Sò huyết làm gì ngon? Cách làm sạch và chế biến sò huyết tại nhà
Sò huyết là một loại hải sản bổ dưỡng, có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, sò huyết làm món gì ngon thì không phải ai cũng biết . Trong bài viết này, hãy cùng META khám phá những tác dụng của sò huyết với sức khỏe và tham khảo một số món ăn ngon từ sò huyết nhé!
Sò huyết là một loại hải sản bổ dưỡng, có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, sò huyết làm món gì ngon thì không phải ai cũng biết.
Sò huyết làm gì ngon? Cách làm sạch và chế biến sò huyết tại nhà
Sò huyết có tác dụng gì?
Sò huyết là một loại hải sản có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng chính là bổ huyết, kiện vị, ôn trung, hỗ trợ chữa chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu, tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày tá tràng. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, sò huyết có lượng đạm cao, chứa nhiều khoáng chất như kẽm, magie, giàu dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sự dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể. Chính vì vậy, loại hải sản này vừa là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon miệng, vừa là thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Những tác dụng của sò huyết có thể kể đến là:
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Trong con sò huyết có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy sức khỏe của tim, tăng cường hoạt động của cơ tim nhờ lượng axit béo omega-3 và vitamin B12. Ăn sò huyết thường xuyên giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Tăng cường chức năng não bộ: Nồng độ omega-3 và vitamin B12 quá ít trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về phát triển não bộ ở trẻ em và hoạt động não khỏe mạnh ở người trưởng thành. Sò huyết là một nguồn bổ sung dồi dào các omega-3, vitamin B12 và nhiều khoáng chất khác giúp tăng cường chức năng não bộ, giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.
- Tăng cường miễn dịch: Lượng kẽm dồi dào trong sò huyết rất cần thiết để phát triển các tế bào, giúp tạo nên hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Nó còn hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự thiệt hại từ viêm nhiễm và ung thư. Thường xuyên bổ sung các loài động vật có vỏ - đặc biệt là hàu, hến, trai, tôm hùm hay sò huyết vào khẩu phần ăn có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu kẽm và tăng cường chức năng miễn dịch tổng thể cho bạn.
- Tăng cường chức năng sinh lý cho phái mạnh: Trong 100gr sò chứa đến 13,4mg kẽm, vì vậy, ăn sò huyết thường xuyên sẽ giúp đàn ông có lượng kẽm trong cơ thể dồi dào, từ đó quá trình sinh tinh và hormone sinh dục nam được thuận lợi hơn.
- Giảm triệu chứng kỳ hành kinh ở phụ nữ: Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh và ra máu nhiều dẫn đến việc cơ thể bị mệt mỏi, chóng mặt. Để giảm triệu chứng đó, chị em có thể ăn cháo sò huyết để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch nhưng nên chú ý nên sử dụng món này trước khi hành kinh sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Tốt cho bà bầu và thai nhi: Sò huyết là siêu thực phẩm giúp bổ máu, cung cấp nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, kẽm, sắt... giúp thai nhi cứng cáp hơn. Vì vậy, bà bầu ăn sò huyết không chỉ có lợi cho bản thân mà còn có lợi cho sự phát triển của các bé sau này. Tuy nhiên, bà bầu nếu có ý định ăn sò huyết thì nên có một chế độ ăn với liều lượng hợp lý, tốt nhất chỉ nên ăn 2 - 3 lần/tháng chứ không được quá lạm dụng.
Sò huyết làm món gì ngon?
Như trên đã nói, sò huyết là một nguyên liệu được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn khác nhau. Hãy cùng tham thảo xem sò huyết làm gì ngon qua danh sách những món ăn mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Món rang, xào
Sò huyết rang me
>>> Xem thêm: Cách làm sò huyết rang me ngon bá cháy
Sò huyết xào tỏi
>>> Tham khảo: Cách làm sò huyết xào tỏi thơm ngon, hấp dẫn
Sò huyết xào bơ tỏi
>>> Xem thêm: Cách làm tôm hùm sốt bơ tỏi ăn là ghiền
Sò huyết rang muối
Sò huyết rang muối ớt
>>> Xem thêm: Bí quyết làm món tôm nướng muối ớt cực ngon
Sò huyết xào sả ớt
Sò huyết xào đậu đũa
Sò huyết xào sa tế
Sò huyết xào chua ngọt
>>> Xem thêm:
Sò huyết xào rau muống
>>> Gợi ý: Tổng hợp các công thức chế biến món ốc xào ngon, hấp dẫn đơn giản tại nhà
Món hấp
Sò huyết hấp bia
>>> Xem thêm: Cách làm cá hấp bia đơn giản mà tuyệt ngon
Sò huyết hấp sả
Sò huyết hấp kiểu Hàn Quốc
Sò huyết hấp gừng
Sò huyết hấp sả ớt
>>> Tham khảo: 3 cách làm sò huyết hấp tại nhà đơn giản, ngon tuyệt cú mèo
Món chiên, nướng
Sò huyết nướng
Sò huyết nướng phô mai
Sò huyết nướng mỡ hành
>>> Tham khảo: 4 cách làm hàu nướng mỡ hành bằng lò vi sóng, lò nướng, chảo, bếp thông thường
Sò huyết nướng giấy bạc
>>> Xem thêm: Hải sản có vỏ có nướng được trên bếp nướng điện không?
Món canh, cháo
Canh sò huyết nấu chua
Cháo sò huyết
>>> Xem chi tiết:
- Cách nấu cháo sò huyết thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu tăng cân nhanh
- Bật mí cách nấu cháo trai ngon, bổ dưỡng, không tanh cho ngày se lạnh
Cách làm sạch sò huyết tại nhà và lưu ý khi ăn sò huyết
Mặc dù sò huyết là một món ăn ngon, giàu giá trị dinh dưỡng, cách chế biến cũng rất phong phú nhưng nó thường chứa nhiều bùn, đất nên cần phải được sơ chế thật cẩn thận trước khi ăn. Bạn có thể tham khảo cách làm sạch sò huyết dưới đây để sơ chế cho đúng nhé!
Cách làm sạch sò huyết
Cách 1: Sò huyết cũng như ốc khi mua về phải ngâm với nước vo gạo hay nước muối ớt pha loãng khoảng 1 - 2 tiếng để sò có thể nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch vỏ sò rồi rửa lại bằng nước sạch và chế biến món ăn.
Cách 2: Ngâm sò huyết vào thau nước và cho thêm vài giọt dầu mè thì chúng sẽ nhả hết chất bẩn ra. Nếu chỉ nấu phần thịt không thì bạn hãy tách ra khỏi vỏ rồi sát muối như vậy sẽ làm sạch được chất nhờn của sò.
Cách 3: Bạn cũng có thể dùng muối biển hạt to để chà xát phần vỏ ngoài của sò sau đó rửa lại thật sạch với nước. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp làm sạch phần bên ngoài chứ không khiến sò nhả hết bùn bên trong ra. Bạn vẫn nên ngâm sò theo 1 trong 2 cách trên để làm sạch hoàn toàn nhé!
Lưu ý khi ăn sò huyết
- Sò huyết rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao do sống trong môi trường sông suối, vì thế, những người có hệ tiêu hóa yếu kém hoặc cơ địa dễ dị ứng ngứa đỏ thì tốt nhất không nên ăn sò huyết. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi mua sò huyết bạn cần chọn những con sò còn tươi, ngon. Khi chế biến, phải đảm bảo sò huyết được chín kỹ. Tuyệt đối không nên ăn sò sống hoặc sò tái.
- Trong sò huyết chứa hàm lượng retinol cao, đây là loại chất liên quan mật thiết các đến dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Vì vậy, với phụ nữ mang thai và sản phụ sau khi sinh không nên ăn quá nhiều sò huyết.
- Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn kém cũng không nên ăn sò huyết vì dễ bị ngộ độc và tiểm ẩn nguy cơ phát dục sớm.
- Các triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng với sò huyết là xuất hiện các tổn thương ở da như nổi mề đay hoặc phù mạch, đỏ bừng mặt, sổ mũi, hắt xì, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân...
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được những món ngon có thể làm từ sò huyết là gì rồi phải không? Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể tìm tòi và sáng tạo thêm nhiều công thức khác nhau với loại thực phẩm này để bữa cơm gia đình thêm phong phú và đa dạng hơn.
Bạn đang xem: Sò huyết làm gì ngon? Cách làm sạch và chế biến sò huyết tại nhà
Chuyên mục: Thực đơn hàng ngày
Các bài liên quan
- 4 Cách nấu canh rau dền ngọt lành, thanh mát cho mùa hè
- Cách làm tokbokki cay bằng bánh tráng đơn giản tại nhà
- Thạch đen là gì, làm từ gì? Cách làm thạch đen ngon tại nhà
- Cách làm cơm trộn Hàn Quốc bibimbap đơn giản tại nhà
- Ngao nấu gì ngon? 4 Cách nấu canh ngao ngon mát tại nhà
- Cách nấu canh ngao chua với dứa và cà chua vừa ngon vừa mát