Khi nào cần hút mũi, hút đờm? Lưu ý để làm sạch mũi, đờm hiệu quả, an toàn
Không khí ô nhiễm, sức đề kháng yếu khiến trẻ em và nhiều người lớn thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp, ngạt mũi, sổ mũi, mũi có đờm… Vì vậy, việc hút mũi có thể giúp tạo sự thông thoáng cho đường thở, giúp trẻ dễ dàng thở hơn.
Không khí ô nhiễm, sức đề kháng yếu khiến trẻ em và nhiều người lớn thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp, các chứng ngạt mũi, sổ mũi, có đờm… Vì vậy, việc hút mũi, hút đờm có thể giúp tạo sự thông thoáng cho đường thở, giúp trẻ dễ dàng thở hơn.
Xem nhanh nội dung
Khi nào cần hút mũi, hút đờm?
Chất lượng không khí, thay đổi thời tiết… là một số tác nhân thường xuyên gây ra những bệnh liên quan đến hô hấp. Ở người lớn, những người có sức đề kháng yếu, thường xuyên làm việc ngoài trời… thường bị những bệnh như ngạt mũi, xoang mũi có đờm. Với trẻ em, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, do đó, khả năng đề kháng chống lại các tác nhân gây hại còn non yếu, trẻ dễ nhiễm các bệnh về nhiễm khuẩn.
Các chứng bệnh hô hấp đa phần đều có sự xuất hiện của đờm. Đờm có thể ở cuống phổi, ở cây phế quản, ở các xoang mũi, trong khoang miệng... gây nên sự tắc nghẽn, đường thở bị cản trở, khò khè, khó thở. Một số trường hợp nặng, đờm quá nhiều làm giảm sự lưu thông không khí vào trong các phế nang khiến người bệnh bị rơi vào tình trạng suy hô hấp, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ở thời điểm này, việc hút mũi, hút đờm trong cổ họng, xoang mũi là điều rất quan trọng để tạo sự thông thoáng đường thở, giúp người bệnh phục hồi lại sự tự hô hấp của cơ thể.
>> Xem chi tiết: Tại sao lại có đờm? Nhận biết bệnh qua màu của đờm thế nào?
Cách thực hiện hút mũi, hút đờm mũi hiệu quả
Đối với trẻ nhỏ
- Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng trên giường. Có thể cho bé kê đầu trên một chiếc gối nhỏ và dùng tay giữ cố định đầu bé để tránh làm tổn thương bé khi lấy đờm.
- Bước 2: Mẹ nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi trẻ để làm lỏng chất nhầy và làm ẩm niêm mạc mũi. Việc này sẽ giúp mũi trẻ sẽ không bị tổn thương. Tuy nhiên, không nên dùng nước muối sinh lí rửa mũi cho trẻ quá 4 ngày liên tiếp vì sẽ làm khô mũi và miệng bé.
- Bước 3: Mẹ dùng khăn xô mềm để lau sạch nước mũi và dịch nhầy phun ra.
- Bước 4: Sau khi nhỏ mũi cho trẻ, mẹ chờ khoảng hai đến ba phút để nước muối ngấm vào mũi.
- Bước 5: Bóp nhẹ dụng cụ hút mũi để đẩy không khí ra ngoài. Giữ nguyên tay rồi đặt đầu dụng cụ hút mũi vào một bên lỗ mũi của trẻ. Sau đó thả tay nhẹ nhàng để hút chất nhầy trong mũi bé. Nếu trẻ quấy khóc mẹ nên dừng lại và thử lại sau. Không nên cho dụng cụ vào quá sâu trong mũi trẻ.
- Bước 6: Trước khi hút lỗ mũi còn lại thì cần phải làm sạch dụng cụ hút mũi. Lấy dụng cụ ra ngoài, bóp nhẹ để đẩy chất nhầy ra ngoài. Sao đó làm sạch dụng cụ.
- Bước 7: Mẹ hút đờm dãi khỏi lỗ mũi còn lại.
>> Tìm hiểu: Cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Nên thực hiện hay không?
Đối với người lớn
Hút mũi cho người lớn bạn cũng có thể thực hiện tương tự hút mũi cho trẻ em. Với người lớn, hoàn toàn có thể thực hiện ở tư thế đứng, lưng cúi, đầu hơi đưa về phía trước, nghiêng một góc khoảng 20 - 30 độ.
Lưu ý để làm sạch mũi hiệu quả, an toàn
Hút mũi, hút dịch xoang mũi tuy là một thủ thuật đơn giản nhưng để đạt hiệu quả và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ thì bạn phải biết hút mũi đúng cách. Dưới dây là những lưu ý của chúng tôi cho bạn khi hút mũi:
- Cần rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi tiến hành hút mũi, dù là đối với người lớn hay trẻ em.
- Kiểm tra đầu lọ nước muối sinh lý, đảm bảo không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.
- Không xịt nước muối quá mạnh tay, không nên sử dụng xi lanh để hút mũi vì áp lực từ xi lanh quá mạnh, có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc. Hiện nay trên thị trường có bán sẵn dụng cụ rửa mũi với đầu ống được thiết kế tròn, mềm an toàn, có loại cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong trường hợp vẫn phải sử dụng xi lanh để hút dịch mũi cho trẻ, mẹ nên quấn 1 miếng gạc vào đầu xi lanh để đảm bảo an toàn cho con.
- Với những lần rửa mũi đầu, bé có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều, mẹ không nên mất bình tĩnh và cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi.
- Đối với trẻ nhỏ, nên hút mũi cho bé trước khi ăn và lúc bé còn đang thức.
- Không lạm dụng hút xoang quá nhiều lần (chỉ nên rửa 2 - 5 lần/ngày), nhất là với trẻ em, khi có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.
Để hút mũi, hút đàm ngay tại nhà, bạn có thể dùng bình phun sương kết hợp với nước muối sinh lí, mua bình xịt bán sẵn ở hiệu thuốc hoặc có thể tham khảo những loại máy hút mũi đờm chuyên dụng mà chúng tôi gợi ý dưới đây.
>> Tìm hiểu: Tại sao nên sử dụng máy hút mũi?
Cách thực hiện hút đờm trong cổ họng hiệu quả
Đờm nhớt quá nhiều trong cổ họng sẽ gây ứ đọng, gây nhiễm khuẩn, có thể dẫn tới phù nề, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sức khỏe. Vì vậy, việc hút đờm trong cổ họng rất quan trọng đối với hệ hô hấp và phải sử dụng máy hút đờm ngay khi người bệnh không có khả năng ho, khạc nhổ bình thường, tắc đường thở, đường thở bị tắc nghẽn, lượng oxi vào cơ thể bị giảm sút.
Quy trình kỹ thuật hút đàm nhớt hay cách hút đờm trong cổ họng đều phải thực hiện lần lượt theo thứ tự, đờm sẽ được làm sạch bằng cách đưa ống thông vào đường hô hấp. Sau đó, lực hút từ máy sẽ lấy hết các chất dịch đang đọng ứ trong cổ họng ra ngoài, làm sạch thông thoáng đường hô hấp, ngăn chặn khả năng nhiễm khuẩn và các biến chứng khác. Ngoài ra, cách hút đờm này còn giúp ích cho việc lấy dịch tiết để xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh tình.
Thiết bị được sử dụng để hút đờm trong cổ họng là loại máy hút đờm thông dụng cho người lớn và trẻ nhỏ như: Máy hút dịch 1 bình Lucass SS-6A, máy hút dịch 1 bình Kaneko 9E-A, máy hút dịch mũi, đờm 2 bình Lucass SS-8A,...
Chuẩn bị và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn khi thực hiện hút đờm trong cổ họng
Trước khi thực hiện hút đờm thì bạn phải thực hiện một số biện pháp để phòng ngừa nhiễm khuẩn cho người bệnh:
- Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn, thực hiện theo đúng quy trình: Bắt đầu từ miệng, mũi hầu rồi mới đến khí quản.
- Người hút đờm phải rửa sạch, sát khuẩn tay sau đó đeo găng tay vô khuẩn, khẩu trang, đội mũ trước khi làm.
- Ống hút phải là loại được thiết kế với cấu trúc tròn, nên có thêm lỗ phụ bên cạnh, chất mềm, dùng một lần hoặc vô khuẩn để không tạo ra tổn thương cho niêm mạc đường hô hấp.
- Số lần hút mũi phải dựa theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ có chuyên môn để quyết định, không nên hút liên tục vì có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxi.
- Nối ống hút trực tiếp với dây dẫn máy, hoặc chỗ nguồn hút áp lực âm.
- Kiểm tra vận hành của máy.
- Chuẩn bị khay vô khuẩn, gạc, khăn sạch, khay đựng đồ bẩn, đè lưỡi.
Quy trình hút đờm trong cổ họng
Trong quá trình sử dụng máy hút đờm cổ họng, người hút phải tuân thủ theo một quy trình cụ thể, cẩn thận, đặc biệt khi hút đờm cho trẻ sơ sinh và người già. Việc hút đờm trong cổ họng có thể thực hiện tại nhà đối với một số trường hợp theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên, người thực hiện phải thông qua đào tạo các kỹ năng bài bản và được các nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra, đánh giá.
Tư thế người bệnh
- Nghiêng mặt một bên về phía điều dưỡng, y tá, người thực hiện hút hoặc nằm thẳng, để mặt ngửa, kê gối dưới vai.
- Có thể trải giấy lót hoặc khăn không thấm quàng qua cổ người bệnh nếu cần.
Áp lực phù hợp với từng đối tượng
- Người lớn: 100 đến 120mmHg.
- Trẻ em: 50 đến 75mmHg.
Cách hút đờm cổ họng cho người lớn và trẻ em
- Người thực hiện cắm ống hút bằng tay thuận, tay này không được để tiếp xúc với bất kỳ thứ khác trước đó.
- Cắm ống hút vào máy, đầu còn lại đưa vào miệng một cách nhẹ nhàng đến đúng vị trí cần hút rồi bật công tắc máy hút, sau đó bịt lỗ phụ bên cạnh ống lại rồi từ từ rút ống ra. Nếu ống hút không có lỗ phụ thì không được gập ống khi đưa vào vì như thế sẽ tăng áp lực, làm tổn thương niêm mạc.
- Sau mỗi lần hút phải tắt máy, vệ sinh và khử khuẩn, khử trùng đầu ống hút mới thực hiện lần hút tiếp theo.
- Mỗi lần hút phải tuân thủ quy định thời gian và số lượt.
- Kết thúc quá trình hút đờm thì phải vệ sinh miệng, mũi cho bệnh nhân.
Trên đây là những bước cơ bản để hút đờm ở cổ họng, tuy nhiên, các bạn không nên tự làm tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ, cũng như chưa thành thạo kỹ thuật hút, xử lý, vệ sinh. Hãy đưa người bệnh đến bệnh viện để được các bác sĩ và đội ngũ y tá, điều dưỡng có chuyên môn hỗ trợ nhé!
>> Xem thêm: Top 3 máy hút dịch, hút đờm tốt nhất cho bệnh viện
Sản phẩm hút mũi, hút đờm trong cổ họng bán chạy nhất hiện nay
Máy xông hút mũi 2 trong 1 Dotha Health Care - Nebulizer
Máy xông hút mũi 2 trong 1 Dotha Health Care được kết hợp 2 chức năng trong 1 sản phẩm: Vừa xông mũi họng, vừa hút dịch xoang mũi. Máy giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh: Hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi… Máy khí dung Dotha Health Care sử dụng công nghệ van ảo độc đáo, giảm thiểu lượng thuốc hao hụt. Kích thước hạt sương nhỏ có đường kính khoảng 0.2 - 8µm giúp đi sâu vào các phế nang, nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Sản phẩm phù hợp dùng để hút xoang cho cả người lớn và trẻ em. Giá: 850.000 đồng.
>> Xem thêm: Nên mua máy xông hút mũi 2 trong 1 loại nào tốt nhất?
Máy hút mũi, hút đờm 1 bình Kaneko 9E-A cho người lớn và trẻ em
Sản phẩm máy hút dịch Kaneko 9E-A có áp lực 0.075 MPa giúp hút mũi và hút đờm trong cổ họng vô cùng hiệu quả, rất an toàn cho trẻ nhỏ. Máy hút mũi, hút đờm Kaneko 9E-A có chiết áp để điều chỉnh lực hút cho phù hợp với trẻ em và người lớn, hút được cả dịch mũi và đờm ở dạng lỏng hay dạng đặc. Với nguồn điện 220V - 50Hz, Kaneko 9E-A có thể hoạt động liên tục trong vòng 30 phút. Thiết kế máy nhỏ gọn, trọng lượng chỉ 4kg, dễ dàng di chuyển, phù hợp sử dụng cho gia đình. Giá: 1.400.000 đồng.
Máy hút mũi cho bé Welbutech Co-Clean Baby COB-100
Máy hút mũi Welbuetech Baby COB-100 là dòng máy được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, đến từ thương hiệu Welbutech. Máy được trang bị đầu hút silicon hiện đại, mềm, nhẹ nhàng, không gây đau rát hay trầy xước trong quá trình sử dụng. Máy hút mũi Welbuetech này có hai loại đầu hút để hút nước mũi dạng khô, dạng cứng riêng. Đặc biệt, máy có kèm theo loa phát nhạc vui nhộn để thu hút sự chú ý của các bé, giúp bé chịu ngồi yên khi hút mũi. Giá: 790.000 đồng.
Bình rửa mũi cho bé Nasal Rinse
Bình rửa mũi Nasal Rinse là sản phẩm duy nhất được cấu tạo với hệ thống van 1 chiều ngăn cản sự nhiễm bẩn trở lại. Van khí có tác dụng ngăn ngừa áp lực âm khi ta bóp chai giúp quá trình rửa được liên tục. Van nước chỉ cho dung dịch đi một chiều. Hai van này hoạt động song song và phối hợp giúp quá trình rửa mũi trở nên dễ dàng hơn, thoải mái, thư giãn và hiệu quả hơn. Bình rửa mũi Nasal Rinse cho bé được làm bằng chất liệu nhựa mềm dẻo, không chứa BPA độc hại nên rất an toàn, dễ sử dụng, dùng được cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, hỗ trợ các mẹ có thể hút mũi đúng cách và an toàn cho bé ngay tại nhà. Giá: 200.000 đồng.
>> Tham khảo thêm: Bình rửa mũi cho trẻ em SinuFresh Kids - Giá: 125.000 đồng
Bình rửa mũi Nasal Rinse dành cho người lớn
Bình rửa mũi Nasal Rinse dành cho người lớn được làm bằng chất liệu nhựa polyethylene, nhựa acrylic butadien styren, nhựa glycol, không chứa BPA độc hại nên rất an toàn, dễ sử dụng. Bình dùng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên, người lớn, người già, phụ nữ mang thai... Bình rửa mũi Nasal Rinse cho người lớn được thiết kế chống chảy ngược gồm 2 van hoạt động song song, một van chất lỏng ra và một van không khí đi vào. Vì vậy, khi rửa nước chỉ chảy vào khoang mũi mà không chảy ngược lại vào bình nên ngăn ngừa được các chất nhiễm bẩn chảy ngược vào bình, từ đó ngăn ngừa được việc tái nhiễm khuẩn mũi xoang. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất dựa trên định luật Becnuli và hiệu ứng Ventury được hội đồng bác sĩ về tai mũi họng công nhận về tác dụng và hiệu quả. Giá: 179.000 đồng.
>> Tham khảo thêm: Bình rửa mũi SinuFresh kèm 30 muối - Giá: 190.000 đồng
Với những gợi ý của chúng tôi, hy vọng bạn có thể chọn được sản phẩm phù hợp hỗ trợ cho việc hút mũi, hút đờm cho bản thân và con trẻ hiệu quả, an toàn nhất.
Bạn đang xem: Khi nào cần hút mũi, hút đờm? Lưu ý để làm sạch mũi, đờm hiệu quả, an toàn
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?