Dấu hiệu viêm amidan là gì? Viêm amidan có tự khỏi không?

Viêm Amidan là một bệnh lý rất dễ gặp phải, vậy những dấu hiệu khi bị viêm Amidan là gì? Viêm Amidan có tự khỏi không? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.

Dấu hiệu viêm Amidan là gì? Viêm Amidan có tự khỏi không?

Viêm Amidan là bệnh gì?

Amidan là 2 hạch bạch huyết nằm ở 2 bên cổ họng, có chức năng ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cơ quan hô hấp dưới. Viêm Amidan xảy ra khi cơ quan này bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập. Viêm Amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ tuổi mẫu giáo đến tuổi thiếu niên (khoảng từ 3 - 12 tuổi). Do nằm gần kề với cổ họng nên các triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với viêm họng và viêm thanh quản.

Viêm Amidan là bệnh gì?

Phần lớn các trường hợp bị viêm Amidan đều có mức độ nhẹ và có khả năng khỏi hẳn sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, bệnh có thể tiến triển mãn tính và gây ra hiện tượng phì đại Amidan. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà viêm Amidan được phân chia làm 2 loại:

  • Viêm Amidan cấp tính: Một loại vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm vào Amidan, gây sưng và đau họng, chủ yếu ở Amidan khẩu cái. Amidan có thể phát triển một lớp phủ màu xám hoặc trắng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm.
  • Viêm Amidan mãn tính: Nhiễm trùng Amidan dai dẳng, đôi khi là kết quả của các đợt viêm Amidan cấp tính lặp đi lặp lại.

Dấu hiệu viêm Amidan là gì?

Triệu chứng viêm Amidan cấp tính

Sung viêm Amidan cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm Amidan cấp tính  thường khởi phát triệu chứng một cách đột ngột và có mức độ nặng nề. Các triệu chứng điển hình, bao gồm:

  • Amidan sưng to và đau nhức.
  • Đau cổ họng.
  • Khó khăn hoặc đau khi nhai nuốt.
  • Hôi miệng.
  • Sốt.
  • Mệt mỏi.
  • Đau nhức tai.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Khàn giọng, mất tiếng.
  • Hôi miệng.
  • Amidan có thể xuất hiện mủ trắng hoặc vàng.

Nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng khác như chảy nhiều nước dãi, chán ăn, trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc. 

Triệu chứng viêm Amidan mãn tính

Viêm họng Amidan mãn tính thường do nhiều lần viêm cấp tính tạo thành

Viêm Amidan mãn tính thường gặp nhiều hơn ở đối tượng trẻ vị thành niên và người lớn. Đặc biệt là người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm thì thường rất dễ gặp phải bệnh lý này. Ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh thường khởi phát âm thầm nhưng dai dẳng. Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm Amidan mãn tính thường là:

  • Hôi miệng kéo dài
  • Đau cổ họng
  • Khàn tiếng
  • Mất giọng
  • Khó nuốt
  • Vướng ở cổ họng
  • Ho khan
  • Khó thở
  • Ngưng thở khi ngủ (với những trường hợp phì đại Amidan)

Viêm Amidan mãn tính hầu như chỉ gây triệu chứng tại chỗ và ít khi phát sinh các triệu chứng toàn thân như sốt, sưng hạch bạch huyết hay mệt mỏi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bệnh thường tiến triển dai dẳng, dẫn đến hiện tượng phì đại Amidan (Amidan tăng kích thước) và hình thành sỏi Amidan.

>>> Xem thêm: Nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì? Cách trị tại nhà

Viêm Amidan có tự khỏi không?

Viêm Amidan có tự khỏi được không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm Amidan đều thuyên giảm nhanh khi được chăm sóc và điều trị cách. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc không biết viêm Amidan có tự khỏi được không? Theo các chuyên gia, nếu viêm Amidan do virus gây nên thì bệnh nhân không cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị, thay vào đó ta có thể tự chăm sóc, kiêng ăn uống đúng cách tại nhà thì bệnh có thể tự khỏi 7 - 10 ngày.

Tuy nhiên, với trường hợp bệnh viêm Amidan do vi khuẩn gây nên, bệnh nhân cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không can thiệp y tế kịp thời, viêm amidam lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi…

Ngoài ra, viêm Amidan có lây hay không thì câu trả lời là có. Đây là bệnh xảy ra do nhiễm virus và vi khuẩn, bệnh có thể lây nhiễm từ người qua người khi tiếp xúc với nước bọt và dịch đờm của người nhiễm bệnh. Vì vậy cần giữ khoảng cách khi giao tiếp, tránh hôn môi hay sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc các bệnh.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm được về bệnh viêm Amidan và biết được những dấu hiệu của bệnh để có thể kịp thời phát hiện nếu bản thân hoặc người nhà vô tình mắc bệnh.

Bạn đang xem: Dấu hiệu viêm amidan là gì? Viêm amidan có tự khỏi không?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết