Cách trị và phòng tránh đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả nhất

Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ gây nên rất nhiều lo lắng cho bố mẹ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Để biết cách phòng tránh và điều trị dứt điểm căn bệnh này, hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Vì sao trẻ sơ sinh có đờm trong cổ

Vì sao trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng

Trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng là tình trạng trẻ nhỏ ho kèm theo đờm nhớt trong cổ họng, khoang mũi. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là trong các giai đoạn thời tiết giao mùa. 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị ho có đờm là do ảnh hưởng từ các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, có thể các bệnh truyền nhiễm khác. Trong vài tháng đầu tiên sau khi chúng được sinh ra, trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi, vì vậy, nghẹt mũi có thể gây trở ngại cho quá trình ăn ngủ của bé.

Tình trạng trẻ sơ sinh có đờm nhớt ở cổ thường kéo dài hơn so với người lớn là do các bé còn rất nhỏ, lực ho không đủ mạnh để đẩy đờm, nhớt ra khỏi cổ họng. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên để mắt theo dõi con, nếu thấy trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng thì nên nhanh chóng có biện pháp chữa trị.

Đờm nhớt tích tụ quá nhiều trong cổ họng có thể gây kích ứng khiến trẻ nôn trớ, bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.

>> Có thể bạn quan tâmKhi trẻ bị sốt cao cần phải làm gì? Cách giảm sốt cho trẻ nhanh và an toàn

Trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? 

Tác hại của đờm dãi đối với trẻ nhỏ

Mặc dù không phải là một chứng bệnh nguy nhưng đờm nhớt trong cổ họng khiến đường thở bị tắc nghẽn, trẻ hít thở khó khăn từ đó kéo theo nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như:

  • Khi trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng, trẻ ho rất nhiều và thường bị sổ mũi. Sự tắc nghẽn này có thể khiến trẻ khó thở, trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, đặc biệt là khi ngủ trưa.
  • Ho là cơ chế tự nhiên mà qua đó đờm bị trục xuất khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có khi trẻ ho rất nhiều, cảm thấy mệt mỏi mà đờm không bị trục xuất. Do đó, trẻ sơ sinh có đờm nhớt ở cổ thường gây nên cảm giác khó chịu dẫn đến trẻ quấy khóc nhiều hơn.
  • Đờm ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, động cơ phản xạ của trẻ cũng chậm, vì vậy trẻ không thể nuốt tốt. Các bậc cha mẹ cần lưu ý tìm hiểu cách tiêu đờm cho trẻ để chữa khỏi tình trạng này cho con.

Ngoài việc đi bác sĩ, bố mẹ có thể sử dụng các loại máy hút mũi, máy hút đờm, máy khí dung… hoặc tham khảo một số mẹo dân gian an toàn được sử dụng nhiều. Để biết thêm thông tin về những phương pháp này, hãy tham khảo những cách trị đờm trong cổ cho trẻ mà chúng tôi gợi ý dưới đây.

Cách trị đờm trong cổ cho trẻ

Hút mũi cho trẻ sơ sinh

Hút mũi khi trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng

Không giống người lớn có thể chủ động “tống” đờm bằng cách hỉ mũi hay khạc nhổ, khi trẻ sơ sinh thở khò khè có đờm sẽ cần sự trợ giúp của mẹ và dụng cụ hút mũi để loại bỏ đờm nhớt khỏi cổ họng và khoang mũi.

Hút mũi là việc không mấy dễ chịu vì vậy trẻ thường sẽ quấy khóc, chống đối trong khi các mẹ thực hiện thủ thuật. Thay vì la mắng trẻ, bạn nên nhẹ nhàng dỗ dành và từ từ thực hiện từng bước sau đây để việc hút mũi đạt hiệu quả cao nhất.

  • Dùng nước muối sinh lý dành cho trẻ em (nồng độ 0,9%) nhỏ vào mũi của bé để làm ẩm, lỏng các chất nhầy. Bước này sẽ giúp mẹ dễ hút chất nhầy ra ngoài, đồng thời giúp bé đỡ đau hơn.
  • Đặt bé nằm trên gối, hoặc nằm nghiêng sang bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Chú ý làm thật nhẹ nhàng, tránh tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
  • Dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng ra. Lau sạch đầu hút. Tiếp tục làm với bên mũi còn lại.

Mẹ có thể hút mũi cho bé thêm lần nữa nếu sau 5 - 10 phút trẻ vẫn còn khò khè, khó chịu. Tuy nhiên, không nên hút mũi quá 4 lần/ngày. Hút mũi quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm tình trạng ứ đọng chất nhầy trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều loại máy hút đờm, máy hút mũi tự động, tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng khiến các bé không bị khó chịu, các mẹ có thể tham khảo và tìm mua về dùng cho trẻ.

>> Tìm hiểuĐánh giá ưu nhược điểm của các dụng cụ hút dịch mũi đờm thông dụng

Trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm

Dùng tinh dầu tràm trị đờm dãi cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm trong cổ họng, mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm để điều trị cho bé. Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió, có thể dùng để điều trị nhiều bệnh, nhất là các bệnh hô hấp. Hơn nữa, mùi hương của tinh dầu cũng rửa sạch bầu không khí trong phòng cũng như đi vào hệ hô hấp, làm tan chảy các chất nhầy và đặc (đờm) trong khí quản, giúp bé hít thở dễ dàng hơn.

Ngoài cách xông tinh dầu, bạn có thể nhỏ vài giọt vào nước tắm hay khăn, yếm của bé, nhưng lưu ý không để tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da của trẻ, nhất là tinh dầu cô đặc.

>> Xem thêmCách làm siro húng chanh trị ho tiêu đờm cho bé

Chữa đờm nhớt cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ 

Lá hẹ là một bài thuốc Đông y thường xuyên được sử dụng để trị ho, đờm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo. Dưới đây là 2 cách làm thuốc chữa đờm nhớt cho trẻ nhỏ bằng lá hẹ rất an toàn, đơn giản.

Món hẹ chưng đường phèn

 Ăn hẹ chưng đường phèn khi trẻ sơ sinh có đờm ở cổ

Chuẩn bị: 5 - 7 lá hẹ, đường phèn, nước, nồi hấp cách thủy.

Cách thực hiện: 5 - 7 lá hẹ đã rửa sạch, cắt ngắn, trộn thêm 1 muỗng đường phèn. Sau đó hấp cách thủy 15 phút, chắt lấy nước. Cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nhỏ. Uống khoảng 3 - 5 ngày.

>> Xem thêm7 cách tiêu đờm hiệu quả dễ thực hiện tại nhà

Lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ đực chữa đờm nhớt cho trẻ nhỏ

 Lá hẹ, hạt chanh, hoa đu đủ đực trị đờm cổ họng

Chuẩn bị: Một nắm lá hẹ, 10-20 gr hạt chanh, 15 gr hoa đu đủ đực, đường phèn, nước, nồi hấp cách thủy.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch để ráo nước, sau đó giã nát. Trộn tất cả nguyên liệu với đường phèn rồi hấp cách thủy 30 phút. Cho trẻ uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.

Những cách chữa trị trên đây rất đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu khó thở, thở khò khè, chảy nước mũi… thường xuyên.

>> Tham khảo thêm

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh có đờm ở cổ

Phòng tránh trẻ sơ sinh có đờm ở cổ họng

Đờm dãi sinh ra là kết quả của các bệnh hô hấp vì vậy, để phòng tránh tình trạng đờm nhớt ở cổ họng cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nên chủ động bảo vệ bé trước các bệnh hô hấp bằng cách:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và kéo dài đến 18 - 24 tháng sau. Trong giai đoạn từ 6 tháng đến 2 tuổi, phải được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có được sức đề kháng tốt nhất.
  • Khi bố mẹ chăm sóc bé cần rửa tay thường xuyên bằng nguồn nước sạch sẽ, luôn giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh cho bé. Bạn phải luôn khử sạch không khí ô nhiễm bên trong nhà, đặc biệt là từ khói trong các bếp lò không an toàn sẽ giúp giảm nguy cơ bị viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh. Bạn có thể cân nhắc sử dụng máy lọc không khí, máy hút bụi... để làm sạch không gian trong nhà hiệu quả nhất.
  • Không nên đưa trẻ đến những nơi đông người, hoặc đi tối về muộn để ngăn chặn nguy cơ bị viêm phổi từ người sang người, hay vi khuẩn ban đêm lây tấn công trẻ.
  • Giữ bé tránh xa khói thuốc lá.
  • Sử dụng máy hút ẩm không khí mỗi khi độ ẩm tăng cao. Luôn vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phòng ở luôn sạch sẽ, thoáng đãng, kín gió mỗi khi thời tiết trở lạnh.
  • Khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm, cần đưa bé đi bác sĩ ngay để được chuẩn đoán và điều trị chính xác.
  • Cần thiết nên tiêm chủng vắc xin thì sẽ giúp cung cấp bảo khả năng, bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng phế cầu kháu nhau. Nếu có điều kiện thì nên tiêm phòng một số vacxin như vacxin HIB (giúp phòng tránh bệnh viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn H.influenzae type B gây nên), vacxin phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn phế cầu gây ra...

>> Tìm hiểuLịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 5 tuổi cha mẹ nào cũng cần ghi nhớ

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp các bố mẹ biết cách xử lý kịp thời khi trẻ sơ sinh có đờm ở cổ.

Bạn đang xem: Cách trị và phòng tránh đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả nhất

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết