Nhảy dây có tốt không? Nhảy dây có tác dụng gì với sức khỏe, vóc dáng?

Nhảy dây là môn thể thao thường được khuyến khích tập luyện tại nhà dành cho những người bận rộn. Vậy nhảy dây có tốt không? Nhảy dây có tác dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nhảy dây có tốt không? Nhảy dây có tác dụng gì với sức khỏe, vóc dáng?

Nhảy dây có tác dụng gì?

Nhảy dây là một môn thể thao đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, dễ luyện tập và có nhiều tác dụng cho sức khỏe nên rất phù hợp cho những người bận rộn, không có thời gian đến phòng gym để tập luyện. Vậy nhảy dây có tốt không? Nhảy dây có tác dụng gì? Dưới đây là một số tác dụng cơ bản mà bộ môn thể thao này sẽ đem lại cho cơ thể bạn.

Tăng sức bền

Nhảy dây có tác dụng tích cực đối với việc gia tăng sức bền cho cơ thể. Thông qua việc nhảy dây, bạn sẽ biết cách duy trì hơi thở của mình khi vận động, lâu dần, bạn sẽ không còn hụt hơi khi phải chạy lên xuống cầu thang hay bơi vài vòng quanh hồ nữa. Bên cạnh đó, khi nhảy dây, nhịp tim và nhịp thở của bạn sẽ tăng dần khiến cho calo được chuyển hóa nhanh hơn. Nhờ đó, cơ thể sẽ quen dần với những thay đổi bên trong mình và sức chịu đựng, sức bền cũng được cải thiện mỗi ngày.

Tốt cho tim mạch

Nhảy dây có tác dụng gì với sức khỏe và tinh thần không?

Đa số các môn thể thao như chạy bộ, đạp xe... và cả nhảy dây đều có tác động rất tích cực đến hệ tim mạch. Đặc biệt, khi tập nhảy dây, bạn sẽ phải thực hiện các động tác nhún và bật nhảy liên tiếp, các động tác này sẽ kích thích cơ thể trao đổi năng lượng nhiều hơn, tim và các mạch máu trong cơ thể hoạt động nhanh và mạnh hơn để bơm máu mang oxy tới các tế bào ở từng cơ quan. Nhờ vậy, cơ tim và thành mạch sẽ dần trở nên dẻo dai và bền vững hơn giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh và tránh được nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Cải thiện khả năng giữ thăng bằng

Cơ chế của nhảy dây là nhún và nhảy nên yêu cầu người tập phải có khả năng giữ thăng bằng trên không cũng như giữ nhịp độ đều đặn để duy trì hơi thở. Vì vậy, khi bạn tập nhảy dây, bạn sẽ phát huy và cải thiện được khả năng giữ thăng bằng toàn thân và sau một thời gian tập luyện bạn sẽ cảm nhận được dáng đi, đứng, dáng ngồi... của mình sẽ cân đối hơn so với trước khi chưa tập. 

Tăng khả năng phản xạ

Trong quá trình nhảy dây, não bộ của chúng ta sẽ tập trung hết công suất để điều phối nhịp chân nhảy và nhịp tay quăng dây sao cho chúng kết hợp thật "ăn ý" với nhau. Chính vì vậy, sau một thời gian tập luyện, bạn sẽ thấy tác dụng của việc nhảy dây với khả năng phản xạ của mình thể hiện rõ nhất ở việc bạn có thể nhảy lâu hơn mà không cần phải chú ý đến phần chân của mình, cũng ít bị vấp dây nhảy hơn. Đó chính là tác dụng tăng khả năng phản xạ của não bộ mà nhảy dây đem lại.

Giảm mỡ thừa

Nhảy dây tuy là môn thể thao khá đơn giản, không yêu cầu nhiều kỹ thuật nhưng nhảy dây có tác dụng đốt cháy calo rất cao, qua đó giúp giảm mỡ thừa hiệu quả. Bởi trong quá trình nhảy dây, cả cơ thể bạn phải vận động liên tục nên cần tiêu thụ một lượng calo lớn hơn, chính vì thấy, lượng mỡ cần "đốt cháy" cũng cao hơn. Nếu bận tập nhảy dây chăm chỉ kết hợp với ăn kiêng đúng cách thì bạn có thể lấy lại vóc dáng rất nhanh chóng.

>> Xem thêm: Nhảy dây giảm cân thế nào cho đúng?

Ngăn ngừa loãng xương

Một tác dụng của nhảy dây bạn cần biết đó chính là cải thiện chức năng các khớp xương cổ tay, chân. Bởi, trong quá trình nhảy dây, không chỉ cổ tay bạn thường xuyên phải hoạt động mà các khớp gối, khớp cổ chân... cũng phải hoạt động. Nhờ đó, các khớp xương sẽ hoạt động trơn tru hơn, chắc khỏe hơn, giúp ngăn ngừa bệnh như thoát vị đĩa đệm, loãng xương... Ngoài ra, trẻ nhỏ tập nhảy dây thường xuyên còn giúp cải thiện chiều cao và tăng cường mật độ xương.

>> Xem thêm: Nhảy dây có tăng chiều cao không? Cách nhảy dây tăng chiều cao hiệu quả nhất

Nhảy dây có tác dụng tốt cho tim mạch, xương, các cơ bắp và cả tinh thần của người tập

Tăng sức mạnh cơ bắp cho thân trên

Khi bạn tập nhảy dây không chỉ phần thân dưới của bạn được hoạt động mà cả cánh tay, bả vai cũng sẽ được luyện tập rất nhiều. Khi bạn vung dây, phần bắp tay, khuỷu tay, cổ tay và vai đều được hoạt động trong khi các vùng khác như bụng, ngực, lưng của bạn đang phối hợp giữ thăng bằng. Chính vì vậy, nhảy dây không chỉ tăng sự linh hoạt, dẻo dai cho phần bắp chân, cổ chân mà còn giúp tăng cơ bắp cho phần vai, và cánh tay.

Thư giãn, giảm stress

Nhảy dây cần sự kết hợp giữa phản xạ của não bộ và cơ thể, chúng là cả một quá trình liên tục sẽ giúp cho cơ thể và tâm trí của bạn bình tĩnh dễ hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ rõ, lợi ích của hoạt động nhảy dây chính là giải phóng năng lượng, thư giãn, giảm stress căng thẳng trong cuộc sống. Do đó, khi luyện tập nhảy dây lâu dài, bạn sẽ thấy mình dần trở nên bình tĩnh hơn, cân bằng cảm xúc dễ dàng hơn và ít bị căng thẳng hơn.

Các kiểu nhảy dây phổ biến

Nhảy dây là một môn thể thao đơn giản nhưng cũng rất dễ biến tấu. Chính vì thế, từ một động tác nhảy dây cơ bản ban đầu người ta có thể sáng tạo ra khá nhiều cách nhảy dây khác nhau. Dưới đây là một vài kiểu nhảy dây phổ biến được nhiều người luyện tập nhất.

Nhảy dây 2 chân chạm đất

Nhảy dây 2 chân cùng chạm đất là kiểu nhảy dây thông dụng và dễ thực hiện nhất. Hầu như tất cả mọi người khi tập nhảy dây đều bắt đầu với kiểu nhảy này. Động tác nhảy dây này rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần bật nhảy lên cao bằng hai chân để dây chạy qua sau đó tiếp đất bằng cả hai chân và tiếp tục lặp lại động tác là được.

Cách nhảy dây hai chân chạm đất

Nhảy dây kiểu chạy bộ

Nhảy dây kiểu chạy bộ cũng là một cách nhảy dây khá nhẹ nhàng, giúp đôi chân được cải thiện linh hoạt hơn, phần mỡ đùi và mỡ bụng dưới tiêu giảm đáng kể, hỗ trợ giảm cân rất tốt. Khi thực hiện kiểu nhảy này, bạn dùng một chân làm trụ để bật nhảy, chân kia co lên cao như tư thế chạy bộ sau đó đổi chân và thực hiện động tác tương tự. 

Nhảy dây xoay eo

Nhảy xoay eo là kiểu nhảy tiêu tốn năng lượng của bạn khá nhiều nhưng rất tốt cho những ai đang mong muốn có được vòng eo săn chắc. Khi thực hiện động tác nhảy dây, bạn kết hợp vặn mình lần lượt sang 2 bên để phần đùi, eo được tác động giúp giảm mỡ nhanh chóng.

Nhảy dây nâng cao gối

Nhảy dây nâng cao gối

Kiểu nhảy này gần tương tự với kiểu nhảy dây 2 chân chạm đất. Tuy nhiên, khi nhảy dây kiểu này, thay vì nhấc chân lên hay đá chân ra đằng sau thì bạn sẽ nâng 2 đầu gối lên vuông góc với đùi và thực hiện động tác nhảy và vung dây đều đặn theo nhịp.

Nhảy dây từng chân

Đây là kiểu nhảy dây khá tốn sức, thường chỉ áp dụng cho những người đã nhảy dây thành thạo. Khi thực hiện, bạn đứng co một chân và dùng chân còn lại bật nhảy và vung dây đều đặn theo nhịp.

Lưu ý khi luyện tập nhảy dây

Lưu ý khi tập nhảy dây

Nhảy dây là một môn thể thao có kỹ thuật đơn giản, ai cũng có thể tập được ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện bạn nên chú ý những điều dưới đây để tránh bị chấn thương cũng như để việc nhảy dây đạt hiệu quả cao:

  • Người bị các bệnh về xương khớp, cột sống, huyết áp, phụ nữ có thai, người bị bệnh phổi không nên tập nhảy dây.
  • Không nên nhảy dây sau 9h tối bởi đây là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi, nếu vận động mạnh có thể khiến bạn cảm thấy khó ngủ. Ngoài ra, khi bụng quá no hoặc quá đói cũng không nên nhảy dây sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tham khảo: Lịch tập nhảy dây hợp lý, hiệu quả.
  • Nếu nhảy dây để giảm cân thì bên cạnh việc tập luyện, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và hạn chế ăn các đồ ăn nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ, chiên rán. Bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm hữu cơ như bánh mì, hạt chia, ngũ cốc... sẽ giúp bạn nhanh chóng thấy được kết quả giảm cân. 
  • Khi nhảy dây, để bảo vệ đôi chân, tăng tốc độ và chất lượng tập luyện thì bạn nên chọn một đôi giày thể thao phù hợp, vừa vặn và mềm mại. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý mặc những bộ quần áo thể thao gọn nhẹ, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để không gây bí bách khi cơ thể ra nhiều mồ hôi trong lúc tập luyện.

Cuối cùng, để phục vụ tốt nhất cho việc luyện tập, bạn cũng nên mua cho mình 1 sợi dây nhảy thể dục có độ dài phù hợp, tốt và dùng được lâu bền nhất. Chiều dài của sợi dây phải vừa vặn với chiều cao của người sử dụng.

Liên hệ ngay hotline dưới đây để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất:

Bạn đang xem: Nhảy dây có tốt không? Nhảy dây có tác dụng gì với sức khỏe, vóc dáng?

Chuyên mục: Thể thao

Chia sẻ bài viết