Bị chuột rút, sưng chân, mỏi chân, nổi gân xanh ở tay chân là bệnh gì?

Chuột rút, sưng chân, mỏi chân, nổi gân xanh ở chân là những biểu hiện thường gặp khi chân hoạt động quá nhiều, chơi thể thao, tập thể dục cường độ cao… Đa số các trường hợp, những biểu hiện này không phải là bệnh lý mà chỉ là phản ứng cực đoan của cơ thể trong quá trình vận động. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì đây rất có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.

>>> Khám phá ngay: Hướng dẫn cách làm muối ngâm chân thảo dược tại nhà đơn giản nhất

Bị chuột rút, sưng chân, mỏi chân, nổi gân xanh ở tay chân là bệnh gì?

Chuột rút

Chuột rút là tình trạng cơ bị co thắt đột ngột gây tê cứng, đau dữ dội ở bắp thịt và làm bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Tuy mọi vùng bắp thịt trên cơ thể đều có thể bị chuột rút, nhưng tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất ở các chi bao gồm cánh tay, cẳng chân, đùi… Chuột rút sẽ đặc biệt gây nguy hiểm khi đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa hay khi đang lái xe. Vậy chuột rút có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào không?

Chuột rút là dấu hiệu của bệnh gì?

Chuột rút là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về xương khớp, tim mạch...

Theo các bác sĩ chuyên ngành, chuột rút thường xảy ra khi vận động nhiều hơn bình thường, nhưng nếu diễn ra thường xuyên thì đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý như:

  • Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hẹp đốt sống thắt lưng: Khi mắc những bệnh lý này, dây thần kinh thường bị chèn ép khiến chúng trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích phản ứng tiêu cực với môi trường, sinh ra tình trạng chuột rút, co quắp.

  • Thiếu canxi khi mang thai: Trong suốt thai kỳ, phụ nữ thường phải đối mặt với sự thiếu hụt calcium, photpho, magnesium, cùng với đó là tác động của sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể, trọng lượng của thai nhi tác động lên phần dưới nên thường xuyên gặp tình trạng chân bị chuột rút, tê cứng. Tình trạng này sẽ thường xảy ra ở khu vực bắp chân và khởi phát vào ban đêm trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

  • Thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu, suy giãn tĩnh mạch: Thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu, suy giãn tĩnh mạch là những bệnh lý khiến cho máu không thể tuần hoàn liên tục và trơn tru trong cơ thể, dẫn đến tình trạng không có đủ lượng máu hoặc máu bị ứ đọng lại và gây ra chuột rút.

Cách trị và phòng tránh tình trạng chuột rút

Cách tốt nhất để trị chuột rút đó là, khi bắt đầu có tình trạng tê cứng, co rút, bạn cần nhanh chóng làm căng cơ sắp bị co rút càng sớm càng tốt, khi đó triệu chứng đau sẽ giảm đi rất nhiều. Trước khi đi ngủ, bạn nên tập một số động tác căng cơ như kéo gập lưng bàn chân, tay hoặc duỗi chân, tay hết cỡ để các cơ được thư giãn. 

Để khắc phục tình trạng này bạn nên chăm chỉ luyện tập, ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh

Ngoài ra, nếu tình trạng chuột rút kéo dài và xảy ra với tần suất dày thì bạn nên đến khám bác sĩ để được kê một số loại thuốc hỗ trợ tuần hoàn máu, co tĩnh mạch… Nếu tình trạng chuột rút xảy ra là do rối loạn tuần hoàn máu hay suy giãn tĩnh mạch thì bạn có thể sử dụng một số loại vớ y khoa chuyên dụng vào ban ngày để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Bên cạnh việc điều trị chứng chuột rút, bạn cũng cần ghi nhớ một số biện pháp phòng tránh bệnh tái phát trở lại như:

  • Uống đủ nước hằng ngày (tiêu chuẩn 1,5 đến 2 lít nước).
  • Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện.
  • Tạo thói quen thư giãn cơ bắp trước khi ngủ.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, xây dựng thực đơn cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Hạn chế stress, căng thẳng.

Sưng chân

Sưng chân hay còn được gọi là phù ngoại biên, chỉ sự tụ dịch ở phần chi dưới của cơ thể, có thể là bàn chân, cẳng chân, bắp đùi. Sưng chân có thể có nguyên nhân từ những chấn thương do vận động nhưng nếu không có chấn thương mà tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra thì đó có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý khá nghiêm trọng.

Sưng chân là biểu hiện của bệnh lý nào?

Sưng chân có thể là do suy giãn tĩnh mạch chân

Bên cạnh những nguyên nhân như béo phì, đứng hoặc ngồi lâu một tư thế, tác dụng phụ khi dùng thuốc, sưng chân cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý dưới đây:

  • Máu đông trong chân: Máu đông trong chân là một bụi máu ở trạng thái rắn, khi bụi máu đông trong tĩnh mạch của chân, nó có thể làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến sưng chân.
  • Suy giãn tĩnh mạch chân: Xảy ra khi mạch máu không thể bơm máu đầy đủ, ứ đọng tại một tĩnh mạch nào đó ở chân và gây sưng, phù nề.
  • Viêm màng ngoài tim: Viêm màng ngoài tim là một tình trạng viêm lâu dài của màng ngoài tim (màng túi khu vực xung quanh tim). Bệnh lý này thường gây ra khó thở, sưng mạn tính ở chân và mắt cá chân của người bệnh.
  • Phù bạch huyết: Hệ thống bạch huyết được tạo thành từ các hạch bạch huyết và mạch máu giúp vận chuyển chất lỏng trong cơ thể. Sự tắc nghẽn trong hệ bạch huyết sẽ gây ra sưng ở các mô, dẫn đến sưng ở tay và chân.
  • Tiền sản giật: Tiền sản giật thường gây ra cao huyết áp trong thai kỳ. Việc tăng huyết áp có thể dẫn đến lưu thông máu kém và sưng ở mặt, tay và chân của bà bầu.
  • Xơ gan: Bệnh nhân xơ gan thường bị huyết áp cao và lưu thông máu kém ở bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân, làm chân bị sưng phù.

>>> Xem thêm: Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Điều trị và phòng tránh sưng chân

Khi bị sưng chân, ngâm chân trong bồn massage có thể giúp giảm bớt tình trạng sưng chân

Sưng chân do tác dụng phụ của các bệnh lý thường chỉ khỏi khi bệnh được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của nó đối với sinh hoạt, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau:

  • Sử dụng vớ y khoa có sự tham khảo bác sĩ. 
  • Nếu chân sưng do bị thương thì nên sử dụng nạng hoặc gậy để giảm bớt áp lực lên chân.
  • Kê gối dưới chân khi ngủ giúp máu không bị tích tụ tại phần cơ thể bị sưng và giúp máu lưu thông dễ dàng.
  • Chườm lạnh.
  • Thực hiện các bài tập tác động nhẹ như yoga, đi bộ chậm.
  • Nếu làm công việc văn phòng thì hãy đứng dậy và đi dạo quanh văn phòng sau mỗi giờ.
  • Khi bạn ngồi, hãy thường xuyên thay đổi tư thế và nâng chân cao một chút bất kỳ khi nào bạn có thể.
  • Uống nhiều nước để trung hòa muối trong cơ thể, điều này cũng giúp làm giảm bớt tình trạng sưng phù chân.
  • Ngâm chân trong nước tonic khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày, kết hợp sử dụng bồn massage chân để tăng thêm tác dụng.
  • Xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng sưng để máu được lưu thông tốt hơn.

>>> Xem thêm: Những công dụng tuyệt vời của việc massage đối với cơ thể

Mỏi chân

Mỏi chân có phải dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm không?

Mỏi chân có thể là triệu chứng của rối loạn chuyển hóa

Theo như các chia sẻ của những chuyên gia y tế thì đau nhức, mỏi chân là tình trạng khá hay gặp ở những người làm công việc đặc thù, thường ngồi yên một chỗ, ít vận động hoặc chơi thể thao, vận động quá sức. Tuy nhiên, trên thực tế, nhức mỏi chân còn có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh như:

  • Bệnh xương khớp: Xương khớp bị tổn thương trong quá trình lao động, chơi thể thao; loãng xương do thiếu canxi hay các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp… là những nguyên nhân hàng đầu khiến chân bị nhức mỏi. Các bệnh lý này khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương, ức chế hoạt động truyền dẫn thần kinh khiến các cơ bắp bị yếu đi, làm người bệnh bị đau mỏi chân, tay khi vận động.
  • Rối loạn chuyển hóa: Một vài căn bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân, béo phì… có thể gây ra biến chứng thần kinh và mạch máu như suy giãn tĩnh mạch, phù bạch huyết… Các biến chứng này làm cho lượng máu nuôi dưỡng cơ khớp không đủ, dẫn đến đau mỏi chân, tay. Bên cạnh đó, các khớp xương sẽ phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, dẫn đến tình trạng nhức mỏi đối với những người thừa cân, béo phì.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh nguy hiểm về xương khớp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp và thậm chí là tàn phế nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi các đĩa đệm bị trượt ra khỏi cột sống và chèn ép lên rễ dây thần kinh tọa sẽ gây đau nhức, mỏi chân và đau ở vùng lưng dưới của người bệnh.

Cách phòng và điều trị mỏi chân

Uống đủ nước hằng ngày sẽ giúp máu huyết lưu thông, giảm bớt tình trạng nhức mỏi chân

Nhức mỏi chân kéo dài khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, thậm chí ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Do đó, cần có những biện pháp điều trị kịp thời cũng như phòng chống tái phát lại. Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện những dấu hiệu nhức mỏi chân:

  • Áp dụng một số mẹo dân gian chữa nhức mỏi chân như chườm lá ngải cứu lên vùng bị đau mỏi, ngâm chân trong nước muối gừng hoặc lá lốt, uống nước lá lốt… 
  • Bóp và xát chân mỗi ngày theo hướng dẫn sau: Người bệnh ngồi trên một mặt bằng phẳng như ngồi trên giường hoặc ghế, sau đó duỗi chân, hai bàn tay nắm lấy cổ chân. Đặt ngón tay cái phía trước và các ngón tay khác ở phía sau. Tiếp đó, bóp lần lượt từ gót chân lên đùi 3 lần như vậy. Cuối cùng, dung 2 tay ôm lấy cổ chân rồi xát mạnh từ cổ chân lên đùi 5 lần, sau đó đổi chân.
  • Tắm nước ấm để các cơ bắp được thư giãn, thả lỏng.
  • Đeo vớ y khoa vào ban ngày để kích thích máu lưu thông, đặc biệt là khi bạn làm các công việc phải thường xuyên đứng hoặc ngồi yên một chỗ.
  • Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 15 phút mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin như thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả, hải sản… và hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ, nhiều đường, muối, tinh bột và các chất kích thích…
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Nên mua vớ y khoa loại nào tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch?

Nổi gân xanh ở tay chân

Gân xanh nổi trên da thực chất là các tĩnh mạch làm nhiệm vụ vận chuyển máu và oxy. Nổi gân xanh là hiện tượng khá phổ biến nhưng không nhiều người thực sự quan tâm về nó. Thông thường, người già, vận động viên, phụ nữ mang thai, người quá gầy thường là những đối tượng dễ bị nổi gân xanh nhất. Nhưng nếu bạn không thuộc những nhóm người trên mà tay chân vẫn có nhiều gân xanh nổi khá rõ thì đừng lơ là bỏ qua bởi vì đó rất có thể là những dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm đấy.

Tay chân nổi gân xanh là bệnh gì?

Các nhà khoa học cho rằng, nổi gân xanh ở tay và bàn tay là biểu hiện chất thải trong cơ thể đang ứ đọng ở dưới lưng và eo. Những người bị nổi gân xanh ở tay thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng và thậm chí còn căng cứng cơ bắp.

Mặt khác, tĩnh mạch ở tay nổi lên có thể là dấu hiệu bất thường của bệnh mạch máu ngoại vi, suy mạch máu não, đau đầu, có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Những người này (đặc biệt là người cao tuổi) cần đề phòng hiện tượng đau đầu, chóng mặt thường xuyên hay thậm chí là đột quỵ.

Tay chân nổi gân xanh thường là do tình trạng suy giãn tĩnh mạch gây ra

Nếu nổi gân xanh trong lòng bàn tay, tùy vị trí sẽ "tố cáo" tình trạng sức khỏe của bạn:

  • Nổi gân xanh gần ngón tay cái: Có thể là biểu hiện của bệnh đau lưng, thấp khớp.
  • Nổi gân xanh cổ tay hoặc vòng cổ tay: Có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt, dịch tiết âm đạo có vấn đề hay một số bệnh phụ khoa tương tự.
  • Nổi gân xanh gần ngón tay cái nhìn thấy rõ và xoắn: Có thể là bệnh xơ cứng động mạch vành, đề phòng dẫn tới các cơn đau tim.
  • Nổi gân xanh ở ngón tay giữa: Có thể là dấu hiệu bệnh xơ cứng động mạch não.
  • Gân xanh nổi ở các đốt ngón tay: Đề phòng mắc bệnh tiêu hóa như dạ dày, táo bón, bệnh trĩ hoặc ung thư.

Nổi gân xanh ở chân là biểu hiện rất rõ ràng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy yếu chức năng đưa máu về tim của tĩnh mạch chân. Cơ chế hình thành nên bệnh giãn tĩnh mạch chính là do các van trong lòng tĩnh mạch phải chịu phải sự tổn thương bởi lượng lớn áp lực, khiến dòng máu bị đảo ngược chiều so với tuần hoàn của nó.

Về bản chất, đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng các biến chứng của nó rất khó lường. Một khi xảy ra biến chứng có thể dẫn đến tắc mạch phổi, tắc mạch máu cục bộ… gây nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, nổi gân xanh ở bàn chân, cẳng chân thường do các bệnh sưng khớp, viêm thấp khớp gây nên.

Phòng và điều trị nổi gân xanh ở tay, chân như thế nào?

Vớ y khoa sẽ giúp bạn điều trị triệu chứng nổi gân xanh ở tay, chân do giãn tĩnh mạch

Tuy nổi gân xanh ở tay chân là những dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát thì bệnh sẽ không đáng lo ngại. Bên cạnh việc đi khám bác sĩ để nhận được chỉ định điều trị chính xác nhất, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị tại nhà như: 

  • Người bị nổi gân xanh nên đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin đồng thời có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc... để tránh bị táo bón; không nên để bị béo phì, nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước).
  • Nên đi bộ thường xuyên, hạn chế đi thang máy nếu có thể để có nhiều cơ hội tập cho tĩnh mạch, nếu phải đứng nhiều thì thỉnh thoảng nên chạy tại chỗ để giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch.
  • Không nên mặc quần áo bó chặt vùng hông, chân, không nên đi giày cao gót thường xuyên.
  • Nằm ngủ nên kê thêm gối ở chân để máu được lưu chuyển thuận lợi.
  • Tránh mang vác nặng.
  • Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng với những bộ môn như bơi lội, yoga…
  • Sử dụng vớ y khoa thường xuyên.
  • Không nên xoa dầu nóng hay chườm nóng vào chân vì điều này chỉ làm cho tĩnh mạch giãn nở thêm.
  • Không tắm nước quá nóng, sau khi tắm xong nên xối lại chân bằng nước lạnh, nước lạnh sẽ làm co tĩnh mạch giúp cho sự chuyển máu về tim dễ dàng hơn. 
  • Massage mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ để đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.

>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bị giãn tĩnh mạch: Nên ăn gì, kiêng gì?

Có thể thấy rằng, thông qua quan sát và cẩn trọng trước hiện tượng chuột rút, sưng chân, mỏi chân, nổi gân xanh ở tay chân, bạn sẽ có thể phát hiện ra những bệnh lý đang tiềm ẩn trong cơ thể, từ đó có sự thăm khám và điều trị kịp thời hơn. Vì vậy, tốt nhất, bạn đừng nên bỏ qua hay lơ là trước bất kỳ biểu hiện bất thường nào của cơ thể nhé.

Mong rằng, những thông tin này của chúng tôi sẽ góp phần giúp bạn tự tin sống vui, sống khỏe hơn nữa. Đừng quên ghé thăm META.vn thường xuyên để cập nhật những thông tin đa dạng về các mẹo vặt cuộc sống, ẩm thực, chăm sóc sức khỏe nhé! 

META.vn là địa chỉ mua sắm trực tuyến uy tín, có kinh nghiệm hơn 13 năm trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt của gia đình với chất lượng đảm bảo, mức giá ưu đãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt!

Bạn đang xem: Bị chuột rút, sưng chân, mỏi chân, nổi gân xanh ở tay chân là bệnh gì?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết