Cách nấu nước dừa với gừng, đường phèn
Cách nấu nước dừa với gừng, đường phèn như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm loại nước này. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Xem nhanh nội dung
Hướng dẫn cách nấu nước dừa gừng đường phèn
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 trái dừa tươi
- 1 củ gừng tươi nhỏ
- 2 thìa đường phèn
Chi tiết cách nấu nước dừa gừng đường phèn
Cách nấu nước dừa gừng đường phèn này rất đơn giản. Bạn rửa sạch gừng, cạo bỏ vỏ gừng rồi thái lát. Sau đó, bạn cho nước dừa tươi vào nồi, cho thêm gừng và đường phèn rồi đun trên bếp đến khi sôi là được.
Sau đó, bạn cho nước qua rây lọc để loại bỏ bã gừng, đồng thời chia ra uống 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý:
- Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai
- Không uống quá nhiều, không cho quá nhiều gừng. Mỗi lần chỉ nấu 1 trái dừa và dùng trong ngày. Lý do là uống nhiều gừng có thể gây hại cho gan, thận. Uống nhiều nước dừa có thể gây tụt huyết áp, tăng đường huyết.
Nước dừa gừng đường phèn có công dụng gì?
Trên đây là bài thuốc truyền miệng của nhân dân trong việc chữa cảm, ho, rát họng, long đờm. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tính hiệu quả và an toàn của nó. Chính vì thế, bạn chỉ nên tham khảo và nếu muốn dùng hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước nhé.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được những lợi ích tuyệt vời từ các nguyên liệu là gừng và nước dừa. Dưới đây bạn có thể tham khảo một số tác dụng mà gừng, đường phèn và nước dừa mang tới cho sức khỏe nhé:
Tác dụng của gừng đối với sức khỏe
- Gừng có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm, trị cảm lạnh, buồn nôn và cúm rất hiệu quả.
- Nước gừng có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp hỗ trợ giảm cân.
- Giải độc cơ thể và hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.
- Gừng cũng có công dụng phòng ngừa tăng trưởng của tế bào ung thư, giúp hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư và làm chậm sự tăng trưởng của nó.
- Đặc tính kháng viêm còn giúp gừng có thể hỗ trợ giảm đau, đặc biệt là điều trị đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức xương khớp... Nhờ tác dụng này mà nước gừng còn được dùng để hỗ trợ mất ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Gừng cũng có khả năng giúp cải thiện nồng độ cholesterol xấu, hỗ trợ tuần hoàn máu và phòng ngừa các bệnh về huyết áp, tim mạch.
- Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng tích cực trong việc làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả nhờ tác dụng làm ấm cơ thể, chống viêm và giảm đau.
>>> Xem thêm: Uống nước gừng có tác dụng gì? Uống nước gừng đúng cách thế nào?
Tác dụng của nước dừa với sức khỏe
- Điều hòa huyết áp: Nếu thường xuyên sử dụng nước dừa, những bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao có thể sẽ điều hòa được chỉ số huyết áp rất tốt nhờ nồng độ axit lauric và kali trong nước dừa cao.
- Giảm tình trạng mất nước: Nước dừa giàu kali và khoáng chất, đây là thành phần có tác dụng giúp cân bằng điện giải cho cơ thể. Cân bằng điện giải có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ thần kinh và hệ tuần hoàn, hỗ trợ hấp thụ và cân bằng lượng chất lỏng bên trong. Khi người bệnh mắc tình trạng cảm cúm, tiêu chảy, dịch tả và mất sự cân bằng chất điện phân thì nước dừa được xem là một chọn lựa khá lý tưởng.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng, uống nước dừa thường xuyên, khoa học sẽ giúp tăng lượng cholesterol tốt (HDL) cho cơ thể. Chính vì vậy nước dừa được xem là thức uống tuyệt vời giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Giảm vấn đề về đường tiết niệu: Người mắc các bệnh về tiết niêu, tiểu rắt... có thể sử dụng nước dừa để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, nước dừa còn có tác dụng làm tan sỏi, từ đó giúp cho cơ thể dễ dàng đào thải chúng ra ngoài...
>>> Xem thêm: Uống nước dừa có tác dụng gì? Uống nước dừa nhiều có tốt không?
Tác dụng của đường phèn
Bên cạnh công dụng là gia vị để nấu ăn, làm nước uống, làm chè thì đường phèn còn giúp làm giảm các cơn ho, viêm họng rất nhanh chóng và hiệu quả. Nhiều hợp chất có trong đường phèn có khả năng làm sạch miệng, giúp làm dịu cơn đau họng, cắt cơn ho hiệu quả. Đây là nguyên liệu được rất nhiều gia đình áp dụng thành công để làm giảm các triệu chứng kể trên.
Ngoài ra, đường phèn còn giúp:
- Hỗ trợ làm giảm huyết áp hiệu quả.
- Giúp làm giảm ho dai dẳng, ho do thời tiết, bổ cho người lao phổi.
- Kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
- Giúp bổ thận sinh tinh.
- Có thể trị cảm do thay đổi thời tiết gây ra.
- Giúp bồi bổ khí huyết.
>>> Xem thêm: Đường phèn là gì, làm từ gì? Đường phèn có tác dụng gì, dùng để làm món gì?
Trên đây là cách nấu nước dừa với gừng, đường phèn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Cách nấu nước dừa với gừng, đường phèn
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Những câu nói khịa người yêu cũ, stt, cap cà khịa người yêu cũ "chất như nước cất"
- Key Performance Indicators là gì? Có vai trò gì trong kinh doanh?
- KPI, KPIs là gì? KPI, KPIs là viết tắt của từ gì?
- Stt cà khịa người yêu, những câu nói, câu thơ cà khịa người yêu bá đạo nhất
- Kích thước bàn thờ treo tường theo phong thủy chuẩn, đẹp
- Kích thước ban thờ, tủ thờ chuẩn đẹp theo phong thủy