Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, bệnh suy giảm tĩnh mạch chân thường không có dấu hiệu rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan hoặc lầm tưởng sang các bệnh khác. Vậy bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng là gì? Hãy cùng META.vn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này bạn nhé!

Ở giai đoạn đầu, bệnh suy giảm tĩnh mạch chân thường không có dấu hiệu rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan hoặc lầm tưởng sang các bệnh khác.

>>> Đọc thêm: Bệnh K là gì? Tại sao ung thư gọi là K?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân là gì?

Giãn tĩnh mạch chân (hay suy giãn tĩnh mạch chân, suy giãn tĩnh mạch chi dưới, suy van tĩnh mạch chi dưới) là tình trạng chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở vùng chân bị suy giảm, khiến máu bị ứ đọng, dẫn đến những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi đó, các tĩnh mạch thường phình ra nổi lên gần bề mặt da.

Theo lý thuyết, bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị suy tĩnh mạch, kể cả ở tay và chân. Nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp giãn tĩnh mạch hiện nay thường xảy ra ở chân (chi dưới) do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn, phức tạp và phải chịu nhiều ảnh hưởng của trọng lực cơ thể khi đứng.

Nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới khá lớn, trong đó khoảng 70% số ca là phụ nữ. Nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch được dự đoán là sẽ tăng do sự thay đổi về nếp sống cũng như điều kiện làm việc.

>>> Có thể bạn quan tâm: Viêm cân gan chân là gì? Nên ăn gì, tập bài tập nào, uống thuốc gì để chữa?

bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là vấn đề mà rất nhiều người đang muốn giải đáp. Theo các chuyên gia y tế, giãn tĩnh mạch chân thường gây khó chịu, đau đớn, cản trở công việc, sinh hoạt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng của nó thật sự rất đáng lo ngại như hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch chỗ khác (nghiêm trọng nhất là gây tắc mạch phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong); các tĩnh mạch giãn to dễ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu; rối loạn biến dưỡng da dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân (tình trạng loét chân do tĩnh mạch rất khó điều trị),...

bệnh giãn tính mạch chân có nguy hiểm không

Suy giãn tĩnh mạch chân rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh suy giảm tĩnh mạch chân

Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới

Bệnh giãn tĩnh mạch hình thành do các van tĩnh mạch bị yếu đi hoặc tổn thương, khiến nó không thể hỗ trợ đưa máu trở ngược về tim và làm máu bị ứ đọng. Giãn tĩnh mạch chân không lây nhiễm nhưng có thể di truyền giữa các thành viên có quan hệ huyết thống trong gia đình.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân ở người, chẳng hạn như:

  • Sự thoái hóa do tuổi tác: Các mạch, van điều tiết máu trong mạch dần bị thoái hóa theo thời gian và tuổi tác. Nói cách khác, người già có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân cao hơn so với người trẻ tuổi.
  • Giới tính: Nữ giới dễ mắc giãn tĩnh mạch chân hơn nam giới do họ phải trải qua sự thay đổi hormone khi mang thai, dùng thuốc tránh thai, trong kỳ kinh nguyệt, mãn kinh….
  • Tiền sử gia đình: Suy giãn tĩnh mạch không lây nhưng có thể di truyền qua các thế hệ.
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, xơ vữa mạch máu, giãn tĩnh mạch và nhiều bệnh tim mạch khác.
  • Thói quen sinh hoạt, làm việc: Người ngồi nhiều, đứng quá lâu, lười vận động, thường xuyên phải mang vác nặng có khả năng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới cao hơn bình thường.

phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân

70% bệnh nhân mắc giảm tĩnh mạch chân là nữ giới

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới

Hơn 77% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không biết mình mắc bệnh. Vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu của căn bệnh này là vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu ở giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu người bệnh thường khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có các cảm giác kiến bò, nóng rát; chuột rút bắp chân vào ban đêm; sưng quanh mắt cá chân, đau nhức, tê mỏi chân,...  Các triệu chứng hay có xu hướng tăng lên vào chiều tối, khi đứng lâu.

>> Xem chi tiếtBị chuột rút, sưng chân, mỏi chân, nổi gân xanh ở tay chân là biểu hiện của những bệnh gì?

Dấu hiệu ở giai đoạn sau

Chuyển sang giai đoạn sau, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân biểu hiện các dấu hiệu nặng và rõ ràng hơn như tĩnh mạch nổi hẳn lên nhìn rõ thấy bằng mắt thường, sờ thấy cứng và kèm theo cảm giác đau và có thể bị đỏ da (huyết khối tĩnh mạch nông); chân nóng, sưng đỏ, đau nhức, ngứa, có thể bị chảy máu và nhiễm trùng thứ phát (huyết khối tĩnh mạch sâu), da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc (loạn dưỡng da chân); có các vết loét đau, ban đầu nông sau đó lan rộng và sâu hơn đồng thời rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Cách phòng và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch được điều trị bằng một trong những cách sau đây (cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp):

  • Điều trị nội khoa: Thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh đứng lâu, ngồi lâu, tăng cường vận động; mang vớ y khoa liên tục vào ban ngày để hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề; dùng thuốc để giảm đau, chống viêm, giúp thành mạch bền vững hơn, làm tan cục máu đông...
  • Liệu pháp xơ hóa: Bệnh nhân được tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch bị giãn, khiến tĩnh mạch này bị mất chức năng đồng thời điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch bình thường khác.
  • Phẫu thuật: Các bác sĩ thường tiến hành tiểu phẫu để đưa các mạch máu bị giãn ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động của chúng.

>> Tìm hiểu:

vớ y khoa điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Đeo vớ y khoa để điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới

Cách phòng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy tự phòng bệnh giãn tĩnh mạch chân cho mình và những người xung quanh bằng cách biện pháp sau đây:

  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
  • Khi ngồi nên nâng chân lên cao.
  • Mang vớ y khoa mỗi ngày.
  • Duy trì vóc dáng cân đối, tránh thừa cân béo phì.
  • Thăm khám bác sĩ khi thấy các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

tăng cường vận động để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tăng cường vận động để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Hi vọng các bạn đều đã có đáp án cho câu hỏi này.

Bạn đang xem: Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết