Củ sen có tác dụng gì? Củ sen nấu món gì ngon?
Củ sen là một bộ phận của cây hoa sen, từ lâu đã được dùng khá nhiều trong y học và ẩm thực bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy nó có nhiều tác dụng với sức khỏe. Vậy, củ sen có tác dụng gì đặc biệt? Hãy cùng META tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Củ sen là một bộ phận của cây hoa sen, từ lâu đã được dùng khá nhiều trong y học và ẩm thực bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy nó có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Củ sen có tác dụng gì?
Củ sen hay chính là ngó sen (còn có tên gọi khác là liên ngẫu), là một bộ phận của cây hoa sen, từ lâu đã được dùng khá nhiều trong y học và ẩm thực bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy nó có nhiều tác dụng với sức khỏe. Củ sen có hình dạng khá độc đáo, bao gồm nhiều đoạn phình ra hoặc thắt lại, to nhỏ khác nhau. Khúc phình to ra của củ sen có dạng xốp, bên trong có nhiều lỗ, đường kính thường từ 3 - 5cm.
Ngay từ xa xưa, củ sen đã là một loại dược liệu rất quen thuộc trong y học phương Đông. Loại thực vật này có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ, bổ phế, cầm máu, tráng dương, thích hợp cho những người bị máu xấu, thiếu máu, cảm ho lâu ngày, sức khỏe suy giảm, mệt mỏi, ăn uống không được, tâm lý bất thường. Đặc biệt hơn hết là củ sen rất tốt cho những người thiếu ngủ, nó giúp an thần một cách tự nhiên. Cụ thể củ sen có tác dụng gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Lưu thông máu, điều hòa huyết áp
Tác dụng của củ sen, đặc biệt là củ sen tươi trong việc lưu thông máu, điều hòa huyết áp từ lâu đã được y học phương Đông ghi nhận. Trong củ sen có chứa nhiều sắt và đồng, đây là hai chất có vai trò quan trọng trong việc sản sinh tế bào hồng cầu, thúc đẩy việc tạo máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.
Công dụng này của củ sen rất có ích đối với những phụ nữ sau sinh hay đang trong kỳ kinh nguyệt. Nó giúp tái tạo máu nhanh, ngăn ngừa tình trạng suy nhược, mệt mỏi do cơ thể mất đi một lượng máu lớn. Bên cạnh đó, loại thảo dược dân gian này còn phù hợp cho những người bị thiếu máu do làm việc nhiều hay ăn uống kém.
Ngoài ra, nó còn hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể do trong củ sen rất giàu kali, một chất có tác dụng giãn mạch, cân bằng dòng chảy mạch máu và giảm quá tải natri trong mạch máu của bạn. Nó có thể giúp mạch máu được lưu thông, thư giãn, giảm tắc nghẽn mạch và làm chậm lại áp lực lên hệ thống tim mạch.
Cung cấp vitamin C, tăng cường đề kháng
Trong củ sen có chứa một lượng vitamin C lớn, trung bình cứ 100gr củ sen thì có thể cung cấp 73% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật (bao gồm cả bệnh ung thư) cho cơ thể. Vì vậy, nó có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh tim mạch, ung thư... Ngoài ra, nó cũng giúp duy trì sự vững chắc thành mạch máu, làm đẹp da và bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh.
Chứa nguồn vitamin A dồi dào, giúp cải thiện thị lực
Ngoài việc cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin C, củ sen còn là một nguồn vitamin A rất tốt cho da, tóc và đặc biệt là mắt. Vitamin A là một chất chống oxy hóa, có tác dụng điều tiết ánh sáng đi vào mắt giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho niêm mạc và giác mạc, hữu ích trong việc phòng chống thoái hóa điểm vàng cũng như các vấn đề về mắt khác. Vì vậy, tác dụng của củ sen đối với người đang mắc các chứng bệnh về mắt là rất tích cực.
Chữa táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ
Khi nói đến vấn đề củ sen có tác dụng gì, chúng ta không thể không nhắc đến công dụng của nó trong việc phòng ngừa và chữa trị một số bệnh về tiêu hóa, cụ thể hơn là táo bón và trĩ. Thành phần của củ sen có chứa một lượng chất xơ khá lớn có khả năng nhu ruột, nghĩa là làm cho ruột hoạt động mềm mại, uyển chuyển hơn. Nó có khả năng chữa táo bón và cho phép ruột non hấp thụ dưỡng chất qua hệ thống tiêu hóa và bài tiết. Chất xơ trong củ sen còn kích thích nhu động cơ mềm của ruột non để đảm bảo ruột co bóp dễ dàng hơn, nhờ vậy mà có tác dụng ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Nếu bạn muốn giảm cân, củ sen là một siêu thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của bạn. Củ sen chứa hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và các vitamin, khoáng chất như vitamin C, vitamin A, mangan, sắt, đồng, kẽm... giúp no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn mà vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Từ đó, việc kiểm soát và quản lý cân nặng của bạn sẽ đạt được hiệu quả, giúp quá trình giảm cân trở nên dễ dàng hơn.
Tốt cho hệ hô hấp
Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng củ sen cũng có tác dụng rất tốt đối với hệ hô hấp. Nó giúp làm sạch và cung cấp sức mạnh cho hệ hô hấp hoạt động trơn tru và mạnh mẽ hơn, nhờ vậy, nó có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh hô hấp như ho, lao phổi, suyễn... Bạn có thể uống trà củ sen hoặc nước ép từ củ sen để làm giảm các triệu chứng ho. Hương sen tỏa ra từ làn khói sẽ giúp làm sạch chất nhầy ở khoang mũi, họng... giúp bạn cảm thấy thư giãn và dễ thở hơn. Bạn cũng có thể uống sinh tố củ sen nghiền để trị các bệnh đường hô hấp khác như bệnh hen suyễn và bệnh lao.
Giảm stress, điều trị chứng mất ngủ
Tác dụng của củ sen tươi còn thể hiện ở khả năng giải tỏa căng thẳng và điều trị chứng mất ngủ. Củ sen có hàm lượng lớn vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6 có khả năng tương tác trực tiếp với các thụ thể thần kinh ở trong não có ảnh hưởng tới tâm trạng cũng như trạng thái tinh thần của bạn. Vì vậy, nó giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, qua đó kiểm soát tốt các căn bệnh đau đầu, stress và nóng giận, cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài cho người cao tuổi, người bị suy nhược cơ thể hoặc bị trầm cảm.
Chữa một số bệnh dạ dày hiệu quả
Uống sinh tố củ sen pha với gừng được cho là có khả năng điều trị bệnh viêm ruột hiệu quả. Đốt của củ sen có chứa tannin, vitamin K có tác dụng cải thiện các bệnh về gan như bệnh phì đại gan và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và cầm máu tốt. Trong trường hợp bạn bị chảy máu dạ dày hoặc chảy máu thực quản, nếu bạn nôn ra máu, nhanh chóng uống một ly sinh tố củ sen (củ sen xay nhuyễn) sẽ giúp cầm máu và làm giảm triệu chứng nhanh chóng. Nếu chảy máu khi đi ngoài, chảy máu ruột, dạ dày và trực tràng, bạn cũng có thể sử dụng củ sen để giảm nhẹ tình trạng trên trước khi đi khám bác sĩ.
>>> Tham khảo: 9 tác dụng của hạt sen đối với sức khỏe, cách bảo quản hạt sen tươi
Củ sen nấu món gì ngon?
Công dụng của củ sen đối với cơ thể rất phong phú nên loại thực phẩm này thường được sử dụng rất nhiều trong y học cũng như ẩm thực cả ở phương Đông và phương Tây. Vào những ngày đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm củ sen và rong biển để biểu thị cho sự hòa hợp gia đình. Ở Nhật Bản, món sushi thập cẩm có các lát củ sen là món ăn truyền thống cho bữa tiệc ngày đầu năm. Hay ở Hàn Quốc, ngoài món kim chi củ sen, người ta còn ngâm củ sen uống giống như một loại nhân sâm của đất trời để tăng cường sức khỏe cơ thể.
Tại Việt Nam, những món ngon từ củ sen cũng rất phong phú, có thể kể đến như: Củ sen chiên giòn, canh củ sen hầm xương... Sau đây, mời bạn cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây để biết được củ sen làm món gì ngon nhé!
Củ sen kho nước tương
Củ sen nướng
Củ sen chiên giòn lắc phô mai
Canh củ sen hầm xương
Mì củ sen mùa đông
Canh nấm hầm củ sen đậu đỏ
Củ sen xào ngũ vị
Canh củ sen hầm táo đỏ
Nộm củ sen hải sản
Nộm củ sen
Xem thêm: 6 cách làm nộm ngó sen vị chua ngọt ngon hết sảy
Mứt củ sen
Sườn non hấp củ sen
Những lưu ý khi ăn củ sen
Mặc dù công dụng của củ sen với sức khỏe là rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại củ này. Khi sử dụng củ sen, bạn cần lưu ý:
- Người bị tiểu đường không nên ăn củ sen: Do trong củ sen rất giàu tinh bột, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng insulin làm trầm trọng thêm triệu chứng tiểu đường.
- Người bị chứng đại tràng, chướng bụng, viêm loét dạ dày không nên ăn củ sen: Mặc dù củ sen cũng có nhiều tác dụng với hệ tiêu hóa nhưng những người bị các chứng bệnh này vẫn không nên sử dụng nó bởi chất xơ trong củ sen sẽ dễ dàng gia tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
- Cần nấu thật chín trước khi ăn: Củ sen chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nếu ăn củ sen sống sẽ dễ nhiễm bệnh trùng lát gừng. Vì sen là cây thủy sinh, sống ở vùng nước nên dễ bị ô nhiễm, bên ngoài chúng thường bị dính ấu trùng của trùng lát gừng. Các ấu trùng này khó rửa sạch hoàn toàn bằng nước nên bạn cần nấu thật chín trước khi ăn.
Trên đây là một sống thông tin chúng tôi muốn cung cấp để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn củ sen có tác dụng gì cũng như gợi ý cho bạn một số món ăn làm từ của sen. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ biết cách sử dụng loại thực phẩm này cho hợp lý và bổ sung vào sổ tay ẩm thực của mình thêm một món ngon nữa.
Bạn đang xem: Củ sen có tác dụng gì? Củ sen nấu món gì ngon?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?