Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 5 tuổi cha mẹ nào cũng cần ghi nhớ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhờ vắc xin mà hằng năm có hàng trăm ngàn trẻ em đã tránh được nguy cơ tàn tật vĩnh viễn do các loại bệnh truyền nhiễm, đồng thời ngăn ngừa 2,5 triệu ca tử vong ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Chính vì thế, nắm được lịch tiêm chủng cho bé là cách mà cha mẹ, người thân có thể làm để bảo vệ bé yêu ngay từ khi lọt lòng. Dưới đây là chi tiết các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng mà cha mẹ cần biết.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhờ vắc xin mà hằng năm có hàng trăm ngàn trẻ em đã tránh được nguy cơ tàn tật vĩnh viễn do các loại bệnh truyền nhiễm, đồng thời ngăn ngừa 2,5 triệu ca tử vong ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Chính vì thế, nắm được lịch tiêm chủng cho bé là cách mà cha mẹ, người thân có thể làm để bảo vệ bé yêu ngay từ khi lọt lòng. Dưới đây là chi tiết các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng mà cha mẹ cần biết.
Xem nhanh nội dung
Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 12 tháng tuổi
Giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi là thời điểm mà sức đề kháng của trẻ vẫn còn khá non yếu, rất dễ mắc các loại bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là một số bệnh có tỉ lệ tử vong cao như cúm, Rubella, viêm não mô cầu, viêm màng não, sởi... Chính vì vậy, ở giai đoạn này, cha mẹ cần chú ý tới lịch tiêm để cho bé đi tiêm phòng đầy đủ.
Dưới đây là chi tiết lịch tiêm vắc xin cần thiết theo chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ cho trẻ từ sơ sinh tới 12 tháng tuổi:
STT | Tuổi của trẻ | Tên mũi tiêm & lưu ý | Tên vắc xin sử dụng |
1 | Giai đoạn sơ sinh |
Tiêm phòng viêm gan B, tiêm ngay trong 24 giờ đầu sau khi sinh. Lưu ý: Nếu trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B thì bé cần được tiêm thêm 1 mũi huyết thanh kháng viêm gan B |
Vắc xin Euvax B 0,5ml/Hepavax Gene 0,5ml/Engerix B 0,5ml |
Tiêm phòng bệnh lao | Vắc xin BCG | ||
2 | Giai đoạn 2 tháng tuổi | Tiêm vắc xin phòng 5 bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - Hib mũi 1 viêm gan B (hoặc tiêm phòng 6 bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt - viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae tuýp B) | Vắc xin Pentaxim (hoặc vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa) |
Uống thuốc phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra (lần 1) | Vắc xin Rotateq hoặc Rotarix (liều 1) | ||
Tiêm phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 1) | Vắc xin Synflorix hoặc Prevenar 13 (mũi 1) | ||
3 | Giai đoạn 3 tháng tuổi | Tiêm vắc xin phòng 5 bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - Hib mũi 1 viêm gan B (hoặc tiêm phòng 6 bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt - viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae tuýp B) mũi 2 | Vắc xin Pentaxim (hoặc vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa) |
Uống thuốc phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra (lần 2) | Vắc xin Rotateq hoặc Rotarix (liều 2) | ||
Tiêm phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 2) | Vắc xin Synflorix hoặc Prevenar 13 (mũi 2) | ||
4 | Giai đoạn 4 tháng tuổi | Tiêm vắc xin phòng 5 bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - Hib mũi 1 viêm gan B (hoặc tiêm phòng 6 bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt - viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae tuýp B) (mũi 3) | Vắc xin Pentaxim (hoặc vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa) (mũi 3) |
Uống thuốc phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra (lần 3) | Vắc xin Rotateq hoặc Rotarix (liều 3) | ||
Tiêm phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 3) | Vắc xin Synflorix hoặc Prevenar 13 (mũi 3) | ||
5 | Giai đoạn 6 tháng tuổi | Tiêm phòng cúm. Lưu ý, tiêm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng. Sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại 1 lần. | Vắc xin Vaxigrip/Influvac |
Tiêm phòng bệnh viêm màng não do mô cầu B + C gây ra (mũi 1) | Vắc xin VA-MENGOC-BC | ||
6 | Giai đoạn 8 tháng tuổi | Tiêm phòng bệnh viêm màng não do mô cầu B + C gây ra (mũi 2) | Vắc xin VA-MENGOC-BC |
7 | Giai đoạn 9 tháng tuổi | Tiêm phòng bệnh sởi (mũi 1) | Vắc xin MVVac |
Tiêm phòng viêm não Nhật Bản (mũi 1) | Vắc xin Imojev | ||
8 | Giai đoạn 10 tháng tuổi | Tiêm phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi nhắc lại) | Vắc xin Synflorix (mũi 4) |
9 | Giai đoạn 11 tháng tuổi | Tiêm phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi nhắc lại) | Vắc xin Prevenar 13 (mũi 4) |
10 | Giai đoạn 12 tháng tuổi | Tiêm phòng bệnh sởi - quai bị - Rubella (mũi 1) | Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR |
Tiêm phòng bệnh thủy đậu (mũi 1). Lưu ý, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. | Vắc xin Varivax/Varicella | ||
Tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 1). Lưu ý, mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến 15 tuổi. | Vắc xin Jevax | ||
Tiêm phòng viêm gan A | Vắc xin Avaxim 80U/0,5ml | ||
Hoặc tiêm phòng bệnh viêm gan A + B (mũi 1). Lưu ý, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 6 tháng. | Vắc xin Twinrix |
Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị bại não? Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bại não cần chú ý gì?
