Gạo lứt có tác dụng gì cho sức khỏe người bệnh tiểu đường và ăn kiêng?
Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng trong các bữa ăn hằng ngày, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường và người ăn kiêng. Vậy gạo lứt có tác dụng gì cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, người ăn kiêng? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi bạn nhé!
Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng trong các bữa ăn hằng ngày, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường và người ăn kiêng. Vậy gạo lứt có tác dụng gì cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, người ăn kiêng? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi bạn nhé!
Nội dung
Gạo lứt có tác dụng gì cho người tiểu đường?
Gạo lứt (hay gạo lật, gạo rằn, gạo lức) là loại gạo chỉ bỏ phần vỏ khi xay, còn phần cám thì giữ nguyên. So với các loại gạo trắng, gạo lứt sở hữu hàm lượng dinh dưỡng phong phú hơn, đặc biệt là chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất.
Gạo lứt là loại gạo còn nguyên cám
Xem thêm: Gạo lức hay gạo lứt, gạo nứt, cách gọi nào đúng?
Lợi ích của gạo lứt với người bị tiểu đường
Người bị tiểu đường (đái tháo đường) thường được khuyên nên ăn cơm gạo lứt thay cơm gạo trắng bởi vì gạo lứt có thể giúp họ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, cụ thể:
- Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng: Chỉ số đường huyết của gạo lứt khoảng từ 56 đến 69, trong khi đó, chỉ số đường huyết của gạo trắng cao hơn, khoảng 83. Nói cách khác, gạo lứt không làm tăng đường huyết máu nhiều như gạo trắng.
- Gạo lứt chứa nhiều chất xơ: Theo Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 19-8, gạo lứt là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Chất xơ trong gạo lứt không chỉ giúp chống táo bón, nhuận tràng, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa mà còn đóng vai trò như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở sự hấp thu đường vào máu, từ đó giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Gạo lứt có thể hỗ trợ phòng và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường loại 2 (bệnh tiểu đường tuýp 2): Một nghiên cứu được thực hiện trên 197.000 người cho thấy chỉ cần ăn 50g gạo lứt thay cho gạo trắng mỗi tuần có thể làm giảm 16% nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Trong một nghiên cứu khác, người ta thấy rằng cho những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ăn 2 khẩu phần gạo lứt mỗi ngày thay cho gạo trắng có thể giảm đáng kể lượng đường trong máu sau khi ăn và hemoglobin A1c - một dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu.
Gạo lứt giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
- Ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì? Ăn gạo lứt hàng ngày có tốt không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn gì & kiêng ăn gì?
Cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường
Người bị bệnh đái tháo đường có thể sử dụng gạo lứt theo nhiều cách, chẳng hạn như nấu cơm gạo lứt, làm trà gạo lứt…
Cách nấu cơm gạo lứt
- Bước 1: Ngâm gạo lứt trong nước sạch khoảng 10 - 22 giờ. Việc ngâm gạo lứt sẽ giúp cơm mềm, xốp và có nhiều dinh dưỡng hơn (một nghiên cứu về tác dụng của gạo lứt với sức khỏe đã chỉ ra rằng việc ngâm gạo lứt trong nhiều giờ có thể kích thích các enzyme trong hạt gạo hoạt động, từ đó cung cấp tối đa các dưỡng chất cho cơ thể).
- Bước 2: Sau khi ngâm xong, bạn đem gạo vo sạch (không nên vo gạo quá kỹ để tránh làm mất dưỡng chất) rồi cho vào nồi cơm điện nấu cùng với lượng nước vừa đủ.
- Bước 3: Khi cơm đã chín, bạn chỉ việc xới ra bát và thưởng thức. Cơm gạo lứt có thể ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau, đặc biệt là muối vừng.
Cơm gạo lứt
Cách làm trà gạo lứt rang
- Bước 1: Đem 200g gạo lứt rang thật thơm rồi ngâm trong nước sạch khoảng 8 tiếng.
- Bước 2: Vớt gạo lứt ra, cho vào nồi, đổ thêm 2 lít nước rồi đun sôi.
- Bước 3: Khi nồi nước gạo lứt đã sôi, bạn vặn nhỏ lửa xuống và đun tiếp cho đến khi lượng nước trong nồi còn khoảng 1 lít thì tắt bếp.
- Bước 4: Chắt lấy phần nước gạo lứt để uống. Bạn có thể uống nước gạo lứt này trong ngày thay cho nước lọc.
Trà gạo lứt
Gạo lứt có tác dụng gì với người ăn kiêng?
Công dụng của gạo lứt với người ăn kiêng
Với những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân thì gạo lứt là sự lựa chọn tuyệt vời, bởi vì:
- Gạo lứt chứa nhiều vitamin, khoáng chất và có lượng chất xơ gấp đôi các loại gạo trắng thông thường. Khi ăn gạo lứt, bạn sẽ có cảm giác no lâu và nạp ít năng lượng vào cơ thể hơn, từ đó nâng cao hiệu quả giảm cân.
- Axit alpha lipoic trong gạo lứt tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và hydrocarbon, biến mỡ thừa trong cơ thể thành năng lượng và giải phóng nó. Trong một nghiên cứu, 40 người phụ nữ thừa cân đã giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và kích thước vòng eo nhờ vào việc ăn 150g gạo lứt mỗi ngày trong vòng 6 tuần.
- Không chỉ tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ giảm mỡ thừa, gạo lứt còn giúp chúng ta quản lý cân nặng thông qua việc điều hòa glucose, giải độc ruột và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
Gạo lứt - bí quyết giảm cân hiệu quả
Cách ăn kiêng bằng gạo lứt
Để giảm cân với gạo lứt, bạn có thể nấu trà gạo lứt theo công thức chúng tôi đã chia sẻ phía trên hoặc nấu cơm gạo lứt muối mè. Cách nấu cơm gạo lứt muối mè như sau:
Nguyên liệu:
- 500g gạo lứt
- 250g mè
- Muối
- Dụng cụ: Nồi cơm điện (hoặc nồi áp suất)
Cách làm:
Bước 1: Gạo lứt mua về đem rửa qua, nhặt sạn, hạt bị hỏng rồi đem ngâm trong nước sạch khoảng 8 - 22 tiếng.
Bước 2: Vớt gạo ra, vo qua 1 lần rồi cho vào nồi cơm điện (hoặc nồi áp suất) cùng với một lượng nước vừa đủ (thường là 1 gạo : 2 nước) nấu chín.
Bước 3: Làm muối mè. Trong thời gian đợi cơm gạo lứt chín, chúng ta sẽ bắt tay vào làm muối mè:
- Mè mua về đem nhặt sạch sạn, hạt bị hỏng rồi đem rang chín.
- Khi mè đã chín thơm, bạn đem trộn nó chung với muối theo tỷ lệ 1 muối : 5 mè hoặc theo bất kỳ tỷ lệ nào miễn là bạn thấy vừa ăn.
Bước 4: Khi cơm gạo lứt đã chín, bạn hãy xới ra bát, thêm một chút muối mè lên trên rồi thưởng thức.
Cơm gạo lứt muối mè
- Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất cực ngon đơn giản
- Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện cực đơn giản
Mong rằng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn biết được gạo lứt có tác dụng gì cho sức khỏe người tiểu đường và người ăn kiêng.
Bạn đang xem: Gạo lứt có tác dụng gì cho sức khỏe người bệnh tiểu đường và ăn kiêng?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?