Những lỗi thường gặp khi làm bánh trung thu
Bánh trung thu và bánh dẻo là hai loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu vì đây là hai loại bánh truyền thống, ngày nay mọi người thường có xu hướng tự làm bánh trung thu cho cả gia đình thưởng thức những đây là hai loại bánh đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và thường xảy ra nhiều lỗi trong quá trình thực hiện, bạn đừng lo vì cách khắc phục sẽ có trong bài viết dưới đây!
Những chiếc bánh dẻo, bánh nướng trung thu homemade bao giờ cũng ngon và ý nghĩa hơn rất nhiều những chiếc bánh trung thu mua ngoài hàng phải không nào? Tuy nhiên để có thể tự làm ra những chiếc bánh hoàn hảo thì không phải là dễ mà còn đòi hỏi cả một quá trình miệt mài trong căn bếp, bởi vì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể đối mặt với những vấn đề với bánh.
Những lỗi thường gặp khi làm bánh trung thu và cách khắc phục
- Những lỗi thường gặp ở bánh dẻo
- 1. Lỗi bánh bị khô
- 2. Lỗi tạo hình bánh không được sắc nét
- 3. Lỗi bánh nhanh thiu
- Những lỗi thường gặp ở bánh nướng
- 1. Lỗi bánh bị tươm dầu sau 1 - 2 ngày
- 2. Lỗi bánh bị tách vỏ và nhân
- 3. Lỗi bột vỏ bánh bị nhão hoặc bị khô
- 4. Lỗi bánh bị nứt và biến dạng sau khi nướng
- 5. Lỗi khi đóng khuôn bánh không được nét
I. Những lỗi thường gặp ở bánh dẻo
1. Lỗi bánh dẻo bị khô
Trong lỗi thường gặp nhất ở bánh dẻo là vỏ bánh bị khô. Nguyên nhân chính gây ra điều này là do bột bạn trộn chưa đạt yêu cầu. Với bánh dẻo khi mới đầu trộn vỏ bánh sẽ rất nhão, sau đó càng trộn vỏ càng mềm và dẻo hơn, khi sờ vào cảm giác có dầu ăn dính ở tay, càng để lâu dầu ăn ngấm vào làm vỏ bánh càng mềm và trong hơn. Trong trường hợp tỉ lệ nước, bột, dầu ăn sai thì càng để lâu vỏ bánh sẽ càng bị khô lại và mất nét.
Bánh dẻo rất khó để tạo hình sắc nét bạn nên chuẩn bị khuân để tạo hình đẹp mắt
Cách khắc phục: Áp dụng công thức làm bánh dẻo nhưng không nên áp dụng một cách máy móc, phải hiểu về bột mà mình đang sử dụng để từ đó có sự thay đổi cho phù hợp. Khi thấy bột nhào hơi bị khô thì có thể thêm một chút nước đường vào còn nếu bị nhão quá thì có thể thêm một chút bột nhé.
2. Lỗi tạo hình bánh dẻo không được sắc nét
Lỗi thứ hai là bánh dẻo không được sắc nét. Có ba nguyên nhân chính gây ra điều này là trộn bột sai, thứ hai là nhồi bột quá kĩ khiến bột bị chai và thứ ba do chất lượng khuôn của bạn.
Cách khắc phục: Chỉ nhào bột cho đến khi bột bánh dẻo, nước đường, dầu ăn quyện vào với nhau thành khối mịn dẻo sau đó đem đi đóng bánh ngay. Không nhào bột hoặc để bột nghỉ quá lâu.
Nếu làm nhiều bánh một lúc nhưng tốc độ làm chưa được nhanh, thì bạn nên chia thành nhiều lần trộn bột, không nên trộn một lúc rồi để bột đã trộn ngoài nhiệt độ quá lâu vì càng để lâu bột càng dễ bị khô và rất khó đóng bánh. Để bánh được sắc nét nhất thì bạn nên chọn những chiếc khuôn có hoa văn sâu.
Làm bánh dẻo đòi hỏi yêu cầu cao khi trộn bộn, bạn nên chú trọng vào khâu này nhé
3. Lỗi bánh nhanh thiu
Điều này nguyên nhân chính là do khâu làm nhân, nhân có nhiều nước, thiếu đường và dầu ăn hoặc nhân nhạt thì bánh sẽ thiu nhanh hơn nhân ngọt. Bánh càng ngọt càng để được lâu hơn đấy.
Cách khắc phục: Đối với bánh dẻo nhân ngọt chắc chắn sẽ để được lâu và ít bị thiu hơn so với bánh nhân mặn hay nhân thập cẩm, để khắc phục vấn đề này bạn nên chọn những liệu nguyên liệu khô và khó bị ôi thiu.
>> Xem thêm:
- Cách bảo quản bánh trung thu tự làm lâu ngày, không hỏng
- Bảo quản bánh trung thu trong tủ lạnh, nên hay không?
II. Những lỗi thường gặp ở bánh nướng
Để làm được bánh nướng, bạn phải trải qua rất nhiều giai đoạn và nó phức tạp hơn rất nhiều khi làm bánh dẻo. Thế nên trong quá trình làm cũng xuất hiện nhiều lỗi hơn.
1. Lỗi bánh bị tươm dầu sau 1 - 2 ngày
Đây là lỗi thường xuyên gặp trong tất cả các lỗi thường gặp khi làm bánh trung thu. Thông thường bánh trung thu sau khi nướng xong vỏ bánh sẽ cứng, vàng như bánh quy, nhưng càng để lâu đầu ở trong nhân bánh ngấm ra, cũng như dầu ở trong bản thân thân vỏ bánh làm vỏ mềm hơn. Nếu lượng dầu tiết ra nhiều quá thì sẽ dễ gây ra hiện tượng tươm đầu (trên bề mặt bánh xuất hiện một lớp dầu bóng và khi sờ vào có cảm giác ướt tay).
Cách khắc phục: Khi làm nhân không để nhân bị tươm dầu, nếu lỡ bị thì phải tìm cách khắc phục ngay (thông thường để khắc phục lỗi này thì bạn nên cho một chút nước sôi vào và tiếp tục đun cho đến khi nhân không còn lớp dầu bóng bên ngoài nữa).
Bánh nướng thường xuất hiện nhiều lỗi hơn khi làm bánh dẻo
2. Lỗi bánh bị tách vỏ và nhân
Có hai nguyên nhân gây ra hiện tượng này đó là bọc bánh chưa tốt (vỏ và nhân chưa dính sát vào với nhau) hoặc nấu nhân chưa đạt (nấu nhân bị tươm dầu hoặc nhân quá khô)
Cách khắc phục: Chú ý khi nhân bánh trong lớp vỏ không để xuất hiện những lỗ khí và làm nhân đạt yêu cầu.
>> Nếu bạn muốn làm trứng muối cho nhân bánh trung thu, đừng bỏ qua những mẹo cực hay sau đây nhé:
- Cách làm trứng muối siêu tốc cực ngon, cực nhanh bằng muối khô
- Cách làm hột vịt muối theo công thức chuẩn ngon, không tanh
3. Lỗi bột vỏ bánh bị nhão hoặc bị khô
Nếu bạn đã trộn bột đúng theo một công thức nào đó và đã để bột nghỉ khoảng 30 - 45 phút nhưng vẫn thấy vỏ quá nhão hoặc quá khô thì có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
- Bột của bạn cũ hoặc mới hơn bột trong công thức, bột càng để lâu hút nước càng nhiều.
- Lượng Protein trong bột bạn sử dụng cao hoặc thấp hơn lượng protein của bột trong công thức, lượng protein thấp thì hút nước càng ít, lượng protein cao thì hút nước càng nhiều.
- Nước đường bạn nấu chưa chuẩn hoặc nước đường mới nấu thì có làm bánh bị nhão cao. Xem chi tiết: Cách nấu nước đường làm bánh trung thu chuẩn nhất.
Cách khắc phục: Hiểu về bột bạn đang sử dụng để thay đổi lượng nước đường và lượng bột trong công thức. Nếu thấy vỏ quá nhão thì bạn có thể cho thêm bột, hoặc nếu vỏ quá khô thì bạn có thể cho thêm nước đường và dầu ăn.
Những chiếc bánh thơm ngon sẽ là món quà cho cả nhà trong dịp trung thu sắp tới
4. Lỗi bánh bị nứt và biến dạng sau khi nướng
Bánh bị rạn nứt hay bị mờ nét sau hai, ba lần nướng là chủ yều do lớp trứng bạn quét lên quá dầy và quét khi bánh còn nóng và còn ướt.
Cách khắc phục: Chỉ quét một lớp trứng mỏng lên mặt bánh đủ để bánh lên màu vàng đẹp, không quét quá dầy. Để bánh nguội hẳn và mặt bánh cứng lại thì mới bắt đầu quét trứng nhé. Bánh bị biến dạng (bị phồng hay bị chảy xệ) có thể là do nhiệt độ lò nướng quá cao hoặc nhân quá nhão. Để khắc phục thì giảm nhiệt độ khi nướng bánh và làm nhân cho đạt (không bị tươm dầu, không quá nhão cũng không quá khô) là được.
5. Lỗi khi đóng khuôn bánh không được nét
Nguyên nhân chủ yếu của lỗi này là do bạn trộn bột quá lâu, làm vỏ bánh có độ đàn hồi, khi đóng bánh sẽ rất khó để vào nét, hoặc ban đầu thì nét những để được một lúc lại mất nét.
Cách khắc phục: Không nhào bột quá lâu, chỉ nhào cho đến khi tất cả các nguyên liệu quyện vào với nhau tạo thành khối mịn rồi đem đi đóng bánh.
Trên đây là những lỗi thường gặp khi làm bánh trung thu, bạn hãy ghi lại để không mắc phải những lỗi như này nhé. Chúc bạn thành công với món bánh trung thu bên mâm cỗ ngày rằm tháng Tám.
Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng Quý khách!.
Bạn đang xem: Những lỗi thường gặp khi làm bánh trung thu
Chuyên mục: Cách làm bánh
Các bài liên quan
- Cách làm bánh khoai lang tím hấp, chiên ngon, giòn lâu
- Cách làm bánh khoai mỡ chiên ngon, giòn lâu
- Cách làm bánh ú bá trạng của người Hoa ăn Tết Đoan Ngọ 5/5
- Cách làm bánh giò không cần lá chuối ngon, nóng, mềm tại nhà
- Cách làm bánh gio (bánh ú tro) chấm mật mía đẹp, đơn giản nhất
- Cách làm bột bánh trôi nước ngũ sắc cho Tết Hàn thực