Nước điện giải là gì? Uống nhiều có tốt không? Cách pha nước điện giải tại nhà
Nước điện giải là nước gì, có tác dụng thế nào, có tốt không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về những tác dụng của nước uống điện giải bạn nhé!
Nước điện giải là gì? Uống nhiều có tốt không? Cách pha nước điện giải tại nhà
Nước điện giải là gì?
Nước điện giải hay còn gọi theo Tiếng Anh là Alkaline Ionized Water (nước kiềm hóa, nước ion kiềm, nước Pi, nước Kangen…) là loại nước có tính kiềm (tức là độ pH > 7). Nước điện giải được tạo ra từ công nghệ điện phân nước bên trong máy lọc nước ion kiềm (máy chạy điện với các tấm điện cực), công nghệ điện giải (hay điện phân) trải qua quá trình tách nước thành dạng ion H+ và OH- để thay đổi độ pH của nước.
Nước bù điện giải có các tính chất đặc trưng như: Giàu khoáng, kiềm tính cao, giàu chất chống oxy hóa… Đồng thời, chúng cũng là những phân tử nước rất nhỏ nên dễ dàng thẩm thấu qua màng tế bào, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và thải độc cho cơ thể.
Nước uống điện giải có tác dụng gì?
Nước điện giải từ lâu đã được ứng dụng trong đời sống, đặc biệt là được sử dụng nhiều trong y tế, thể thao... bởi chúng có một số tác dụng như:
- Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa: Nước điện giải có tính kiềm cao giúp trung hòa các axit dư thừa trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng như đau, viêm loét, trào ngược dạ dày... Loại nước này cũng thường được sử dụng để sơ cứu trong các trường hợp bị ốm sốt, tiêu chảy, nôn nhiều, mất nước nhẹ và vừa... Ngoài ra, nước điện giải còn giúp loại bỏ các axit dư thừa, các chất dơ bẩn bám trên thành ruột, giúp đường ruột trở nên sạch sẽ và thông thoáng.
- Tăng cường miễn dịch: Nước bù điện giải là biện pháp tăng cường miễn dịch hiệu quả, giúp đưa cơ thể về trạng thái cân bằng giữa kiềm và axit. Bên cạnh đó, nước bổ sung điện giải còn có tác dụng chống lại các gốc tự do, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Các loại thuốc điều trị tiểu đường phần lớn đều làm tăng axit trong máu và gây nên một số biến chứng như: Suy thận, suy tim và ảnh hưởng thị lực... Nước điện giải có thể loại bỏ các gốc tự do, các tác nhân gây đột biến gen, đồng thời làm cho insulin vận chuyển đường đến các tế bào trong cơ thể một cách bình thường. Uống nước điện giải hàng ngày với một lượng phù hợp sẽ giúp bệnh nhân bị tiểu đường trung hòa được lượng axit trong máu, hỗ trợ giảm tối đa các khả năng gây biến chứng.
- Hỗ trợ giảm cân: Uống nước điện giải có tác dụng trung hòa axit tích tụ, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Ngoài ra, cấu trúc phân tử nước nhỏ dễ dàng thẩm thấu vào các tế bào có tác dụng thúc đẩy quá trình thanh lọc, thải độc cơ thể, giúp cơ thể bạn trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát hơn.
- Ngăn ngừa tình trạng loãng xương: Canxi là một thành phần khoáng chất quan trọng giúp xương chắc khỏe. Nước điện giải chứa hàm lượng lớn canxi khoáng chất giúp xương chắc khỏe hơn và có thể làm giảm lượng canxi đào thải ra trong nước tiểu, hạn chế tối đa tình trạng cơ thể rút canxi trong xương để trung hòa axit. Các ion kiềm còn giúp hỗ trợ các vấn đề về cơ và khớp, ngăn chặn chấn thương, vì vậy, loại nước này được sử dụng rất nhiều trong thể thao.
- Hỗ trợ phòng chống ung thư: Nước điện giải chứa các phân tử hydro - một chất chống oxy hóa cực mạnh nên có thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do - nguyên nhân gây ra ung thư.
- Cải thiện các vấn đề về da: Nước bù điện giải có cấu trúc phân tủ nhỏ giúp dễ dàng thẩm thấu vào các tế bào, cân bằng độ pH của cơ thể, hạn chế mất nước và giúp da luôn đủ ẩm, mềm mịn.
Uống nhiều nước điện giải có tốt không?
Nhìn chung, nước điện giải là một loại nước có nhiều tác dụng cho cơ thể nhưng nó không giống như nước thông thường, vì vậy, nước điện giải có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là khi uống nước có độ kiềm cao hay cơ thể chưa từng uống nước ion kiềm trước đó. Tính kiềm quá cao còn có thể làm hỏng các axit tự nhiên trong dạ dày, ức chế các vi khuẩn có lợi. Khi độ kiềm trong cơ thể quá cao rất có thể gây ra các vấn đề ở đường tiêu hóa và da.
Với những người lần đầu uống nước điện giải có thể sẽ gặp phải tình trạng buồn nôn và ngứa râm ran toàn thân, tuy nhiên, tình trạng này khá hiếm gặp. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo chúng ta không nên lạm dụng các loại nước điện giải đóng chai bởi một số loại có thể chứa đường hóa học, gas, các chất bảo quản… Khi bạn uống nước các loại nước điện giải này có thể vô tình nạp vào cơ thể một lượng axit lớn, làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Cách pha nước điện giải tại nhà
Hằng ngày chúng ta đều bị mất một lượng điện giải tự nhiên qua mồ hôi và chất thải của cơ thể nhưng nước lọc thông thường lại không chứa chất điện giải nên để bù điện giải thì cách nhanh nhất là sử dụng các loại nước bổ sung chất điện giải. Trên thực tế, có rất nhiều loại nước điện giải bao gồm cả nước điện giải tự nhiên (nước dừa, sữa, dưa hấu, nước ép trái cây...) và nước điện giải nhân tạo (nước điện giải đóng chai, đồ uống thể thao, viên uống điện giải...).
Tùy theo khả năng cũng như sở thích của bản thân mà bạn có thể lựa chọn loại nước phù hợp với mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự pha nước điện giải theo hướng dẫn dưới đây:
Cách 1: Pha nước bù điện giải bằng chanh
Chuẩn bị: 1/8 thìa nước cốt chanh và 240ml nước sạch (đun sôi hoặc lọc).
Cách làm: Bạn đổ nước cốt chanh vào nước sạch, để từ 8 - 12 tiếng đồng hồ trong tủ lạnh, khi đủ thời gian thì bỏ ra và sử dụng như nước uống bình thường.
Cách 2: Pha nước điện giải Oresol
Để pha nước điện giải Oresol, bạn chuẩn bị muối tinh
(muối biển, muối iot), nước sạch, đường cát. Sau đó pha chế theo tỷ
lệ: 1 thìa muối + 2 thìa đường + 1 lít nước. Cuối cùng chỉ cần
khuấy đều và uống là được.
Tuy nhiên, nước Oresol chỉ nên dùng trong trường hợp người bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa... Việc sử dụng nước điện giải Oresol nên được các bác sĩ tư vấn và cho ý kiến. Tùy tiện và lạm dụng có thể gây ra những ảnh hưởng khó lường, thậm chí là nghiêm trọng.
Cách 3: Sử dụng bình tạo nước Hydrogen
Bình tạo nước Hydrogen có các lớp vật liệu đặc thù giúp nước đi qua sẽ có tính kiềm nhẹ, phù hợp làm đước điện giải. Cách làm nước điện giải này hiện đang được ưa chuộng bởi tốc độ nhanh và sự tiện dụng.
Cách 4: Sử dụng máy lọc nước ion kiềm
Hiện nay, có nhiều hệ thống lọc nước hay máy lọc nước ion kiềm có thể tạo ra nước có tính kiềm hơn nhờ các lõi bù khoáng được thiết kế bên trong máy. Ưu điểm của thiết bị này là bạn sẽ có nước ion kiềm sử dụng mọi lúc bạn muốn mà không phải mất nhiều thời gian chờ đợi hoặc mất công tự pha nước.
Lưu ý khi sử dụng nước bổ sung điện giải
- Sử dụng nước điện giải có độ pH phù hợp: Tùy từng nhu cầu sử dụng khác nhau mà độ pH trong nước điện giải cũng sẽ khác nhau. Tốt nhất, trước khi sử dụng bạn nên tham vấn bác sĩ để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
- Phân biệt nước điện giải ion kiềm với nước điện giải bổ sung khoáng chất: Nhiều người thường nhầm lẫn nước điện giải ion kiềm với các loại nước điện giải thể thao bù khoáng chất tức thời cho người tập thể thao. Thực tế thì nước điện giải bổ sung khoáng chất chứa nhiều đường hóa học, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe nên mọi người cần cân nhắc khi sử dụng.
- Bổ sung nước điện giải phù hợp với nhu cầu của trẻ em: Cơ thể trẻ em có sự trao đổi chất khác với người trưởng thành. Vì vậy, cần lưu ý khi bổ sung lượng nước điện giải phù hợp để nâng cao sức khỏe cho trẻ .
- Bổ sung nước điện giải cho cơ thể khi mất nước: Khi vận động và tập luyện thể thao ra nhiều mồ hôi, hay khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa thì cần được bổ sung lượng nước điện giải kịp thời và phù hợp để cân bằng lượng nước, đưa cơ thể về trạng thái khỏe mạnh.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về nước điện giải và tác dụng của loại nước này.
Bạn đang xem: Nước điện giải là gì? Uống nhiều có tốt không? Cách pha nước điện giải tại nhà
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Máy tạo nước Hydrogen là gì? Có tác dụng gì?
- Bệnh Parkinson ở người trẻ: Dấu hiệu, cách phân biệt với các chứng run tay chân khác
- Tư thế ngủ nào đúng, tốt cho sức khỏe?
- Dấu hiệu viêm amidan là gì? Viêm amidan có tự khỏi không?
- Cách làm tăng oxy trong máu an toàn, ngăn ngừa nhiều bệnh
- Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không, có chữa được không?