Phù mạch bạch huyết là gì? Có chữa được không?

Phù bạch huyết là gì? Phù bạch huyết có chữa được không? Những vấn đề mà bạn đang thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Phù mạch bạch huyết là bệnh gì?

Phù mạch bạch huyết là bệnh gì?

Phù mạch bạch huyết hay còn gọi là phù bạch huyết là bệnh gây ra bởi sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết - một phần của hệ miễn dịch của bạn - dẫn đến ngăn cản khả năng lưu chuyển của dịch bạch huyết. Sự tích tụ chất dịch này sẽ dẫn đến sưng và viêm, phù hai tay, chân hoặc cả tay và chân. Phù hạch bạch huyết ở chân đôi khi được gọi là bệnh phù chân voi vì chân phù lớn như bàn chân voi.

Phù bạch mạch được xem như là một tình trạng không thể tránh khỏi trong điều trị ung thư và thường gặp sau điều trị ung thư (ví dụ như điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, âm hộ, đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt cũng như sarcoma và melanoma).

Nguyên nhân gây phù bạch mạch

Theo các nghiên cứu y khoa, phù bạch mạch xảy ra khi dịch bạch huyết không thể lưu thông bình thường, gây tắc mạch bạch huyết, thường là ở cánh tay hoặc chân. Phù bạch huyết có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, tức là có thể do bẩm sinh hoặc có thể được gây ra bởi một bệnh hay vấn đề khác (phù bạch huyết thứ phát).

Phù bạch huyết nguyên phát

Phù bạch huyết nguyên phát thường khởi phát rất sớm

Phù bạch huyết nguyên phát là một bệnh di truyền hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0,6%, gây ra bởi các vấn đề về sự phát triển của các mạch bạch huyết trong cơ thể, xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ. Phù bạch huyết nguyên phát có thể xảy ra ở 3 thể:

  • Bệnh Milroy (Phù bạch huyết bẩm sinh): Đây là rối loạn di truyền bắt đầu trong giai đoạn trứng và gây ra dị tật các hạch bạch huyết, dẫn đến phù bạch huyết.

  • Bệnh Meige (Phù bạch huyết sớm): Phù bạch huyết do rối loạn di truyền ở trẻ em hoặc xung quanh tuổi dậy thì, mặc dù cũng có những trường hợp xảy ra muộn hơn ở độ tuổi 20 hoặc đầu 30. Trong trường hợp này, mạch bạch huyết hình thành mà không có các van giữ dịch bạch huyết chảy ngược, làm cho dịch bạch huyết cơ thể hoạt động không đúng ở chân tay.

  • Phù bạch huyết khởi phát muộn: Thường hiếm khi xảy ra và nếu xảy ra thì thường bắt đầu sau tuổi 35.

Phù bạch huyết thứ phát

Nguyên nhân dẫn đến phù mạch bạch thứ phát có thể do điều trị ung thư

Bên cạnh nguyên nhân di truyền, phù bạch huyết có thể xuất phát từ một số bệnh lý khác như bệnh truyền nhiễm (liên cầu khuẩn, giun chỉ), tổn thương từ chấn thương hay xạ trị hay ung thư… Người ta thường gọi trường hợp này là phù mạch bạch huyết thứ phát. 

  • Phẫu thuật có thể khiến phù bạch huyết phát triển nếu các hạch bạch huyết và mạch bạch huyết được loại bỏ hoặc bị cắt. Ví dụ, phẫu thuật bệnh ung thư vú có thể bao gồm việc bóc tách, cắt bỏ một hay nhiều hạch bạch huyết ở nách để tìm bằng chứng cho thấy ung thư đã lan rộng. Việc bóc tách hạch bạch huyết mà không có phương án thay thế hoặc lưu chuyển mạch bạch huyết có thể dẫn đến phù bạch huyết cánh tay.

  • Bức xạ điều trị ung thư có thể gây ra sẹo và viêm hạch bạch huyết hoặc các mạch bạch huyết, hạn chế dòng chảy của chất lỏng bạch huyết.

  • Ung thư có thể gây phù bạch huyết. Ví dụ, một khối u phát triển đủ lớn ở gần hạch bạch huyết hay mạch bạch huyết có thể gây cản trở dòng chảy dịch bạch huyết.

  • Nhiễm trùng có thể xâm nhập các mạch bạch huyết và các hạch bạch huyết, hạn chế dòng chảy dịch bạch huyết và gây phù bạch huyết. Ngoài ra, các loại ký sinh trùng cũng có thể chặn mạch bạch huyết, khiến dịch bạch huyết bị ứ đọng. Phù bạch huyết liên quan đến nhiễm trùng và ký sinh trùng thường gặp nhất ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trên thế giới và có nhiều khả năng xảy ra ở các nước đang phát triển.

Triệu chứng nhận biết và những biến chứng thường gặp

Sưng, phù nề chân là những triệu chứng rõ nhất của bệnh phù mạch bạch huyết chi dưới

Các triệu chứng của bệnh phù mạch bạch huyết khá rõ ràng, chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường như: 

  • Sưng một phần hoặc toàn bộ cánh tay/chân, bao gồm cả ngón tay và ngón chân.

  • Cảm giác nặng nề hoặc căng cứng ở cánh tay hoặc chân.

  • Gặp khó khăn khi cử động.

  • Đau hoặc khó chịu ở những vùng bị sưng, phù nề.

  • Nhiễm trùng định kỳ ở chi bị ảnh hưởng.

  • Xơ hóa da, da cứng và dày lên.

Sưng do phù bạch huyết diễn biến từ những thay đổi nhẹ, hầu như không đáng chú ý về kích thước của cánh tay/chân đến những thay đổi rõ rệt khiến chân tay khó cử động. Với bệnh phù bạch huyết do điều trị ung thư, các triệu chứng thường không xảy ra ngay mà phải sau vài tháng hoặc nhiều năm mới biểu hiện.

Phù bạch huyết ở cánh tay hoặc chân của bạn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng: Gây nhiễm trùng da nghiêm trọng (viêm mô tế bào) và nhiễm trùng mạch bạch huyết (viêm bạch huyết), phạm vi ảnh hưởng ít nhất là ở vùng tay, chân bị sưng.

  • Hạch bạch huyết: Đây là một dạng ung thư mô mềm hiếm gặp, là hậu quả của bệnh phù bạch huyết khi không được điều trị kịp thời. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm các vết xanh đỏ hoặc tím trên da.

Phù bạch huyết có chữa được không? 

Vớ y khoa là sản phẩm thường được sử dụng để điều trị phù mạch bạch huyết nhẹ và vừa

Nhiều người lo lắng tự hỏi phù bạch huyết có chữa được không? Câu trả lời là nếu chúng ta phát hiện kịp thời thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, hiện nay không có cách điều trị phù bạch huyết đặc hiệu, thay vào đó, chúng ta điều trị tập trung vào việc giảm sưng và kiểm soát các cơn đau. Phương pháp điều trị phù bạch huyết bao gồm:

  • Các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho phần tay chân bị phù bạch huyết, giúp dịch bạch huyết trong các chi lưu thông dễ dàng hơn. Các bài tập nên tập trung vào vào sự co giãn nhẹ nhàng các cơ ở vùng bị sưng phù.

  • Dùng tất/vớ y khoa cho các chi hoặc vùng cơ thể bị ảnh hưởng nhằm đưa dòng chảy của dịch bạch huyết về các vùng bị phù bạch huyết. 

  • Trường hợp phù bạch huyết trầm trọng (chân không hoạt động bình thường, nhiễm trùng tái phát), bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật cắt bỏ mô dư thừa trong cánh tay hoặc chân. Điều này giúp giảm sưng nặng, tuy nhiên nó không thể chữa trị tận gốc phù bạch huyết.

  • Đối với bệnh phù bạch mạch thứ phát, những nguyên nhân cơ bản (ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú...) cần được xác định và điều trị kết hợp giảm triệu chứng phù bạch huyết.

Phòng ngừa phù bạch huyết như thế nào?

Thể dục thể thao nhẹ nhàng là cách tốt nhất đề phòng ngừa phù mạch bạch

Phù mạch bạch huyết cũng như các bệnh lý khác, để phòng ngừa hiệu quả cần xây dựng một lối sống khoa học, điều độ hơn:

  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ, trái cây, uống đủ nước.

  • Không nên đi chân đất.

  • Khi bị nhiễm trùng tay, chân và bàn chân, bạn cần được điều trị sớm nhất có thể.

  • Nếu có nguy cơ bị phù bạch huyết hoặc bạn đã hoặc sẽ điều trị ung thư, hãy hỏi bác sĩ về những vấn đề xoay quanh việc hình thành bệnh phù bạch huyết. Nếu được chỉ định uống thuốc thì nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

  • Luyện tập thể dục hằng ngày. Bạn nên tham khảo bác sĩ về các bài tập bạn có thể áp dụng và nên hoạt động nhẹ nhàng, không gắng sức.

  • Ngủ đủ giấc để có tinh thần luôn thoải mái, giảm căng thẳng.

Những thông tin trên đây chúng tôi tổng hợp hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ về căn bệnh phù mạch bạch huyết cũng như cách phòng và điều trị như thế nào. Để tìm hiểu thêm về bệnh cũng như tham khảo các sản phẩm chăm sóc y tế, hãy truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ hotline:

  • Hà Nội: Số 56 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy - ĐT: 024.35.68.69.69

  • TP. HCM: Số 716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10 - ĐT: 028.38.33.66.66

Tham khảo thêm

Bạn đang xem: Phù mạch bạch huyết là gì? Có chữa được không?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết