Cách sắm lễ & Bài văn khấn cúng Thổ Công ngày rằm tháng 7
Sắm lễ cúng Thổ Công ngày rằm tháng 7 như thế nào? Đây là câu hỏi được khá nhiều độc giả đặt ra. Hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và tham khảo bài văn khấn cúng Thổ Công ngày rằm tháng 7 các bạn nhé!
Sắm lễ cúng Thổ Công ngày rằm tháng 7 như thế nào? Đây là câu hỏi được khá nhiều độc giả đặt ra.
>>> Xem thêm: Rằm tháng 7 cúng gì? Lễ cúng rằm tháng 7 gồm có những gì?
Cách sắm lễ cúng Thổ Công ngày rằm tháng 7
Cúng Thổ Công rằm tháng 7 là một trong những tập tục không thể thiếu của người dân Việt. Theo truyền thống, vào ngày rằm tháng 7, tức ngày 15/7 Âm lịch, các gia đình Việt thường sẽ sửa soạn nhiều mâm lễ để cúng Phật, chư vị thần linh, cúng gia tiên và chúng sinh.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người phương Đông, ông Thổ Công hay còn được gọi là ông Thổ Địa, Thổ Địa hoặc Thổ thần. Thổ Công là một vị thần cai quản nhà cửa và định đoạt họa phúc cho mỗi gia đình. Mỗi vùng đất thường sẽ có một ông Thổ Công riêng, có lẽ vì vậy đó mà dân gian mới có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Chính vì vậy, việc thờ cúng ông Thổ Công trở thành một tập tục văn hóa truyền thống quan trọng của người Việt nhằm cầu bình an và may mắn cho cả gia đình.
Mỗi gia đình sẽ có cách thờ Thổ Công khác nhau. Nhìn chung, thờ ông Thổ Công thường có 3 dạng chính sau đây:
- Thờ Thổ Công riêng, bàn thờ ông Thổ Công thường được đặt dưới đất.
- Thờ Thổ Công chung với Thần Tài và bàn thờ Thổ Công cũng thường được đặt dưới đất.
- Thờ Thổ Công chung với bàn thờ thần linh và gia tiên. Thông thường, bát hương thờ ông Thổ Công đặt ở giữa, bên phải là bát hương gia tiên và bên trái là bát hương bà Cô Tổ.
Sắm lễ cúng Thổ Công ngày rằm tháng 7 thường là hương, hoa tươi, nhang, đèn, cỗ chay hoặc cỗ mặn và đồ vàng mã. Tuy nhiên, các gia đình cúng Thổ Công rằm tháng 7 nên tùy vào văn hóa vùng miền và điều kiện gia đình để dâng lễ, không nên lãng phí, chủ yếu là tấm lòng thành của mình.
>>> Xem thêm:
- Tại sao phải làm lễ cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?
- Chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 đơn giản tại nhà gồm những gì?
- Cách làm mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, đúng nghi thức
Bài văn khấn cúng Thổ Công ngày rằm tháng 7
Sau đây là bài văn khấn cúng Thổ Công ngày rằm tháng 7 theo văn khấn cổ truyền của Việt Nam. Các bạn tham khảo nhé!
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, năm... (tên gọi của năm theo Âm lịch) ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Nay tín chủ là… (họ tên người khấn), quê quán tại ..., ngụ tại… cùng toàn thể gia đình cúi đầu trăm bái. Kính cẩn dâng trầu rượu, trà nước, vàng bạc, đèn nhang,, hoa quả, cùng mọi phẩm vật. Cung mời Đức bản gia Thổ công tại vị ở trước. Cung mời Đức Thổ địa thần kỳ tại vị ở trước. Cung mời Đức Thành hoàng Bản cảnh tại vị ở trước. Xin chư thần giáng làm chứng cho lòng thành, phù hộ cho cả gia chủ, từ già đến trẻ, từ đầu năm đến cuối năm được hưởng phúc bình an, không tai nạn, không hạn, không ách, đắc tài, sai lộc, vạn sự hanh thông. Thượng hưởng! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần) |
>>> Xem thêm:
- Văn khấn lễ Vu Lan rằm tháng 7, bài cúng lễ Vu Lan tại nhà
- Bài cúng đốt quần áo tháng 7, văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bài văn khấn ông Thổ Công rằm tháng 7 sau đây nhé!
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát Kính lạy Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm... Tín chủ con là... Ngụ tại... Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả. Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đến báo. Do vậy, kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình, người người mạnh khỏe, già trẻ bình an hướng về chính đạo. Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cứu giải thoát oan khiên thưa trước, lại cúng chiếu đế để tìm điều tốt đẹp cho đời sau. Dãi bày tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần) |
Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.
>>> Xem thêm:
- Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7
- Cúng rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không? Đốt vàng mã rằm tháng 7 vào ngày nào?
- Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Mâm lễ cúng rằm tháng 7 có những gì?
- Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt? Ngày đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2021
- Rằm tháng 7 có nên ra mộ không? Cách cúng rằm tháng 7 ngoài mộ
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:
Bạn đang xem: Cách sắm lễ & Bài văn khấn cúng Thổ Công ngày rằm tháng 7
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách đăng ký 4G MobiFone 1 tháng 50k 100GB đúng cú pháp
- Cách đăng ký 4G MobiFone 1 ngày 5k, 3k đúng cú pháp
- Cách đăng ký các gói cước 4G MobiFone theo ngày, tháng
- Cách sửa lỗi thanh Taskbar Windows 10 bị đơ
- Điều trị ICU là gì? ICU là viết tắt của từ gì?
- Ý nghĩa, hình ảnh hoa hồng nhung & Cách trồng hoa hồng nhung nở rộ đẹp nhất