâm chân sẽ giúp cân gan bàn chân được thư giãn, đồng thời cũng giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
  • Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, trước khi đặt chân xuống đất, bạn hãy xoa bóp và massage nhẹ nhàng bàn chân.
  • Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh.

>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách làm muối ngâm chân thảo dược tại nhà đơn giản nhất

Áp dụng một số bài tập hỗ trợ chữa trị và phòng ngừa viêm cân gan chân

Ngoài dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn cũng có thể áp dụng một số bài tập giúp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm cân gan bàn chân sau đây:

Bài tập kéo dãn bắp chân: Bạn hãy chống hai tay vào tường, duỗi thẳng đầu gối của chân bị viêm cân gan chân, chân còn lại bước lên phía trước. Bạn giữ thăng bằng hai chân trên mặt sàn, sau đó dùng lực của tay và chân kéo giãn cơ của chân bị viêm cân gan bàn chân và giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây thì đổi chân. Bạn hãy lặp lại động tác này với mỗi chân khoảng 3 đến 5 lần.

Bài tập kéo dãn bắp chân

Bài tập cán giãn cơ lòng bàn chân: Bạn ngồi trên ghế cao và dùng một quả bóng nhựa mềm hoặc bóng tennis để xuống dưới bàn chân và dùng bàn chân lăn qua lăn lại trong khoảng 2 phút thì đổi chân. Bạn cũng có thể tìm mua các loại bóng massage gan bàn chân chuyên dụng để tập nhé.

Bài tập cán giãn cơ lòng bàn chân

Bài tập kéo giãn cơ lòng bàn chân: Bạn ngồi trên ghế và gác một chân lên đùi chân kia, giữ bàn chân bằng tay, sau đó kéo các ngón chân về phía mu bàn chân để tạo lực căng cho gan bàn chân, giữ trong 10 giây thì đổi chân. Bạn hãy lặp lại động tác này trong khoảng 3 đến 5 lần.

Bài tập kéo giãn cơ lòng bàn chân

Bài tập uốn chân: Bạn hãy chuẩn bị một dây thun co giãn hoặc một chiếc khăn lông mềm dài và một thảm tập yoga. Bạn ngồi xuống thảm, thẳng lưng, duỗi hai chân thẳng ra. Sau đó, bạn dùng dây thun vòng qua một bàn chân và dùng tay giữ hai đầu dây thun rồi kéo căng, giữ một vài giây rồi thả dây thun ra, lặp lại động tác này khoảng 10 lần với mỗi bàn chân.

Bài tập uốn chân

Bài tập nhặt khăn bằng chân: Bạn ngồi xuống ghế và để một chiếc khăn mềm xuống sàn, sau đó dùng các ngón chân gắp khăn lên rồi thả ra, lặp đi lặp lại khoảng 5 lần với mỗi chân. Bạn nên thường xuyên tập bài tập này vào buổi sáng hoặc trước khi đi chạy bộ.

Bài tập nhặt khăn bằng chân

Bài tập nhặt bi bằng chân: Bạn ngồi trên ghế và thả khoảng 20 viên bi xuống sàn, sau đó dùng các ngón chân gắp bi thả vào một cái lọ đựng. Mỗi lần tập bạn hãy nhặt khoảng 20 viên bi mỗi chân.

Bài tập nhặt khăn bằng chân

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. META chúc bạn luôn có một đôi bàn chân khỏe mạnh! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Bạn đang xem: Viêm cân gan chân là gì? Nên ăn gì, tập bài tập nào, uống thuốc gì để chữa?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết