Viêm họng hạt có tự khỏi không? Nguyên nhân, dấu hiệu viêm họng hạt
Viêm họng hạt có tự khỏi không? Nguyên nhân, dấu hiệu viêm họng hạt là gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và tham khảo những thông tin về bệnh viêm họng hạt các bạn nhé!
Nội dung
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt (viêm họng quá phát) là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài khiến các lympho (có vai trò bắt giữ và tiêu diệt virus, vi khuẩn để bảo vệ cơ thể nói chung và cơ quan hô hấp dưới) phải làm việc quá sức dẫn tới sưng to và hình thành các hạt có màu đỏ hoặc màu hồng lồi cao hơn so với các niêm mạc xung quanh trong họng. Viêm họng hạt thường được chia thành hai dạng là cấp tính và mãn tính. Khi bệnh viêm họng hạt chuyển sang giai đoạn viêm họng hạt mãn tính thì rất dễ bị tái phát nhiều lần.
Viêm họng hạt là bệnh hô hấp khá phổ biến và thường gặp nhiều ở người lớn hơn so với trẻ em. Bệnh viêm họng hạt có thể khởi phát đơn độc hoặc đi kèm với một số bệnh liên quan khác như viêm xoang mãn tính, viêm khí phế quản mãn tính, viêm mũi… Bệnh viêm họng hạt có tiến triển dai dẳng và rất dễ chuyển sang thể teo hay viêm họng teo nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, những người bệnh cần phải chủ động thăm khám và lên kế hoạch điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cổ họng.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt
Viêm họng hạt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây viêm họng hạt như:
- Không điều trị viêm họng dứt điểm, bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần dẫn đến tăng sản nang lympho và hình thành viêm họng hạt.
- Do ảnh hưởng của một số bệnh lý như viêm xoang và polyp mũi. Các bệnh lý này có thể khiến kích thích phản ứng của nang lympho, hệ quả là có thể khiến thành sau của cổ họng xuất hiện các đốm và hạt có màu hồng hoặc đỏ.
- Bị lệch vách ngăn mũi cũng là một trong những nguyên nhân thuận lợi làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh hô hấp mãn tính như viêm xoang, viêm amidan và viêm họng.
- Có thói quen thở bằng miệng, đặc biệt là khi ngủ.
- Vệ sinh răng miệng kém, không súc miệng thường xuyên.
- Thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích thích hô hấp như như hít phải khói bụi, hóa chất, uống rượu, hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thụ động, hít phải sợi bông hoặc lông thú cưng...
- Cơ địa nhạy cảm hay bị dị ứng như dị ứng phấn hoa, khói bụi, lông động vật...
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Thường xuyên tiếp xúc với những người bị viêm họng hạt, viêm đường hô hấp cấp hoặc bị mắc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp khác.
- Sinh sống trong môi trường ô nhiễm không khí.
- Bị trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên.
- Người có hệ miễn dịch kém.
- Ngoài ra, viêm họng mãn tính nói chung và viêm họng hạt nói riêng còn có thể bắt nguồn từ các bất thường trong giải phẫu cấu trúc mũi và xoang của người bệnh.
Các triệu chứng nhận biết viêm họng hạt
Giống như bệnh viêm họng nói chung, viêm họng hạt cũng có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi thời tiết thay đổi. Thời gian ủ bệnh viêm họng hạt thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày (tùy cơ địa mỗi người). Các triệu chứng viêm họng hạt thường bao gồm các dấu hiệu như:
- Họng bị đau và khó nuốt thức ăn: Khi niêm mạc họng bị tổn thương sẽ dẫn đến cảm giác đau khi bạn nuốt thức ăn.
- Cảm thấy ngứa họng và vướng họng: Các hạt sưng to trong họng sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa rát, vướng víu nơi cổ họng, đặc biệt khi nuốt thức ăn.
- Ho nhiều: Họng bị kích thích sẽ làm khởi phát những cơn ho khan hoặc ho có đờm do các ổ viêm nhiễm tiết ra.
- Có kèm theo sốt cao: Sốt là một trong những dấu hiệu hệ thống miễn dịch của cơ thể đang tăng cường hoạt động để chống đỡ với các cuộc tấn công của tác nhân gây bệnh viêm họng hạt.
Vì sao viêm họng hạt dễ tái phát?
Như đã đề cập hở trên, bệnh viêm họng hạt thường có hai dạng là viêm họng hạt cấp tính và viêm họng hạt mãn tính. Ở giai đoạn viêm họng hạt cấp tính, nếu không được điều trị dứt điểm thì rất dễ chuyển sang mãn tính. Lúc này, bệnh viêm họng hạt cực dễ tái phát nhiều lần bởi các nguyên nhân như sau:
- Niêm mạc họng đã bị yếu hơn và rất dễ bị tổn thương.
- Bạn thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, khói bụi, uống nhiều nước lạnh...
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc điều trị không đúng cách gây nhờn thuốc.
- Người bệnh chủ quan với các biểu hiện nhẹ của bệnh, để bệnh phát nặng với điều trị sẽ khiến thời gian điều trị kéo dài hơn.
- Sức đề kháng yếu của người bệnh kém, cồng với mắc viêm họng hạt mãn tính kéo dài sẽ khiến các loại virus, vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh hơn.
- Người có thói quen khạc nhổ nhiều và mạnh sẽ khiến các mao mạch họng bị căng lên, rách vỡ và gây tổn thương niêm mạc họng, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm lấn tấn công.
Cách điều trị viêm họng hạt như thế nào?
Để có thể điều trị bệnh viêm họng hạt dứt điểm thì người bệnh cần xác định được bệnh do vi khuẩn hay vi nấm gây ra. Để làm được điều này thì cần nuôi cấy, phân lập vi khuẩn hoặc vi nấm, sau đó làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp nhất cho việc điều trị mầm bệnh. Đồng thời, người bệnh cần kết hợp điều trị mũi, xoang nếu có viêm nhiễm, từ đó giúp quá trình điều trị viêm họng hạt đạt kết quả tối ưu hơn. Một số phương pháp điều trị bệnh viêm họng hạt khác mà bạn có thể tự tham khảo thêm như:
- Súc miệng nước muối thường xuyên và hợp lý sẽ giúp làm giảm đau cổ họng và tránh nhiễm trùng.
- Nên uống nhiều nước sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn sốt và giúp khơi thông cổ họng.
- Uống mật ong cũng có khả năng giúp cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và giúp bảo vệ cổ họng.
- Tỏi có chứa allicin (một kháng sinh rất mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus) nên người bệnh có thể tham khảo sử dụng tỏi để chữa viêm họng.
Cách phòng ngừa viêm họng hạt tái phát
- Thường xuyên vệ sinh đường hô hấp hàng ngày như vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng.
- Cần điều trị dứt điểm bệnh viêm họng ban đầu để bệnh không trở thành mãn tính và tái phát thường xuyên.
- Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, nơi khói bụi và nơi bị ô nhiễm không khí.
- Không nên hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Luôn giữ ấm cổ và cơ thể, tránh ăn kem, uống bia rượu, tránh uống nước đá lạnh nhiều.
- Cần bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất, thường xuyên tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh viêm họng hạt, các bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương án điều trị phù hợp. Các bạn tránh tự ý dùng thuốc hoặc điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh nặng thêm, kéo dài dai dẳng, khó chữa dứt điểm hơn.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
*Nguồn tham khảo: Vinmec.
Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.
>>> Xem thêm:
- Cách phòng tránh bệnh viêm họng cho bé khi chuyển mùa
- Ho khan là gì? Ho khan là ho như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị ho khan
- Ăn uống gì để tăng sức đề kháng? Cách tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Lá trà xanh có tác dụng gì? Tác dụng của lá trà xanh với sức khỏe và làm đẹp
- Uống nước sả gừng mỗi ngày có tốt không?
Bạn đang xem: Viêm họng hạt có tự khỏi không? Nguyên nhân, dấu hiệu viêm họng hạt
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Nước điện giải là gì? Uống nhiều có tốt không? Cách pha nước điện giải tại nhà
- Cách nấu nước dừa với gừng, đường phèn
- Dấu hiệu viêm amidan là gì? Viêm amidan có tự khỏi không?
- Cách làm tăng oxy trong máu an toàn, ngăn ngừa nhiều bệnh
- Viêm họng có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng viêm họng
- Rau chùm ngây có tác dụng gì? Tác dụng của rau chùm ngây