Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là thấp?
Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là thấp? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Xem nhanh nội dung
Nồng độ oxy trong máu là gì?
Nồng độ oxy trong máu còn được gọi là chỉ số SpO2 là chỉ số biểu thị cho tỉ lệ Hemoglobin (1 phân tử Hemoglobin có thể kết hợp với 4 phân tử oxy, khi đã gắn đủ 4 phân tử oxy được gọi là bão hòa oxy) có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong máu. Nếu tất cả các phân tử Hemoglobin trong máu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy là 100%.
Người ta vẫn thường ví chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu khác là mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Khi bị thiếu oxy máu, các cơ quan như não, tim, gan... sẽ phải chịu những tác động tiêu cực rất nhanh. Chính vì thế, chúng ta cần phải theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để có thể kịp thời can thiệp để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Thông thường, nồng độ oxy trong máu sẽ được đo bằng máy đo oxy dựa vào mạch đập (SpO2) thấp hơn khoảng 3% so với độ bão hòa oxy thực tế (SaO2).
Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường - SpO2 bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là thấp?
SpO2 bình thường là bao nhiêu? Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Vậy chỉ số này bình thường là bao nhiêu?
Hầu hết các phân tử Hemoglobin sẽ gắn với oxy khi chúng đi qua phổi. Chính vì thế, 1 người khỏe mạnh bình thường khi thở ở không khí trên mực nước biển sẽ có chỉ số SpO2 động mạch từ 95% - 100%.
- Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 97% - 99%: Oxy trong máu tốt.
- Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 94% - 96%: Oxy trong máu trung bình, cần cho thở thêm oxy.
- Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 90% - 93%: Oxy trong máu thấp, nên có y tá hoặc bác sĩ theo dõi hoặc đến bệnh viện gần nhất.
- Nếu SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Đây là các dấu hiệu của suy hô hấp rất nặng.
- Độ bão hòa oxy thấp hơn 90% là một cấp cứu trên lâm sàng.
Lưu ý: Chỉ số này ở trẻ sơ sinh cũng giống như ở người lớn.
Kết luận:
|
Đo nồng độ oxy trong máu bằng dụng cụ gì?
Có thể thấy rằng việc theo dõi nồng độ oxy trong máu tại nhà là rất cần thiết, đặc biệt với những người bệnh. Với những chiếc máy đo SpO2 nhỏ gọn, tiện dụng, bạn có thể dễ dàng theo dõi nồng độ oxy trong máu bất cứ lúc nào và khi cần thiết, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về kết quả mà mình đo được.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số mẫu máy đo nồng độ oxy trong máu chất lượng, tin cậy để bạn tham khảo.
Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SPO2 JPD-500H
Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SPO2 JPD-500H là thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến đã nhận được chứng chỉ từ FDA, Mỹ. Thiết bị chuyên dùng cho trẻ nhỏ nhằm theo dõi độ bão hòa của oxy trong máu kết hợp với nhịp tim bằng phương pháp cảm biến quang học thông qua đầu ngón tay với độ chính xác cao.
Máy có độ chính xác cao với chỉ số sai lệch ± 2% đối với SpO2 trong khoảng 70% - 100% và ± 2bpm đối với 25bpm - 250bpm.
Màn hình LED hiển thị chỉ số kỹ thuật một cách rõ ràng gồm nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, chỉ số tưới máu (PI), lượng pin. Trong đó phạm vi hiển thị: Spo2: 35% - 99%. Tốc độ xung: 25- 290bpm. Màn hình có cảnh báo pin yếu cho người dùng chủ động nạp pin.
Bên cạnh đó, màn hình máy còn có thể điều chỉnh 3 mức độ sáng khác nhau. Bạn có thể chủ động cài đặt cảnh báo âm thanh và cài đặt giới hạn chỉ số để cảnh báo.
Sản phẩm hiện đang được bán với giá là 1.050.000 đồng và được bảo hành 24 tháng.
Máy đo nồng độ oxy bão hoà trong máu và nhịp tim SPO2 TD8255 Bluetooth
Máy đo nồng độ oxy bão hoà trong máu và nhịp tim SPO2 TD8255 Bluetooth là một thiết bị y tế vô cùng tiện ích. Nó có thể giúp bạn kiểm soát độ bão hòa oxy trong máu, nhịp tim của mình thường xuyên hơn. Sản phẩm này thường được sử dụng đối với bệnh nhân, những người mắc suy tim, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính...
Chiếc máy này có thiết kế nhỏ gọn, hiện đại với màn hình hiển thị dưới dạng số và thanh xung giúp người dùng có thể dễ dàng theo dõi và sử dụng.
Sản phẩm tích hợp:
- Chỉ số PI (chỉ số tưới máu)
- Chống sốc/Cảnh báo
- Kết nối Bluetooth
Hiện máy đang được bán với giá 1.350.000 đồng và được bảo hành 24 tháng.
Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SPO2 JPD-500D
Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SPO2 JPD-500D là thiết bị y tế dùng để theo dõi độ bão hòa của oxy trong máu kết hợp với nhịp tim bằng phương pháp cảm biến quang học thông qua đầu ngón tay với độ chính xác cao. Thiết bị đạt chứng nhận từ FDA, Mỹ.
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của máy:
- Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng.
- Độ sai lệch khoảng ± 2% khi SpO2 trong khoảng 70% - 100%.
- Màn hình có thể điều chỉnh 5 mức độ sáng khác nhau.
- Máy sử dụng công nghệ hiện đại giúp đo nồng độ oxy mà không cần xâm lấn, vô cùng an toàn và dễ thao tác.
- Sản phẩm có trang bị hệ thống lò xo bên trong có khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với ngón tay người dùng mà không vướng víu, đặc biệt là không cản trở lưu lượng máu lưu thông.
Hiện chiếc máy này đang được bán với giá 990.000 đồng và được bảo hành 24 tháng.
>>> Tham khảo thêm: Top 10 máy đo SPO2 cầm tay tốt nhất hiện nay
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là thấp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là thấp?
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Máy tạo oxy là gì? Cấu tạo và nguyên lý của máy tạo oxy
- Chia sẻ: Nên mua máy tạo oxy hãng nào tốt nhất?
- Hướng dẫn sử dụng bồn ngâm chân Lanaform Luxury LA110415
- Top 3 máy đo acid uric tốt nhất cho người bệnh gout tự kiểm soát tại nhà
- Nồng độ oxy trong máu là gì? Đo nồng độ oxy trong máu để làm gì?
- Máy ngâm chân có tốt không, có an toàn khi sử dụng không?