ADHD là gì? Trẻ tăng động giảm chú ý có những dấu hiệu nhận biết gì?

ADHD hay rối loạn tăng động giảm chú ý hiện nay là một bệnh lý khá thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn xa lạ với căn bệnh này. Vậy ADHD là gì, bệnh này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của một đứa trẻ hay không? Hãy dành thời gian cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây để có thêm kiến thức trong quá trình nuôi dạy con nhé. 

ADHD hay rối loạn tăng động giảm chú ý hiện nay là một bệnh lý khá thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn xa lạ với căn bệnh này. Vậy ADHD là gì, bệnh này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của một đứa trẻ hay không? Hãy dành thời gian cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây để có thêm kiến thức trong quá trình nuôi dạy con nhé. 

ADHD là gì?

ADHD được dịch là bệnh tăng động giảm chú ý (từ viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder), là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em với đặc trưng như chính tên gọi của bệnh, đó là sự tăng động, hay là sự hiếu động thái quá đi kèm với sự suy giảm khả năng chú ý, tập trung. 

ADHD không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất của trẻ, tuy nhiên lại có ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập, sinh hoạt của trẻ cũng như trong việc xây dựng mối quan hệ với mọi người nếu trẻ không được điều trị kịp thời và đúng cách. 

Trong cuộc sống hiện đại, với sự bùng nổ của công nghệ, mạng Internet cùng với việc thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ một phần do áp lực cuộc sống đã khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng trầm trọng và phức tạp hơn.

ADHD là gì?

Những dấu hiệu cho thấy trẻ tăng động giảm chú ý

Những nhóm dấu hiệu nổi bật có thể nhận thấy ở trẻ bị chứng ADHD là:

  • Hiếu động quá mức bình thường.
  • Khả năng tập trung kém, dễ dàng phân tâm.
  • Hành động có tính bốc đồng, khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng.
  • Ngôn ngữ chậm phát triển.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ tăng động giảm chú ý

Trong đó, các biểu hiện cụ thể thường gặp của trẻ tăng động giảm chú ý là:

  • Gần như không thể ngồi yên một chỗ.
  • Tay chân hay vặn vẹo, ngọ nguậy khi ngồi.
  • Thường chạy nhảy, leo trèo không ngừng nghỉ trong nhiều tình huống, kể cả khi đã được nhắc nhở nhiều lần.
  • Thường rời bỏ chỗ ngồi trong một số tình huống yêu cầu phải ngồi yên.
  • Phân bổ sự chú ý vào quá nhiều các chi tiết, khó có thể tập trung.
  • Gặp khó khăn trong vui chơi, công việc, học tập hoặc các hoạt động khác vì không chú ý được lâu, khó làm được theo hướng dẫn hoặc phạm những lỗi cẩu thả.
  • Không tập trung lắng nghe người khác trong một cuộc hội thoại.
  • Trẻ thích nhiều thứ nhưng nhanh chán, dễ bỏ dở giữa chừng khi đang thực hiện một hoạt động.
  • Trẻ hay phá đám khi người khác đang nói chuyện, làm việc hoặc chơi đùa.
  • Khó khăn khi thực hiện các hoạt động cần tính tổ chức.
  • Khó khăn khi tham gia những trò chơi yêu cầu phải nói nhiều hoặc di chuyển quá nhiều.
  • Dễ bị phân tán sự tập trung vốn đã ít bởi bất kỳ yếu tố nào bên ngoài.
  • Quên thực hiện các công việc hằng ngày.
  • Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn hoặc không hoàn thành bài tập, công việc trong gia đình, những nhiệm vụ ở nơi làm việc (không phải do không hiểu được yêu cầu, cũng không phải là hành vi cố tình chống đối).
  • Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì nỗ lực tinh thần, chẳng hạn như làm bài tập ở trường, ở nhà.
  • Thường đánh mất những vật dụng cần thiết (như sách vở ở trường, bút chì, đồ chơi và các dụng cụ khác).

Trẻ bị tăng động có khả năng tập trung kém

Trẻ được cho là có vấn đề về tập trung chú ý nếu trong thời gian tối thiểu 6 tháng trẻ biểu hiện ít nhất 6 trong số các dấu hiệu trên. 

Hội chứng ADHD gây ra những hậu quả là gì?

Các nghiên cứu cho rằng, khả năng tập trung của trẻ trong những năm đầu đời là yếu tố then chốt có thể ảnh hưởng đến tư duy và rộng hơn là tương lai của trẻ sau này. Tập trung kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của trẻ, cùng với đó là khả năng phân tích, xử lý tình huống của trẻ cũng bị suy giảm.

Trong việc học tập, tình trạng không tập trung kéo dài sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức, dẫn đến thành tích học tập của trẻ bị giảm sút. Trẻ dễ bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa, bỏ lỡ nhiều cơ hội học vấn, từ đó, công việc, sự nghiệp và cuộc sống của trẻ lúc trưởng thành cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Hội chứng ADHD gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Ngoài ra, nhiều trẻ bị tăng động khi đến tuổi trưởng thành còn có những hành vi không tốt cho bản thân và xã hội như nghiện game, cờ bạc, rối loạn hành vi thậm chí là bạo lực… Do đó, cha mẹ cần lưu tâm đến sự phát triển của con mình để sớm can thiệp khi trẻ có dấu hiệu tăng động. Việc phát hiện sớm và can thiệp ngay từ khi trẻ còn nhỏ sẽ quyết định lớn đến chất lượng cuộc sống sau này của một bé tăng động giảm chú ý. 

>> Tham khảo thêm:

Khi trẻ đã có những dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần mau chóng đưa trẻ đến các cơ quan chuyên môn để chẩn đoán bệnh sớm, kiên trì điều trị cho trẻ, giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống. Đừng quên ghé thăm META.vn thường xuyên để được chia sẻ thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích cũng như đặt mua các sản phẩm cho mẹ và bé chất lượng bạn nhé!

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, vinmec.com

Bạn đang xem: ADHD là gì? Trẻ tăng động giảm chú ý có những dấu hiệu nhận biết gì?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết