5 dấu hiệu trẻ tự kỷ giúp cha mẹ nhận biết sớm dễ dàng
Bạn có biết rằng tự kỷ không phải là một bệnh? Xu hướng trẻ chậm nói đang ngày một gia tăng trong xã hội khiến nhiều cha mẹ và những người khác nghĩ rằng trẻ bị tự kỷ. Vậy dấu hiệu trẻ tự kỷ có phải chỉ là trẻ chậm nói không hay còn rất nhiều dấu hiệu khác? Bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách thỏa đáng.
Xu hướng trẻ chậm nói đang ngày một gia tăng trong xã hội khiến nhiều cha mẹ và những người khác nghĩ rằng trẻ bị tự kỷ. Vậy dấu hiệu trẻ tự kỷ có phải chỉ là trẻ chậm nói không hay còn rất nhiều dấu hiệu khác? Bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách thỏa đáng.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là biểu hiện rối loạn sự phát triển về hành vi, từ đó gây ra những ảnh hưởng đến các kỹ năng cơ bản của trẻ.
Một số kỹ năng của trẻ tự kỷ khác với trẻ bình thường có thể kể đến như kỹ năng giao tiếp xã hội, khả năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, khả năng vận dụng trí tưởng tượng. Dường như, trẻ bị tự kỷ tự thu mình vào một thế giới riêng, thế giới quan của chúng khác biệt so với những trẻ bình thường.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ là gì? Những dấu hiệu cụ thể của trẻ tự kỷ
Dù mỗi trẻ sẽ có nhịp độ phát triển riêng, có trẻ nhanh, có trẻ chậm. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những dấu hiệu giúp bạn nhận ra một trẻ bị tự kỷ. Càng phát hiện sớm, bạn càng có cơ hội giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều cha mẹ không để ý được những biểu hiện này, vẫn cho là con mình bình thường, dẫn đến phát hiện chứng tự kỷ muộn. Các dấu hiệu của trẻ em tự kỷ thường xuất hiện trước khi trẻ được 3 tuổi và các triệu chứng có thể kéo dài suốt đời.
Chứng tự kỷ có nhiều biểu hiện, nhưng một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để phân biệt trẻ tự kỷ với những trẻ khác là trẻ thường thích chơi một mình và thiếu khả năng kết nối với những trẻ cùng trang lứa. Bên cạnh đó là dấu hiệu phổ biến về ngôn ngữ. Trẻ tự kỷ vẫn nói được, nhưng ngôn ngữ không linh hoạt, thường chỉ nói câu đơn giản, hay nói nhắc lại một vài câu. Sau đây là những dấu hiệu cụ thể của chứng tự kỷ:
Ngôn ngữ bất thường hoặc kém linh hoạt
Trẻ có thể chậm nói, ít nói, nói không rõ, nói không linh hoạt, không chủ động, vốn từ nghèo nàn và khả năng diễn đạt chậm chạp. Nhiều trẻ không nói theo hướng dẫn mà tự phát âm vô nghĩa. Nhiều trẻ em tự kỷ chỉ nhại lại lời nói của những người khác hoặc chỉ nói khi có nhu cầu gì đó thật sự cần thiết, ví dụ như muốn đi vệ sinh, muốn ăn,... Trẻ thường xuyên hỏi một câu hỏi lặp lại nhiều lần. Khi được gọi tên, trẻ cũng ít khi đáp lại ngay.
Giọng nói của trẻ bị tự kỷ cũng có sự khác biệt so với trẻ bình thường, có thể nói rất nhanh, nói giọng lơ lớ, hoặc thường xuyên nói to... Trẻ tự kỷ còn gặp khó khăn trong việc giao tiếp phi ngôn ngữ, thông qua điệu bộ cơ thể và biểu hiện nét mặt.
Kỹ năng tương tác xã hội kém
- Trẻ thường thu mình mình, thích chơi một mình, không thích kết bạn (nhu cầu kết bạn rất thấp) và khó kết bạn. Trẻ rất hạn chế giao tiếp bằng mắt.
- Trẻ tự kỷ thường ít làm theo chỉ dẫn, mọi hoạt động đều thực hiện theo ý thích, không quan tâm đến cảm xúc hay lời nói của những người khác.
- Có thể nói, trẻ em tự kỷ thích tương tác với đồ vật hơn với những người xung quanh. Trẻ khó tham gia các hoạt động tập thể.
Hành vi bất thường, thói quen lặp đi lặp lại
Những hành vi bất thường là những hành vi thường khác với một trẻ thông thường ở cùng độ tuổi, ví dụ: Thường xuyên đi kiễng gót, đi vòng tròn, hay xoay người thành vòng tròn hoặc nhảy lên.
Một số thói quen bất thường lặp lại ở trẻ tự kỷ là trẻ chỉ đi đúng một đường, chỉ ngồi đúng một chỗ, chỉ nằm đúng một vị trí, chỉ mặc một kiểu quần áo, chơi đúng một trình tự, hoặc lặp đi lặp lại một kiểu cử động của cơ thể như đập đầu vào tường hoặc vỗ tay...
Nhiều trẻ bị tự kỷ cũng thích ngắm tay mình, thích cầm và giữ khư khư một đồ vật gì đó mà mình yêu thích mọi lúc mọi nơi.
Ngoài ra, trẻ khó có khả năng thích nghi với những thay đổi trong môi trường và trong sinh hoạt hằng ngày, hoặc trẻ luôn bắt gia đình tuân theo một nếp sinh hoạt nhất định.
Ý thích thu hẹp, không đa dạng
Hoạt động của trẻ không đa dạng, trẻ chỉ thích chơi một vài trò chơi cố định ví dụ quay bánh xe. Trong đó, trẻ thường chơi lặp lại nhiều lần cùng một cách chơi, nhìn có phần nhàm chán, đơn điệu. Ví dụ trẻ luôn xếp đồ vật, đồ chơi theo một trình tự nhất định, trẻ có thể dành nhiều giờ liên tiếp để xem điện thoại, quảng cáo...
Rối loạn cảm giác
Có điều này là do thần kinh của trẻ quá nhạy cảm, từ đó sinh ra một vài biểu hiện rối loạn cảm giác. Ví dụ: Trẻ có thể thu mình vào một góc do sợ ánh sáng, trẻ thường sợ hãi khi nghe tiếng động quá to, không muốn người khác chạm vào mình dù là vị trí nào trên cơ thể, sợ cắt móng tay.... Tuy nhiên, trẻ lại thích chơi với đồ vật, thích chạm vào đồ vật, thích gõ đồ chơi để phát ra tiếng động.
Đa phần các trẻ mắc tự kỷ thường rất lười nhai và kén ăn.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ theo tháng tuổi
- Trẻ 12 tháng tuổi: Không có các cử chỉ để đáp lại giao tiếp như không chỉ được ngón tay, chưa biết nói bập bẹ.
- Trẻ 16 tháng tuổi: Chưa bập bẹ được hoặc chưa nói được từ đơn.
- Trẻ 24 tháng: Chưa nói được câu 2 từ (không phải chỉ là lặp lại theo người khác).
- Ở bất kỳ độ tuổi nào: Trẻ bị mất bất cứ kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội nào.
Lưu ý hội chứng “bác học” ở trẻ tự kỷ giống người bình thường
Một số trẻ em tự kỷ có kỹ năng hiếm có, thậm chí vượt trội ở một số lĩnh vực chuyên biệt như các con số, nghệ thuật, âm nhạc, nghệ thuật… dù chưa được ai dạy, gọi là hội chứng “bác học”. Điều này khiến nhiều cha mẹ nhầm tưởng rằng con mình quá thông minh.
Trẻ bình thường cũng có thể có 1 trong số những biểu hiện của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, dấu hiệu trẻ tự kỷ thường là sự kết hợp nhiều biểu hiện ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các cha mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện, chăm sóc con và lưu ý những dấu hiệu bất thường, từ đó cho con đi khám chuyên môn để đánh giá và xác định con có bị tự kỷ không, tự kỷ ở mức độ nào và có hướng điều trị thích hợp.
>> Tham khảo thêm:
- Dấu hiệu trẻ bị bại não? Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bại não cần chú ý gì?
- Ghế dành cho trẻ bại não, xe lăn cho trẻ bại não loại nào tốt?
- Thai giáo là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về thai giáo giúp con thông minh
- ADHD là gì? Trẻ tăng động giảm chú ý có những dấu hiệu nhận biết gì?
- 5 mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn biết được dấu hiệu của trẻ tự kỷ. Đừng quên ghé thăm META.vn thường xuyên để được chia sẻ thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích cũng như đặt mua các sản phẩm cho mẹ và bé chất lượng bạn nhé!
Nguồn website tham khảo: hellobacsi.com, vinmec.com, medlatec.vn
Bạn đang xem: 5 dấu hiệu trẻ tự kỷ giúp cha mẹ nhận biết sớm dễ dàng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?