Lịch tiêm phòng cho trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi
STT | Độ tuổi của bé | Tên mũi tiêm & lưu ý | Tên vắc xin |
1 | Giai đoạn 15 tháng tuổi | Tiêm phòng bệnh cúm (mũi nhắc lại hằng năm) | Vắc xin Vaxigrip hoặc Influvac/GC Flu |
Tiêm phòng thủy đậu (mũi 2) | Vắc xin Varivax/Varicella | ||
2 | Giai đoạn 18 tháng tuổi | Tiêm phòng bệnh sởi (mũi 2) | Vắc xin MVVac |
Tiêm phòng viêm gan A | Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml | ||
Hoặc tiêm phòng viêm gan A + B (mũi 2) | Vắc xin Twinrix | ||
3 | Giai đoạn 24 tháng tuổi | Tiêm phòng viêm não Nhật Bản (mũi 3) | Vắc xin Jevax |
Tiêm phòng viêm não Nhật Bản (mũi 2) | Vắc xin Imojev |
Lịch tiêm chủng cho bé từ 2 đến 5 tuổi
- Tiêm phòng bệnh sởi - quai bị - Rubella (mũi 2) bằng vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR.
- Tiêm phòng viêm não Nhật Bản (mũi 4) bằng vắc xin Jevax. Sau đó, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần ít nhất tới năm 15 tuổi.
- Tiêm phòng thương hàn (mũi 1) bằng vắc xin Typhim Vi/Typhoid Vi, sau đó nhắc lại sau mỗi 3 năm.
- Uống thuốc phòng bệnh tả (liều 1), liều 2 cách liều 1 tối thiểu 2 tuần, sau đó uống nhắc lại sau 2 năm.
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng
Bên cạnh việc cho trẻ đi tiêm đúng lịch, tiêm đủ mũi thì cha mẹ cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản sau để "đồng hành" cùng bé yêu trong suốt quá trình tiêm phòng. Dưới đây là một vài lưu ý mà cha mẹ cần nắm vững:
Lưu ý trước khi cho trẻ đi tiêm chủng:
- Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Nên cho bé mặc quần áo thoải mái, đơn giản để các nhân viên y tế thuận tiện trong các thao tác tiêm.
- Nên cho trẻ ăn hoặc bú vừa phải, không nên ăn quá no nhưng cũng không để trẻ bị đói lả nhằm hạn chế tình huống trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
- Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ bằng nhiệt kế điện tử trước khi cho trẻ đi tiêm. Nếu trẻ có biểu hiện sốt thì cần cho trẻ đi khám và chủ động lùi lịch tiêm cho bé.
- Khi đi tiêm, cha mẹ cần mang theo đầy đủ sổ tiêm chủng, hồ sơ, giấy tờ liên quan tới việc tiêm. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ trong thời gian gần đây (ví dụ, trẻ có ốm sốt gì không, có dùng thuốc gì trước thời gian tiêm không, có tiền sử dị ứng với thành phần nào của vắc xin không...).
Lưu ý sau khi cho trẻ đi tiêm chủng:
- Cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để các bác sĩ theo dõi phản ứng sau tiêm.
- Tiếp tục theo dõi tình trạng của trẻ sau khi về nhà.
- Tuyệt đối không được chườm, đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm của trẻ.
- Nếu có dấu hiệu bất thường thì lập tức cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
- Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37 đến 38 độ C, cha mẹ có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, mặc quần áo thoáng mát… Còn nếu sốt trên 38 độ, cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
Những trường hợp không được tiêm phòng
Theo các chuyên gia, mỗi loại vắc xin sẽ có những chống chỉ định riêng cho từng nhóm trẻ khác nhau. Muốn biết được trẻ có được tiêm hay không thì cần phải khám sàng lọc. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện như dưới đây thì sẽ được chỉ định ngưng tiêm phòng:
- Có tiền sử phản ứng với vắc xin trước đó.
- Trẻ có biểu hiện viêm não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 liều vắc xin trước đó, ví dụ như bạch hầu, ho gà, uốn ván thì không nên tiêm bổ sung vắc xin có chứa thành phần ho gà.
- Các trường hợp bệnh cấp tính, nặng hoặc vừa, có hoặc không có sốt thì cần phải thận trọng khi tiêm tất cả các loại vắc xin.
Nguồn: Trung tâm tiêm chủng VNVC
Trên đây là chi tiết lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 5 tuổi. Hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bậc cha mẹ, giúp bạn có thêm kiến thức để đồng hành cùng bé yêu suốt quá trình tiêm phòng từ khi mới chào đời.
Bạn đang xem: Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 5 tuổi cha mẹ nào cũng cần ghi nhớ
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?