Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Bé bị tay chân miệng có thể mắc biến chứng gì?

Tay chân miệng là một trong nhiều căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều bậc cha mẹ có con mắc bệnh tỏ ra khá lo lắng bởi không biết bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không và bé bị tay chân miệng có thể mắc biến chứng gì. Trong bài viết này, META sẽ giúp các bạn có được lời giải đáp cho những thắc mắc trên. Nào, hãy cùng theo dõi các bạn nhé!

Tay chân miệng là một trong nhiều căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều bậc cha mẹ có con mắc bệnh tỏ ra khá lo lắng bởi không biết bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không và bé bị tay chân miệng có thể mắc biến chứng gì. Trong bài viết này, META sẽ giúp các bạn có được lời giải đáp cho những thắc mắc trên. Nào, hãy cùng theo dõi bạn nhé!

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng (hay còn được gọi là bệnh chân tay miệng) là một loại bệnh do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em với các triệu chứng đặc trưng như sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước.

Tay chân miệng thường được chia ra làm 4 cấp độ. Ở cấp độ 1, bệnh tay chân miệng thường chỉ gây loét miệng hoặc làm tổn thương da và hoàn toàn có thể điều trị và chăm sóc tại nhà, sau đó trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, với những trẻ bị tay chân miệng độ 2 nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể sẽ tăng độ và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

>>> Xem thêm: 6 Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ nên biết

Vậy những biến chứng mà bệnh chân tay miệng gây nên là gì? Các bạn hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời nhé.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Những biến chứng của bệnh tay chân miệng

Biến chứng mất nước

Sốt cao liên tục cùng các vết loét trong khoang miệng và cổ họng có thể khiến trẻ bị mất nước. Trong trường hợp này, việc mà cha mẹ cần làm đó chính là khuyến khích bé uống nhiều nước, sữa hoặc nước điện giải. Nếu như bé cảm thấy khó uống và nuốt thì bạn có thể cho bé uống một lượng nhỏ với mức độ thường xuyên thay vì cố ép bé uống một lượng nước lớn.

Trong trường hợp bé không thể uống nước hoặc có những dấu hiệu mất nước như dưới đây thì bạn nên cho bé tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời:

  • Da bé khô và nhăn nheo.
  • Bé cáu gắt.
  • Mắt trẻ trũng sâu.
  • Bé không đi tiểu trong khoảng 8 tiếng.
  • Bé có các dấu hiệu mệt mỏi, lờ đờ, bơ phờ.
  • Đối với trẻ sơ sinh thì phần thóp bị mềm và trũng...

Biến chứng nhiễm trùng thứ phát

Những trẻ bị chân tay miệng có xuất hiện các vết loét trên da, đặc biệt nếu vết loét đó không được chăm sóc kỹ lưỡng và bị trầy xước thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm:

  • Đau và sưng đỏ hoặc có cảm giác nóng ở các vết loét.
  • Xuất hiện dịch hoặc mủ ở những vết loét đó.

Trong trường hợp này, bạn hãy cho bé tới gặp bác sĩ để có những hướng điều trị kịp thời nhé.

Bệnh chân tay miệng

Biến chứng thần kinh

Đây là biến chứng nặng nề nhất mà bệnh chân tay miệng có thể gây ra cho bé bởi nó có thể gây tổn thương não hoàn toàn, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng bao gồm viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, viêm thân não, viêm mô não... với các biểu hiện như:

  • Sốt cao, li bì, vật vã hoặc mê sảng.
  • Đau đầu, cứng gáy, sợ ánh sáng.
  • Rung giật cơ (giật mình chới với), co giật từng cơn ngắn khoảng 1 đến 2 giây và chủ yếu là ở tay và chân. Triệu chứng này sẽ thường xuất hiện khi bé bắt đầu vào giấc ngủ hoặc khi bạn cho bé nằm ngửa. Với những bé vốn đã có tình trạng giật mình thì cha mẹ cần hết sức lưu ý để phân biệt tránh nhầm lẫn với giật mình sinh lý bình thường.
  • Bứt rứt, ngủ gà, chới với, run chi, đi đứng loạng choạng, mắt nhìn ngược.
  • Rung giật nhãn cầu.
  • Tăng trương lực cơ.
  • Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
  • Liệt dây thần kinh sọ não.
  • Hôn mê thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Biến chứng tim mạch và hô hấp

Bệnh chân tay miệng có thể gây nên biến chứng tim mạch và hô hấp cho trẻ bao gồm viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch, phù phổi cấp,... với các dấu hiệu nhận biết như:

  • Mạch đập nhanh (trên 150 lần/phút).
  • Thời gian làm đầy mao mạch chậm (trên 2 giây).
  • Các biểu hiện rối loạn vận mạch, da xuất hiện vân tím, đổ nhiều mồ hôi, tứ chi lạnh hoặc có thể chỉ khu trú tại một vùng cơ thể như chân hoặc tay.
  • Ở giai đoạn đầu, bệnh chân tay miệng có thể gây ra biến chứng tăng huyết áp. Cụ thể đối với trẻ dưới 1 tuổi, chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 110 mmHg; đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi thì chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 115 mmHg và ≥ 120 mmHg đối với trẻ trên 2 tuổi. Còn ở giai đoạn sau, thường chúng ta sẽ không đo được mạch và huyết áp của trẻ.
  • Thở nhanh, nông, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản, không đều.
  • Trẻ sùi bọt hồng, khó thở, da tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có lẫn máu hay bọt hồng.

>>> Xem thêm: Mua máy đo huyết áp nào chính xác?

Có thể thấy rằng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Chính vì thế, trong quá trình chăm sóc bé bị tay chân miệng, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý, theo dõi sát sao, khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường thì nên cho trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đánh giá mức độ của bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: 

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Bạn đang xem: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Bé bị tay chân miệng có thể mắc biến chứng gì?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết