Tai biến liệt nửa người: Cần lưu ý những gì khi chăm sóc người bệnh?

Tai biến liệt nửa người là biến chứng do bệnh tai biến mạch máu não gây nên, để lại một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, ví dụ như liệt nửa người. Điều này làm cho họ không thể tự phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân. Vậy khi chăm sóc bệnh nhân tai biến liệt nửa người, cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để rút ra kinh nghiệm nhé!

Tai biến liệt nửa người là biến chứng do bệnh tai biến mạch máu não gây nên. Biến chứng này khiến cho người bệnh không thể tự phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân. Vậy khi chăm sóc bệnh nhân tai biến liệt nửa người cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để rút ra kinh nghiệm nhé!

Người bị tai biến liệt nửa người

Tai biến liệt nửa người là gì?

Tai biến liệt nửa người là một di chứng phổ biến của tai biến mạch máu não, khiến người bệnh bị yếu hoặc liệt một bên cơ thể, tùy vào phần não bị tổn thương mà gây ảnh hưởng tới phần cơ thể phía ngược lại. Ví dụ, nếu não trái bị tổn thương sẽ gây liệt nửa người bên phải, kèm theo đó là các biến chứng như mất kiểm soát hành vi, khó nhận diện khuôn mặt người thân... Não phải bị tổn thương sẽ gây liệt nửa người bên trái, dẫn đến các tình trạng như khó nói, trí nhớ kém.

Theo thống kê chính xác từ Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ, có đến 90% bệnh nhân sống sót sau tai biến mạch máu não có nguy cơ bị tê liệt. Tình trạng tê liệt thường xảy ra khi các bộ phận của não đảm nhận việc quan trọng là điều khiển chuyển động bị tổn thương. Khi đó, não không thể làm tốt được hết các chức năng của mình, đồng thời không thể kiểm soát được sự chuyển động của một hay một vài nhóm cơ.

Tình trạng liệt nửa người còn nghiêm trọng hơn cả tê liệt cơ bắp khi một bên cơ thể bị suy yếu, thường sẽ là chân, tay và cơ mặt. Cứ 100 bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thì sẽ có khoảng 80 người mắc phải tình trạng tê liệt nửa người sau khi hồi phục. Họ sẽ phải trải qua một giai đoạn “nằm liệt” bởi các di chứng như không cầm nắm được đồ vật, mất định hướng, đau mỏi cơ, đi lại khó khăn, mất thăng bằng...

Các phương pháp điều trị phục hồi tai biến liệt nửa người hiện nay như thế nào?

Quá trình điều trị phục hồi tai biến liệt nửa người cụ thể như sau:

Phục hồi chức năng tích cực

Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc điều trị phục hồi tai biến mạch máu não là không bỏ bê các chi bị liệt. Não bộ là cơ quan quan trọng, trưc tiếp điều khiển các chi, nếu các chi bị liệt, không cử động một thời gian dài, lâu dần sẽ khiến cho chế chế hoạt động của não bị liệt theo. Do vậy, người bệnh cần tích cực thực hành các bài tập vật lý trị liệu và cố gắng cử động các chi bị liệt nhiều nhất có thể. 

Phục hồi thụ động

Những bệnh nhân tai biến mạch máu não bị liệt nửa người có thể cải thiện tình trạng này bằng cách vận động các cơ bị liệt với những bài tập thụ động, sử dụng nửa cơ thể khỏe mạnh để hỗ trợ cho bên bị liệt luyện tập. Các chi bị liệt được tập luyện thường xuyên sẽ giúp cho não bộ được kích thích và tình trạng sẽ dần được cải thiện.

Để điều trị được tình trạng tai biến liệt nửa người, bệnh nhân cần phải có sự kiên trì, tâm lý thoải mái, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cần đến sự giúp đỡ của người thân. Để nắm rõ hơn về cách chăm sóc người bệnh tai biến liệt nửa người, hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.

Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não

Chăm sóc người bệnh tai biến liệt nửa người cần lưu ý những gì?

Chế độ dinh dưỡng

Đối với những bệnh nhân liệt nửa người, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta không nên để người bệnh ăn quá nhiều dẫn đến béo phì, tiểu đường hoặc ăn quá ít dẫn đến suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch bởi vì tất cả những điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như khả năng phục hồi của họ.

Bệnh nhân tự ăn được: Bạn cần chọn những thức ăn hợp khẩu vị với bệnh nhân. Mỗi ngày họ cần được cung cấp đủ 25 - 30 kcal/kg cân nặng và lượng nước cần bổ sung là 40ml/kg cân nặng. Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần đáp ứng đủ các nhóm chất cần thiết như sau:

  • Nhóm đạm từ thịt, cá, trứng...
  • Nhóm bột đường từ gạo, bánh mì...
  • Nhóm chất béo từ dầu mỡ và chú ý nên sử dụng loại dầu thực vật không cholesterol.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh, củ quả, trái cây.

Lưu ý: Các loại thức ăn cần được cắt nhỏ, ninh mềm hoặc có thể băm nhuyễn giúp người bệnh có thể nhai nuốt dễ dàng và hấp thụ tốt hơn. Bạn có thể cho bệnh nhân bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng tốt cho não bộ, sữa cao năng lượng... Đặc biệt, bạn cũng cần theo dõi cân nặng của bệnh nhân thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn, phòng tránh được tình trạng tăng cân, tụt cân quá mức. Bạn cũng nên chú ý không cho người bệnh ăn quá nhiều, không được ép bởi có thể sẽ gây nghẹn, sặc nguy hiểm. Những người có tiền sử cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo quy định.

Bệnh nhân không tự ăn được mà phải đặt sonde dạ dày: Khi chăm sóc bệnh nhân không tự ăn được, bạn cần phải học cách cho ăn qua ống sonde. Mỗi ngày, bạn nên cho người bệnh ăn khoảng 3 - 4 bữa, mỗi bữa bơm khoảng 500ml thức ăn và phải đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng này cung cấp đủ cho họ khoảng 1800 - 2000 kcal/ngày. Về món ăn có thể thay đổi theo mỗi bữa, thường có cháo đặc, thịt nạc, khoai tây, rau ngót hoặc rau cải đã cắt xay nhỏ nấu thành súp cho người bệnh dễ ăn. Khi nấu, bạn có thể cho thêm 1 - 2 thìa dầu thực vật vào súp. Sau một thời gian, hãy tập cho bệnh nhân ăn qua đường miệng và rút dần ống sonde.

Vệ sinh cá nhân và chăm sóc hằng ngày

Người bị biến chứng tai biến liệt nửa người thường khó khăn hơn trong việc vệ sinh cá nhân, cần đến sự trợ giúp của người nhà. Dây thần kinh điều khiển hoạt động cơ thể bị ảnh hưởng khiến họ không thể tự chủ được những việc mình làm, ví dụ như đại tiện, tiểu tiện không tự chủ. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, họ có thể bị viêm đường tiết niệu. Cách xử lý tốt nhất trong trường hợp này như sau:

  • Đối với bệnh nhân nữ: Nên đóng bỉm, lót giấy thấm.
  • Đối với bệnh nhân nam: Dùng ống tiểu.

Chăm sóc cho người tai biến liệt nửa người

Người chăm sóc cũng cần chú ý vệ sinh, tắm rửa, đánh răng cho bệnh nhân thường xuyên. Việc người bệnh nằm và sinh hoạt 24/24 trên giường làm cho ga gối bẩn hơn bình thường, điều này làm họ cảm thấy khó chịu nếu không được thay. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên thay ga giường cho người bệnh.

Đề phòng loét do nằm quá lâu

Người bị tai biến liệt nửa người thường phải nằm một chỗ, không đi lại được nên sẽ dẫn tình trạng bị loét. Loét thường xuất hiện ở vùng cùng cụt, hai gót chân, lưng, mông, hai bả vai. Do vậy, người chăm cần lăn trở, thay đổi điểm tỳ cho bệnh nhân, cứ khoảng 2 – 3 giờ nên trở mình một lần (có thể chuyển từ tư thế nằm ngửa sang nằm nghiêng, xoay người sang trái, phải), cho họ nằm trên đệm hơi hoặc đệm chống loét, hằng ngày xoa bóp nhẹ nhàng những vùng bị tỳ đè nhiều, tuyệt đối không nắn bóp mạnh gây trợt da. Đồng thời, bạn nên kết hợp vận động thụ động bên liệt của người bệnh, tránh làm co cứng cơ và giúp lưu thông tuần hoàn tốt hơn.

Cách giữ gìn và chăm sóc các vùng da bị tỳ đè nhiều đơn giản như sau:

Vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị tỳ đè nhiều bằng khăn mềm, nước ấm và lau khô bằng khăn mềm sạch hằng ngày, nhất là lúc bệnh nhân vừa đi đại, tiểu tiện. Khi lau, tránh làm trầy xước da, tuyệt đối không bôi thuốc mỡ hay rắc bất kỳ loại bột kháng sinh nào bởi sẽ gây hạn chế hô hấp của da và có thể càng dễ loét.

Tập vận động nhẹ nhàng và xoa bóp thường xuyên cho bệnh nhân

Xoa bóp cho người bị tai biến liệt nửa người là việc nên làm. Các biện pháp cũng như bài tập nhẹ nhàng dành cho người tai biến liệt nửa người như sau:

Đối với người tai biến nặng không thể tự vận động: Bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng các bộ phận như tay, chân, lưng, trán, kết hợp tập các bài tập co duỗi các ngón tay, ngón chân, khớp tay, chân.

Trường hợp bệnh nhân có mức độ di chứng nhẹ hơn: Bạn cần lên kế hoạch tập luyện cho họ hằng ngày và cần duy trì kể cả khi đã hồi phục. Ngoài ra, bạn cũng cần khuyến khích người bệnh tự vận động nhẹ nhất có thể và đến khi mỏi và mệt thì nên dừng lại ngay. Nếu người bệnh có thể đi được, nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như khung tập đi, máy tập phục hồi...

Tập bài tâp vận động dành cho người tai biến 

 

Một số biện pháp giúp bạn phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não rất nguy hiểm, nếu để lâu sẽ dẫn đến các di chứng khó hồi phục, thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy, sau đây là một số biện pháp giúp bạn phòng tránh được bệnh:

  • Tuyệt đối không được tắm khuya hay tắm ở những nơi có gió lùa, đặc biệt là đối với người có tiền sử cao huyết áp.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng hay xúc động mạnh, suy nghĩ nhiều làm mất ngủ.
  • Cần bảo vệ cơ thể thật tốt khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường.
  • Nếu là người cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, cần uống thuốc và tuân thủ theo các phác đồ điều trị.
  • Giữ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh. Bổ sung thêm các loại rau xanh, củ quả, trái cây để phòng ngừa táo bón.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
  • Tuyệt đối không được mang vác các vật nặng, đặc biệt là người cao tuổi.

Chăm sóc cho người già, đặc biệt là những người có tiền sử cao huyết áp

Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc người tai biến liệt nửa người. Mong rằng bạn sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm để chăm sóc cho người thân của mình. Chúc bạn và gia đình sức khỏe tốt.

Bạn đang xem: Tai biến liệt nửa người: Cần lưu ý những gì khi chăm sóc người bệnh?

Chuyên mục: Máy y tế

Chia sẻ bài viết