Những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho có đờm

Ho có đờm ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tuy là tình trạng bệnh lý không hiếm gặp nhưng nếu cha mẹ chủ quan và xem nhẹ thì có thể dẫn đến những hệ quả xấu tới sức khỏe của trẻ. Vì thế, bài viết dưới đây của META sẽ cung cấp cho các phụ huynh những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho đờm.

Ho có đờm ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tuy là tình trạng bệnh lý không hiếm gặp nhưng nếu chủ quan và xem nhẹ, bệnh có thể dẫn đến những hệ quả xấu tới sức khỏe của trẻ.

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho có đờm

Khi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho có đờm, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là xác định rõ nguyên nhân của bệnh để có phương pháp điều trị đúng đắn. Ho có đờm ở bé sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu nhất thường là do các nhóm các bệnh lý về đường hô hấp. Sau đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho đờm ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường gặp nhất:

chăm sóc trẻ so sinh bị ho có đờm

  • Viêm họng cấp và mãn tính: Khi bị viêm họng cấp, trẻ thường thấy đau rát cổ họng, sốt cao, ho có đờm, chảy nước mũi, amidan sưng và viêm to. Nếu là viêm họng mãn tính, các biểu hiện sẽ kéo dài và dai dẳng hơn, kèm theo cả khó nuốt, nuốt đau.
  • Ho gà: Ban đầu, trẻ ho nhẹ. Sau đó, các cơn ho xuất hiện nhiều hơn, có nhiều đờm, kèm theo chảy nước mũi.
  • Viêm khí phế quản cấp: Trẻ bị ho khan trong ngày đầu tiên, sau đó ho có đờm đặc, thở khò khè.
  • Hen phế quản: Các cơn ho, hen chủ yếu xuất hiện về đêm hoặc gần sáng. Trẻ cảm thấy tức ngực, khó thở do đờm xuất hiện sau cơn hen.
  • Viêm phế quản phổi: Trẻ bị sốt, đau cơ, khó thở, chóng mặt kèm ho đờm, thậm chí có thể ho ra máu.
  • Viêm phổi: Trẻ bị sốt cao, rét run, ho ra nhiều đờm đặc, buồn nôn, chán ăn, đặc biệt là đau ngực tăng khi ho hoặc thở sâu.

chăm sóc trẻ so sinh bị ho có đờm

  • Một số bệnh lý hiếm gặp như viêm màng não, viêm não, nhiễm khuẩn huyết...: Đây là nhóm nguyên nhân rất ít gặp, tuy nhiên nếu gặp phải thì thường rất nặng và nguy hiểm. Vì thế, khi thấy trẻ bị ho đờm kèm theo các biểu hiện như nôn mửa, sốt cao, co giật, li bì, khó đánh thức..., cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nhất để điều trị kịp thời.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho có đờm

Cho trẻ ăn đa dạng chất dinh dưỡng

chăm sóc trẻ so sinh bị ho có đờm

Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm là điều rất cần thiết giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn để chiến đấu với căn bệnh. Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị, mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước, đặc biệt là nước hoa quả để giúp cung cấp các vitamin thiết yếu và lượng nước cần thiết cho trẻ. Ngoài ra, đối với những trẻ hay nôn trớ vì các cơn ho, mẹ nên chọn đồ ăn dễ tiêu, dễ nuốt, mức độ lỏng của đồ ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Mẹ cũng có thể chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để giúp trẻ hấp thu hiệu quả và tiêu hóa tốt hơn.

>> Tìm hiểuBị ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì mới tốt?

Vỗ rung long đờm cho trẻ

Cha mẹ có thể áp dụng kỹ thuật vỗ rung long đờm để giúp giảm ho, long đờm cho trẻ. Khi vỗ rung, tốt nhất, mẹ nên đặt bé nằm nghiêng, sau đó mẹ chụm bàn tay lại và vỗ lưng cho bé nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Mẹ chăm chỉ vỗ long đờm cho trẻ vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ sẽ giúp hỗ trợ điều trị ho đờm hiệu quả.

Sử dụng các bài thuốc từ tự nhiên

Khi trẻ bị ho đờm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, mẹ có thể áp dụng các bài thuốc từ tự nhiên để trị ho đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các phương pháp này đều có ưu điểm là an toàn và khá hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

củ cải trắng trị ho đờm

Củ cải trắng. Củ cải trắng có tính kháng viêm cao. Mẹ có thể cho trẻ ăn củ cải trắng luộc hay nấu cháo đều rất tốt, giúp làm mát họng, tiêu đờm hiệu quả.

Lá hẹ. Lá hẹ còn chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin và vitamin C có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và tăng sức đề kháng. Mẹ có thể hấp lá hẹ cùng 1 chút mật ong hoặc đường phèn cho trẻ uống mỗi ngày để giúp giảm ho, tiêu đờm.

gừng tiêu đờm

Gừng tươi. Gừng tươi có thể làm ấm họng và tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ có thể hấp vài lát gừng với một chút mật ong và hòa nước ấm để cho trẻ uống, mẹ sẽ thấy các cơn ho của bé giảm rõ rệt.

Sử dụng đến sự hỗ trợ của các thiết bị, dụng cụ y tế

Máy xông mũi họng (máy khí dung mũi họng). So với việc tiêm hay sử dụng thuốc uống kháng sinh để điều trị ho có đờm, việc dùng máy khí dung mũi họng mang đến hiệu quả điều trị cao hơn, nhất là đối với các trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Thiết bị này làm khuếch tán thuốc ở dạng sương mù đến các bộ phận hầu họng một cách trực tiếp, không đi qua dạ dày, vừa giúp hạn chế tác dụng phụ, vừa dễ dàng bóc tách lượng đờm ra khỏi khoang họng, tạo sự thông thoáng cho đường thở, giảm ho, tiêu đờm nhanh chóng.

>> Tham khảoNhững điều bạn cần biết về máy khí dung mũi họng

Các loại máy có chức năng hút đờm. Máy hút mũi, máy hút đờm là dụng cụ y tế chuyên dùng để loại bỏ tại chỗ lượng đờm và dịch nhày trong cổ họng của trẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với máy khí dung mũi họng thì dụng cụ này có điểm khác biệt là không dùng thuốc, chỉ sử dụng cơ chế bơm, hút và đẩy chuyên biệt giúp nhẹ nhàng lấy đi lượng đờm và vi khuẩn gây tắc nghẽn đường thở, đem lại sự thông thoáng cho mũi họng của trẻ.

>> Tìm hiểuKhi nào cần hút mũi, hút đờm? Lưu ý để làm sạch mũi, đờm hiệu quả, an toàn

máy hút mũi cho bé

Lưu ý khi chăm sóc sẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho có đờm

Bên cạnh các cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho có đờm trên đây, để việc điều trị ho đờm đạt hiệu quả cao, các mẹ cũng cần lưu ý những điểm sau đây:

chăm sóc trẻ so sinh bị ho có đờm

Giữ ấm cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đang bị ho đờm, điều quan trọng để tránh cho bệnh trở nên nặng hơn đó là chú ý giữ ấm cho trẻ. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo đủ ấm, đặc biệt, nên trang bị đầy đủ khăn quàng cổ, mặc ấm, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Còn ở trong nhà, cha mẹ có thể sử dụng thêm máy sưởi dầu, đèn sưởi nhà tắm, điều hòa 2 chiều... để giúp phòng ấm áp hơn.

Nhỏ nước mũi cho trẻ mỗi ngày. Hàng ngày, mẹ nên nhỏ mũi cho bé bằng chai nước muối sinh lí (loại nhỏ) từ 3 đến 4 lần một ngày để mũi bé thông thoáng và sạch hơn.

Đến bệnh viện nếu ho đờm lâu ngày không đỡ. Cha mẹ nên nhớ, nếu trong trường hợp ho có đờm nhẹ, bé có thể sẽ khỏi bệnh sau 2 đến 3 ngày chữa trị. Nhưng khi bé ho đờm lâu ngày không khỏi kèm theo một số dấu hiệu bất thường như sốt cao, khó thở, ho ra máu, li bì, chán ăn, nôn mửa..., mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

chăm sóc trẻ so sinh bị ho có đờm

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ. Hiện nay cũng có nhiều loại vắc xin có thể phòng được một số bệnh lý hô hấp thường gặp. Mẹ có thể tham khảo, tìm hiểu hoặc nhờ các chuyên gia y tế tư vấn để giúp phòng bệnh cho bé một cách tốt nhất.

>> Xem chi tiếtLịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 5 tuổi cha mẹ nào cũng cần ghi nhớ

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh lý ho đờm ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Hy vọng, nó có thể giúp các bậc phụ huynh có thêm những kinh nghiệm bổ ích trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi bị ho đờm. Chúc cha mẹ và bé luôn vui khỏe!

Bạn đang xem: Những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho có đờm

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết