Dấu hiệu trẻ bị bại não? Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bại não cần chú ý gì?
Tìm hiểu ngay những biểu hiện trẻ bị bại não và cách chăm sóc để giúp trẻ khắc phục những khó khăn do chứng tổn thương não bộ này gây ra.
Bại não là bệnh lý thần kinh để lại di chứng suốt đời, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Xem nhanh nội dung
Những điều cần biết về bệnh bại não ở trẻ
Bại não là gì? Có những loại nào?
Bại não là nhóm các rối loạn vĩnh viễn về phát triển vận động và tư thế dẫn đến những giới hạn trong hoạt động gây ra bởi những rối loạn không tiến triển trong não của bào thai hoặc não của trẻ nhỏ đang phát triển. Bệnh bại não thường chỉ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể là bại não bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng của bệnh, tai nạn...
Có nhiều cách khác nhau để phân loại bệnh bại não:
Tùy theo mức độ nặng của các khiếm khuyết vận động liên quan đến cách trẻ di chuyển, cách trẻ dùng tay trong hoạt động hằng ngày, cách trẻ giao tiếp với mọi người và cách trẻ ăn uống an toàn mà bệnh được chia thành bại não nhẹ, nặng vừa hay nặng.
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của rối loạn vận động quan sát được, bại não được chia thành các thể vận động là:
- Thể co cứng: Các cơ của trẻ bị co cứng.
- Thể loạn động: Trẻ có các bất thường về trương lực cơ.
- Thể thất điều: Trẻ gặp khó khăn trong giữ thăng bằng và phối hợp động tác.
- Thể phối hợp: Là loại kết hợp giữa nhiều hơn một trong các thể vận động trên.
Ngoài ra, bại não cũng được phân loại dựa theo phần cơ thể bị ảnh hưởng như sau:
- Bại não một bên: Trẻ bị ảnh hưởng 1 chi, bị ảnh hưởng nửa người bên phải hoặc nửa người bên trái.
- Bại não hai bên: Trẻ bị ảnh hưởng 2 chân, 3 chi hoặc cả 4 chi.
Hình ảnh trẻ bị bại não.
Nguyên nhân gây bại não ở trẻ
Một số yếu tố nguy cơ gây tổn thương não bộ có thể dẫn đến tình trạng bại não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Nguyên nhân trước sinh |
|
Nguyên nhân trong khi sinh |
|
Nguyên nhân sau sinh |
|
Dấu hiệu trẻ bị bại não
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bại não có thể có những biểu hiện và triệu chứng rất khác nhau. Một số dấu hiệu liên quan đến vận động và phối hợp vận động cảnh báo trẻ bị bại não có thể gặp như sau:
- Trẻ sơ sinh khi đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu.
- Người trẻ bị cứng đờ, chân tay hoạt động không linh hoạt, gây khó khăn khi bế ẵm, thay quần áo, tắm rửa... hoặc người trẻ bị mềm nhão, đầu bị rũ xuống chứ không ngẩng lên được.
- Các mốc thời gian để trẻ đạt được những kĩ năng vận động như biết giữ đầu cổ, biết lẫy, bò, ngồi, đi, chạy nhảy, cầm nắm... bị chậm.
- Trẻ không nhận biết được mẹ, người thân, phát triển kĩ năng giao tiếp sớm chậm, không biết quay đầu đáp ứng với âm thanh hay đồ chơi có màu sắc, không nhìn vào mặt người thân, không biết hóng chuyện, không biết thể hiện nét mặt hay mắt để biểu lộ tình cảm...
- Trẻ bị chảy nước dãi quá mức, gặp vấn đề với việc nuốt, bú sữa, ăn uống...
- Trẻ đi lại khó khăn, phải đi bằng ngón chân, đi khom người, đi với hai đầu gối bắt chéo nhau...; trẻ không giữ được thăng bằng, không phối hợp vận động nhịp nhàng được; trẻ bị run, có những chuyển động không tự ý; trẻ chuyển động chậm chạp, động tác đôi khi giống như đang múa; trẻ thích thực hiện hành động ở một bên của cơ thể như giơ lên với một tay, kéo một chân khi bò...
- Trẻ chậm phát triển giọng nói, gặp khó khăn trong việc nói và giao tiếp.
- Trẻ gặp khó khăn trong các hoạt động đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng như vỗ tay theo nhịp, viết chữ, cài khuy áo, nhặt đồ vật...
- Trẻ bị co giật hay có các biểu hiện như bị lác mắt, sụp mí, khả năng nhìn và nghe kém, miệng bị méo...
- Trẻ gặp khó khăn trong học tập.
>> Xem thêm:
- 5 dấu hiệu trẻ tự kỷ giúp cha mẹ nhận biết sớm dễ dàng
- ADHD là gì? Trẻ tăng động giảm chú ý có những dấu hiệu nhận biết gì?
Trẻ bị bại não gặp khó khăn để cử động bình thường.
Bệnh bại não có nguy hiểm không?
Do não bộ bị tổn thương ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát vận động của các mô cơ nên khi bị bại não, trẻ khó có thể cử động các cơ một cách bình thường, từ đó gặp phải những khó khăn trong việc vận động, nói chuyện, nuốt... và thậm chí là dẫn đến các vấn đề như trẻ bị khó nhìn và nghe, có cảm giác hoặc nhận thức về đau bất thường, bị bệnh răng miệng, suy dinh dưỡng, không tự chủ được trong tiểu tiện, bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thiểu năng trí tuệ, trầm cảm, bị lão hóa sớm, dễ mắc các bệnh liên quan đến tim, phổi, bị thoái hóa khớp, loãng xương... Tất cả những rối loạn trong vận động, phối hợp vận động và những tác động xấu lên thính giác, thị giác, trí tuệ... này đều sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của trẻ.
Bệnh bại não có chữa được không? Khi trẻ bị bại não, phần não bị tổn thương không phục hồi lại hoàn toàn được nhưng tình trạng tổn thương não bộ cũng sẽ không diễn biến xấu đi. Tuy nhiên, các khiếm khuyết về vận động ở trẻ có thể được giảm bớt và các biến chứng có thể được ngăn ngừa với các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng... phù hợp. Để có kết quả tích cực trong việc điều trị bệnh bại não cho trẻ nhằm giúp trẻ cải thiện khả năng vận động, giao tiếp... để tự phục vụ bản thân, hòa nhập tốt với mọi người xung quanh, sẽ cần sự kiên trì, sự kết hợp nhiều phương pháp trị liệu về vận động, ngôn ngữ, điều hòa cảm giác, đào tạo kĩ năng cá nhân... và sự phối hợp giữa gia đình với cơ sở điều trị. Trẻ bại não sống được bao lâu? Thực tế, tuổi thọ của trẻ bại não không cố định mà tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh. Nhiều trẻ bị bại não các thể nhẹ hơn có tuổi thọ gần với tuổi thọ trung bình của dân số và nhìn chung thì những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình đều có tuổi thọ cao hơn những trường hợp bị khuyết tật nhận thức và chức năng nặng. Nếu được can thiệp sớm, được chăm sóc chu đáo, không bị những suy giảm nghiêm trọng thì trẻ sẽ được kéo dài tuổi thọ và hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Vì thế, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường trong vận động, nhận thức, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. |
Cách phòng ngừa bại não cho trẻ
Có thể thấy rằng bại não sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ, vì thế cha mẹ hãy lưu ý một số biện pháp sau đây để có thể phần nào ngăn ngừa bệnh cho con:
- Trước và trong khi mang thai, mẹ cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt, tiêm đầy đủ vắc xin, làm các xét nghiệm cần thiết, khám thai định kì, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá, cafe, rượu bia...
- Sinh con tại các cơ sở y tế có chuyên môn và đảm bảo trẻ sơ sinh được chẩn đoán bệnh vàng da.
- Tiêm phòng đầy đủ cho bé để phòng tránh các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh viêm màng não, viêm não... khiến trẻ có nguy cơ bị bại não. Tham khảo: Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 5 tuổi cha mẹ nào cũng cần ghi nhớ.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh những tai nạn có thể làm tổn thương não của trẻ như: Đặt trẻ ngồi chắc chắn trong các loại ghế ngồi cho bé, xe đẩy em bé có chỗ ngồi và dây an toàn phù hợp với tuổi và cân nặng của trẻ; trông chừng và lắp đặt thanh chắn an toàn để trẻ không leo trèo, té ngã ra ngoài cửa sổ, té ngã xuống cầu thang...; trông chừng khi trẻ ở gần bồn tắm hay các khu vực ao, hồ, sông, suối...; đội nón bảo hiểm cho bé khi cho bé tập xe đạp, trượt patin... hay khi cho bé ngồi sau xe đạp, xe máy của cha mẹ... Cha mẹ có thể cho trẻ đeo đồng hồ định vị trẻ em để luôn xác định được vị trí của con.
Trẻ bại não được can thiệp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để cải thiện khả năng vận động.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bại não
Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện, các cơ sở trị liệu, phục hồi chức năng, sự phối hợp của người thân trong việc chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp trẻ bại não có thể tiến bộ, cải thiện các kĩ năng trong sinh hoạt hằng ngày. Sau đây sẽ là một số những lưu ý cho gia đình khi chăm sóc trẻ bại não tại nhà.
Rèn tư thế cho trẻ
Trẻ bị bại não gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh tư thế nên cha mẹ hãy chú ý một số điểm sau để rèn tư thế cho con tại nhà:
- Khuyến khích con luôn giữ thẳng đầu, thân mình, duỗi thẳng tay, dồn trọng lượng đều sang hai bên cơ thể dù trẻ đang nằm, ngồi, bò hay đứng. Cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như ghế ngồi cho trẻ bại não để rèn cho trẻ ngồi thẳng, tập ăn, tập chơi... và hạn chế các vận động bất thường của trẻ.
- Động viên trẻ tự thay đổi tư thế để trẻ không bị co cứng khi giữ một tư thế trong nhiều giờ.
Tăng cường giao tiếp với trẻ
Khi tham gia các hoạt động trị liệu ngôn ngữ, trẻ bại não sẽ được tập vận động các cơ miệng, được dạy ngôn ngữ kí hiệu hay sử dụng thiết bị giao tiếp tăng cường... để việc giao tiếp qua lời nói, biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ... dễ dàng hơn. Còn tại nhà, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi tập thể cùng các bạn, tiếp xúc với mọi người xung quanh để trẻ tự tin hơn, hạn chế sự sợ hãi khi trẻ gặp người lạ hay khi trẻ đi ra ngoài.
Cho trẻ ăn uống
Trẻ bại não thường dễ bị suy dinh dưỡng do ăn uống kém, hay bị ốm, tiêu hao nhiều năng lượng khi phải gồng cứng cả ngày. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ ăn uống với thực đơn có thành phần dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các nhóm chất đạm (sữa, thịt, cá, trứng...), chất bột đường (gạo, khoai, các loại ngũ cốc...), chất béo (dầu ăn, mỡ) cùng các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ (rau xanh, hoa quả...).
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm để dễ tiêu hóa, đa dạng các món ăn cho trẻ và chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Khi đút cho bé thì nên đưa thức ăn, nước uống từ dưới lên và từ phía trước tới, tránh kích thích trẻ nhìn ngược.
>> Xem thêm: Nên cho bé ăn dặm lúc mấy tháng tuổi? Ăn dặm có lợi ích gì?
Tắm cho trẻ
Trong khi tắm cho bé, ngoài việc kì cọ cho con, cha mẹ hãy giúp trẻ nói chuyện, thực hành các bài tập chuyển động theo hướng dẫn của bác sĩ trị liệu, phục hồi chức năng... để trẻ phát triển cảm giác, sự thăng bằng, giảm co cứng cơ... Cha mẹ nên lưu ý:
- Tìm cho bé chiếc ghế tắm phù hợp và hệ thống phao giúp bé thư giãn khi tắm.
- Với các bé lớn hơn, có thể bố trí một chiếc bồn tắm phù hợp, dễ lên xuống để bé ra vào bồn tắm một cách thuận lợi.
- Sàn nhà tắm cần được thiết kế với độ nhám thích hợp, tránh trơn trượt khi có nước để trẻ có thể di chuyển an toàn, tránh bị ngã.
Chăm sóc tốt giúp trẻ bại não có nhiều tiến bộ.
Cho trẻ đi vệ sinh
Các cơ bị cứng, không kiểm soát được các cơ... cũng khiến trẻ bại não gặp nhiều khó khăn với việc đi vệ sinh, trẻ dễ bị táo bón và cần sự hỗ trợ của người lớn để đi ngoài... Vì thế, cha mẹ hãy chú ý:
- Cho con ăn với thực đơn phù hợp, nhuận tràng, uống đủ nước để giảm nguy cơ táo bón.
- Rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh hằng ngày vào giờ cố định.
- Trong trường hợp tình trạng táo bón không được cải thiện, cha mẹ cần xin tư vấn của bác sĩ để lấy phân ra khỏi hậu môn của con và sử dụng các loại thuốc giúp làm mềm phân, nhuận tràng...
Chăm sóc đường hô hấp cho trẻ
Trẻ bại não thường có khả năng nuốt kém, tiết đờm dãi nhiều, ăn uống hay bị sặc, rất dễ bị viêm đường hô hấp. Do đó, cha mẹ cần:
- Cẩn thận khi cho con ăn, uống để bé không bị sặc và không cho trẻ ăn, uống khi trẻ đang quấy khóc, gồng cứng.
- Giữ cho trẻ ấm áp trong mùa đông và mát mẻ trong mùa hè để tránh trẻ bị nhiễm lạnh, ra nhiều mồ hôi dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi...
- Cho trẻ ra ngoài thường xuyên, tránh ở lâu trong nhà để thay đổi không khí, tăng sức đề kháng.
- Khi trẻ bị ứ đọng đờm dãi, cần vỗ rung, dẫn lưu đờm dãi cho bé.
>> Tìm hiểu: Cách trị và phòng tránh đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả nhất
Cho trẻ ngủ
Giấc ngủ của trẻ bại não thường kém, nếu bị mất ngủ kéo dài thì trẻ dễ bị kích thích, sút cân, hay ốm... nên cha mẹ cần chú ý:
- Tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái, có nhiệt độ phù hợp để bé dễ ngủ. Cha mẹ có thể sử dụng thêm các thiết bị sưởi ấm, bật điều hòa chiều nóng vào mùa đông và bật quạt, máy lạnh đủ mát vào mùa hè.
- Luyện cho bé thói quen ngủ và thức giấc vào giờ cố định.
- Cho trẻ tập luyện phục hồi chức năng, vận động vào ban ngày để giúp trẻ có giấc ngủ sâu và ngon hơn vào buổi tối.
>> Xem thêm: Cách mát-xa cho trẻ sơ sinh giúp bé ngủ ngon, tiêu hóa tốt
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh bại não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhận biết được những dấu hiệu bất thường để đưa bé đi thăm khám kịp thời cũng như có những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ bại não tại nhà.
Ghé thăm META.vn thường xuyên để tham khảo thêm những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe và mua sắm những thiết bị chăm sóc sức khỏe, đồ dùng cho bé... chính hãng với mức giá tốt nhất bạn nhé!
Bạn đang xem: Dấu hiệu trẻ bị bại não? Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bại não cần chú ý gì?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?