Ho khan là gì? Ho khan là ho như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị ho khan
Ho khan là một bệnh lý hô hấp thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh. Vậy ho khan là gì? Trị ho khan như thế nào? Hãy cùng META tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ho khan là một bệnh lý hô hấp thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh.
Ho khan là gì? Ho khan là ho như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị ho khan
Ho khan là gì? Ho khan là ho như thế nào?
Ho khan là một bệnh lý hô hấp thường gặp khi thời tiết thay đổi thất thường. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ ho khan là ho như thế nào, có gì khác với những loại ho khác.
Theo y học, ho khan là tình trạng các cơn ho không bật được đờm hoặc các dịch đường hô hấp ra khỏi đường thở, ho từng cơn hoặc kéo dài mà không kiểm soát được. Bệnh ho khan có thể gặp ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào, nhưng phổ biến hơn cả ở những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai.
Tuy ho khan không phải một bệnh lý nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra khá nhiều khó chịu cho người bệnh cũng như bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Ho khan có nhiều mức độ, có thể ho ít hoặc ho nhiều, đôi khi ho rũ rượi khiến người bệnh rất khó chịu. Những cơn ho khan kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý nghiêm trọng khác như viêm tai, viêm thanh quản, viêm họng hoặc ung thư vòm họng...
Ho khan được chia thành nhiều cấp độ khác nhau như:
- Ho cấp tính: Ho thường kéo dài trong khoảng 2 tuần, có thể khỏi hoàn toàn nếu được áp dụng phương pháp chữa trị và chăm sóc hợp lý tại nhà.
- Ho khan dai dẳng: Các cơn ho kéo dài trên 8 tuần, thường gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Khi bị ho khan kéo dài lâu ngày, bạn không nên tự chữa trị tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị sớm.
Ở trẻ em, ho khan kéo dài từ 2 - 4 tuần được gọi là ho cấp tính kéo dài. Còn ho trên 4 tuần gọi là ho khan mãn tính.
Nguyên nhân gây bệnh ho khan
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ho khan, các nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố môi trường bên ngoài, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó trong cơ thể.
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng ho khan thường là do ảnh hưởng của các tác nhân từ bên ngoài môi trường như biến đổi khí hậu toàn cầu khiến môi trường sống bị ô nhiễm, khói bụi, vi khuẩn, virus hoặc các thay đổi thất thường của thời tiết (như lạnh, khô) sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng kích ứng của đường thở gây ho khan.
Khói từ thuốc lá khi hút hoặc hít phải cũng sẽ xâm nhập qua đường thanh quản và phổi làm cho phổi bị yếu. Điều này dẫn đến ho khan liên tục và kéo dài từ mức độ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, một số công việc cần sử dụng giọng nói nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản, nếu không được chăm sóc, giữ gìn thì có thể dẫn tới ho khan. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây ra tình trạng ho khan nhưng không kéo dài.
Ho khan do bệnh lý bên trong
Ngoài những yếu tố khách quan như môi trường, thời tiết, đặc thù công việc... thì một số bệnh lý bên trong cơ thể cũng có thể là tác nhân dẫn đến tình trạng ho khan lâu ngày:
- Hen suyễn: Ho khan là một triệu chứng thường thấy khi bị hen suyễn. Đường thở của người bị hen suyễn thường bị sưng lên và có xu hướng bị thu hẹp nên dễ gây ra một số triệu chứng ho khan, ho có đờm, ngoài ra có thể bao gồm thêm các triệu chứng khác như thở khò khè, khó thở, tức ngực hoặc đau ngực, khó ngủ,...
- Ho gà: Ho khan cũng là một triệu chứng thường gặp ở những người bị ho gà nên nhiều người thường dễ nhầm tưởng với bệnh cảm cúm thông thường.
- Lao phổi: Lao là bệnh do vi khuẩn Koch gây nên và có khả năng lây nhiễm rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi. Triệu chứng ban đầu của bệnh lao chính là ho khan kéo dài và sau đó mới dần xuất hiện các triệu chứng bệnh khác.
- Xẹp phổi: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng ho khan. Khi bị xẹp phổi, bên cạnh triệu chứng ho khan, bạn có thể sẽ cảm thấy đau ngực đột ngột, khó thở.
- Ung thư phổi: Ho khan không phải triệu chứng thường thấy khi bị ung thư phổi nhưng cũng không thể loại trừ. Tuy nhiên, những cơn ho khan do ung thư phổi thường không biến mất và có xu hướng thay đổi theo thời gian với mức độ đau hơn hoặc âm thanh ho khác lạ.
- Hội chứng chảy dịch mũi sau: Hội chứng chảy dịch mũi sau thường gặp khi thời tiết giao mùa. Lúc này các dịch nhầy ở mũi sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích các dây thần kinh tại ví trí này làm bật lên các cơn ho.
- Suy tim: Ngoài việc khó thở, mệt mỏi, nhịp tim không đều, chán ăn, sưng bụng, cơ thể trữ nước... người bệnh suy tim cũng có thể gặp các cơn ho khan lâu ngày không khỏi.
- Trào ngược axit dạ dày: Khi axit tiết ra từ thực quản bị trào ngược lên vòm họng sẽ tạo ra cảm giác ngứa tại khu vực. Lúc này người bệnh thường bị ho và lâu dần sẽ thành ho khan.
- Các bệnh viêm đường hô hấp: Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ho khan.
Triệu chứng khi bị ho khan
Để nhận biết và không nhầm lẫn ho khan với các bệnh lý khác, bạn cần phải biết rõ triệu chứng của căn bệnh này. Người bị ho khan thường sẽ xuất hiện những triệu chứng dưới đây, mức độ có thể tăng dần theo thời gian.
- Thường xuyên mệt mỏi.
- Đau đầu.
- Thở khò khè, khó thở.
- Khàn tiếng.
- Ngứa ngáy mũi.
- Cổng họng đau rát, ngứa liên tục.
- Ớn lạnh.
- Buồn nôn, mắc ói.
- Nhiều trường hợp sốt khoảng 38oC đến 40oC.
- Ra mồ hôi trộm.
- Bụng và ngực có cảm giác bị đau tức, đặc biệt là khi cơn ho xuất hiện.
Phòng ngừa và điều trị ho khan
Điều trị ho khan
Tùy vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà bạn có thể áp dụng nhiều cách trị ho khan khác nhau. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng:
- Điều trị bằng thuốc Tây: Thuốc Tây thường chỉ sử dụng cho các tình trạng ho khan lâu ngày không khỏi, ho do virus, vi khuẩn chứ không áp dụng cho ho khan vì các yếu tố khác. Việc lạm dụng kháng sinh là không nên và dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Tốt nhất, khi sử dụng thuốc Tây, bạn cần tham khảo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhé!
- Điều trị bằng thuốc Đông y: Một số người vì lo sợ tác dụng phụ của thuốc Tây nên lựa chọn các bài thuốc Đông y với mong muốn hỗ trợ cải thiện những cơn ho khan hiệu quả.
- Điều trị bằng bài thuốc dân gian: Một số bài thuốc dân gian quen thuộc để điều trị ho khan có thể kể đến là chữa ho khan bằng gừng, củ cải trắng, chanh mật ong, quất chưng đường phèn... Tuy nhiên, các mẹo dân gian này thường chỉ áp dụng khi bạn bị ho chưa lâu, tình trạng ho khan không quá nặng.
>>> Xem thêm: 10 cách trị ho tại nhà đơn giản, hiệu quả "thần kỳ"
Phòng ngừa ho khan
Bên cạnh việc điều trị thì bạn cũng nên chú ý đến một số biện pháp để phòng ngừa bệnh lý này. Một số cách phòng ngừa ho khan đơn giản mà bạn có thể áp dụng đó là:
- Uống đủ nước: Uống đủ nước hằng ngày sẽ giúp cho niêm mạc của bạn bớt khô, ấm cổ họng và ngăn ngừa được các kích ứng. Nên ưu tiên uống nước ấm, nóng thay vì uống nước lạnh.
- Bổ sung vitamin C: Vitamin C không chỉ giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và chống lại các loại virus thông thường mà còn có thể giúp làm mềm niêm mạc cổ họng, giảm sưng, viêm. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ, quả, trái cây là tốt nhất. Nếu không có điều kiện thì có thể bổ sung thông qua các loại viên uống bổ sung vitamin cũng được.
- Mật ong tự nhiên: Sử dụng mật ong tự nhiên cũng sẽ là một biện pháp vô cùng hiệu quả đối với việc điều trị và phòng ngừa ho khan tái lại.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Nghỉ ngơi hợp lý không chỉ giúp bạn bớt mệt mỏi, căng thẳng mà còn giúp các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp được thả lỏng.
- Sử dụng khẩu trang: Sử dụng khẩu trang là cách đơn giản nhất để giúp bạn phòng chống các tác nhân gây hại từ môi trường đối với hệ hô hấp, giúp phòng ngừa ho khan hiệu quả.
- Tập thể dục thể thao: Thể dục thể thao không chỉ giúp bạn có cơ thể dẻo dai, vóc dáng thon gọn mà còn giúp nâng cao đề kháng, tăng cường hoạt động trao đổi chất của các cơ quan bên trong cơ thể.
Trên đây là những thông tin về bệnh ho khan để bạn có thể hiểu thêm cũng như dễ dàng nhận biết bệnh lý này. Hy vọng rằng những thông tin mà META chia sẻ sẽ giúp bạn có những biện pháp kịp thời để phòng và điều trị bệnh, đặc biệt là trong các giai đoạn thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh thất thường.
Bạn đang xem: Ho khan là gì? Ho khan là ho như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị ho khan
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Cách chữa trị đau họng tại nhà nhanh, hiệu quả nhất bằng dân gian
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?